Trung Nam Group sở hữu "khủng" lượng trái phiếu năng lượng
Từ vụ cháy tourbin điện gió thiệt hại hàng trăm tỷ đồng ở Đăk Lắk, đến việc doanh nghiệp kêu "chết lâm sàng" khi đơn vị thu mua dừng khai thác một phần công suất...; chợt giật mình rằng các nhà máy điện của Tập đoàn Trung Nam đang quá rủi ro khi phải cõng hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu vay nợ.
Dân tháo chạy khỏi... dự án của Trung Nam
Cách đây vài ngày (19/4), dự án Điện gió Ea Nam tại Đắk Lắk thuộc sở hữu của chủ đầu tư Trung Nam Group đã làm tourbin điện gió khiến thiệt hại gần trăm tỷ đồng do sự cố chập điện. Tourbin điện gió cao hơn 100 m trên địa bàn xã Ea Nam cháy ngùn ngụt, khói lửa nghi ngút nên lực lượng chức năng đã phải hỗ trợ cho những hộ dân sống gần khu vực xảy ra sự cố di dời đến nơi an toàn.
Trung Nam khẳng định quan trọng là phải làm sao vận hành các nhà máy tốt, đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT và các lãnh đạo của Trung Nam khẳng định
Dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 16.500 tỷ đồng, có tổng công suất 400 MW. Theo ghi nhận đây là cột điện gió thứ 2 cháy trên toàn Đông Nam Á và kỉ lục cả 2 lần đều thuộc về Việt Nam. Thực trạng này đang phản ánh rủi ro về công nghệ thiết bị cũng như hiệu quả đầu tư điện gió, năng lượng mặt trời tại Việt Nam, nhất là chủ đầu tư không phải "chính ngạch".
Trung Nam Group được biết tới là một trong nhưng tập đoàn tiên phong đi đầu về mảng năng lượng so với các tập đoàn khác như BIM Group, Phong Điện, TSV, Bamboo Capital, BRG... Với tổng số vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, cơ chế lãi vay hay thu mua điện đến quỹ đất được Nhà nước ưu ái lên tới hàng nghìn ha trải khắp các tỉnh Ninh Thuận, Trà Vinh, Đắk Lắk, Gia Lai.
Chỉ còn thiếu mỗi kinh nghiệm và công nghệ. Với nhà đầu tư lớn như Trung Nam thì điều đó có thể khắc phục được bằng việc hợp tác cùng đầu tư, chẳng hạn như bắt tay cùng các ngân hàng hay doanh nghiệp Trung Quốc. Trung Nam là đơn vị đi đầu trong việc đầu tư thiết bị hạ tầng cầu đường lớn nhất cả nước. Trong lĩnh vực năng lượng cũng vậy, tháng 5/2020, Tập đoàn Trung Nam và Công ty phát triển quốc tế Sany (Trung Quốc) ký kết hợp đồng mua thiết bị phục vụ các dự án năng lượng tái tạo với trị giá 67 triệu USD để mua 57 thiết bị cần trục, 23 cần trục lớn, vươn dưới 100 m và tải dưới 500 tấn và 23 cần trục vừa (dưới 50 m).
Tuy vậy, doanh nghiệp này có tiếng làm ẩu. Chẳng hạn như năm như tháng 7/2019, cần cẩu thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn bất ngờ đổ sập đè lên nhà dân khiến 3 người bên trong tháo chạy. Hoặc như vụ chập điện tại dự án Điện gió Ea Nam tại Đắk Lắk vừa qua là một ví dụ. Và dễ nhận thấy rằng, trong các vụ rủi ro xảy ra trực tiếp tại các dự án của Trung Nam, người dân quanh vụ vực đáng lo ngại hơn cả.
Tất nhiên, câu chuyện không hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư, rủi ro về thời tiết địa hình hay khí hậu nếu không tính toán được sẽ gây thiệt hại cho Chính phủ. Tài nguyên gió của Việt Nam chủ yếu nằm dọc theo bờ biển dài hơn 3000 km, và ở các vùng đồi núi, cao nguyên ở miền Bắc và miền Trung. Theo Bản Đồ Gió Toàn Cầu (GlobalWind Atlas) ước tính, hơn 39% diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s ở độ cao 65 m và hơn 8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 7 m/s.
Do vậy tại Việt Nam, tiềm năng gió ngoài khơi lớn hơn nhiều so với tiềm năng gió trên bờ do địa hình bờ biển dài và gió ngoài khơi thường có tốc độ cao, ổn định hơn. Hạ tầng cho điện gió ngoài khơi và lưới điện cũng ít bị hạn chế bởi vấn đề sử dụng đất. Hệ số công suất điện gió ở Việt Nam ước tính vào khoảng 36% cho khu vực trên bờ và 54% cho khu vực ngoài khơi. Có thể thấy, gió ngoài khơi có tốc độ ổn định hơn trong suốt cả năm so với gió trên đất liền. Tại các tỉnh như Ninh Thuận lượng gió lớn kéo dài trong 10 tháng, tuy nhiên do hạn chế đất liền nên lượng gió hạn hẹp vào buổi sáng không đủ để khiến các tourbin trong đất liền ở đây hoạt động hiệu quả, gần như lượng điện tới từ những nhà máy này chỉ hoạt động vào chiều gây ra không ít lãng phí về thời gian và tiền bạc.
Trong khi, dự án điện gió, điện mặt trời là những dự án tốn nhiều diện tích đất liền, không được tối ưu hóa, điển hình 1 cánh quạt cháy của Trung Nam ảnh hưởng tới những khoảng không xung quanh, cụ thể mỗi tourbin chiếm tới 0.4ha sẽ không thể hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực dưới cảnh quạt.
Vậy dự án điện năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và Trung Nam nói riêng là hiện đại hay chính là đi lùi? Các nước phương tây chuyển các cột điện gió ra biển từ những năm 90 để tận dụng tối đa diện tích đất liền, đem lại nguồn điện dồi dào vì suốt 24h đều có gió khởi động tourbin quạt. Châu Âu đã có tầm nhìn về năng lượng gió ngoài khơi và đã xây dựng các nhà máy điện gió ngoài khơi với công suất 25 GW trong vài thập kỷ qua. Hầu hết các quốc gia này đều đã gỡ bỏ các cột điện gió nằm sâu trong đất liền sau khi không đạt nhiều hiệu quả về kinh tế.
Vài năm trước khi Nhà nước công bố hỗ trợ giá FIT, bắt đầu nở rộ hàng loạt dự án năng lượng sạch bỏ bê các dự án cũ với niềm tin làm giàu nhờ bán điện. Mặc dù, các chuyên gia đã cảnh báo về loại hình này khi mà nguồn cung điện của EVN từ các nhà máy nhiệt điện và thủy điện vẫn đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng điện trên toàn cả nước.
Một bài học khác từ các quốc gia là việc lắp đặt các nguồn năng lượng tái tạo biến thiên này nhanh hơn so với việc xây dựng các giải pháp linh hoạt, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng của hệ thống lưới điện. Điều này có thể dẫn đến việc quá tải hệ thống, sản lượng điện phát bị cắt giảm và giai đoạn giá mua điện âm (khi các nhà cung cấp điện phải trả tiềncho người dùng điện, thường xảy ra khi nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo tăng cao trong khi nhu cầu giảm) không tối ưu.
Về những vấn đề nói trên, không phải giờ mới nhắc đến mà khi các doanh nghiệp trái ngành ồ ạt đầu tư nhà máy điện năng lượng tái tạo, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo rủi ro lớn. Nhưng, Trung Nam bỏ ngoài tai ý kiến hay tận dụng thời cơ để đón vốn hay đón ưu đãi?
Dự án năng lượng tái tạo còng lưng trả nợ
Ngoài Trung Nam, Bamboo Capital cũng là doanh nghiệp huy động khá nhiều trái phiếu năng lượng. Đơn cử như Bamboo Capital (BCG) đã phát hành trái phiếu, tăng đòn bẩy tài chính. Đầu năm 2022, BCG phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu cho Công ty TNHH Điện gió Đông Thành 2 vay 247 tỷ đồng và cho Công ty cổ phần BCG Wind Sóc Trăng vay 253 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án điện gió đang triển khai tại Trà Vinh và Sóc Trăng.
Hay như Bim Group giữa năm 2021 cũng huy động 200 triệu USD trái phiếu xanh, trong đó đưa dự án năng lượng tái tạo vào là mục tiêu phát hành.
Mới đây phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông báo dừng khai thác phần công suất không được hưởng ưu đãi giá FIT của 3 nhà máy điện thuộc sở hữu của Trung Nam Group trong đó bao gồm cả 450MW.
Phía Trung Nam cho rằng, dù thời gian qua dự án đạt hiệu suất cao với sản lượng điện phát lên lưới lớn nhưng doanh thu không bảo đảm trang trải cho nguồn thanh toán khoản vay do không được hưởng ưu đãi giá FIT nên chưa xác định giá bán điện cho phần công suất ngoài quy mô tích lũy 2.000MW.
Sau đó EVN đã quyết định tiếp tục khai thác phần công suất nói trên do Trung Nam cho rằng công ty đang gánh khoản nợ hàng chục nghìn tỷ đồng và không đảm bảo nguồn thu cho lao động.
Nói đến nợ của Trung Nam thì trái phiếu là một trong những nhóm nợ không nhỏ. SSI Research cho biết, ngành năng lượng và khoáng sản đứng top 3 phát hành trái phiếu năm 2021. Trong đó, Trung Nam Group nổi lên làm một hiện tượng đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Chỉ tính trong 2 năm 2020 và 2021, tập đoàn này đã huy động khoảng 23.000 tỷ đồng từ trái phiếu, với lãi suất trung bình từ 9,5%/năm, kỳ tính lãi trung bình 3 - 6 tháng/lần. Có thể nhìn thấy cứ sau 6 tháng số tiền lãi đặt trên vai Trung Nam group vào khoảng hơn 1000 tỷ đồng và đến khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính khoảng 3 năm thì khối nợ này đã lên tới gần 30.000 tỷ đồng.
Chẳng hạn tháng 6/2021, nhà băng này hỗ trợ Trung Nam Group phát hành trái phiếu, đồng thời là đơn vị quản lý tài sản đảm bảo và quản lý các tài khoản cho khoản phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5.106 ngày của Công ty CP Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 (thành viên của Trung Nam Group). Ngoài ra, còn thu xếp vốn cho Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thuận Nam công suất 450MW tại Ninh Thuận, Nhà máy Điện gió Đông Hải 1 công suất 100MW tại Trà Vinh của Trung Nam Group.
Trong điều kiện các nguồn thủy điện được khai thác gần hết, thì việc phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời là rất cần thiết và là xu thế của thế giới. Năng lượng mặt trời là dạng năng lượng “trời cho”, nhưng việc đầu tư không đồng bộ, không có cơ chế vận hành thích hợp, điện mặt trời có thể gây mất ổn định hệ thống điện, gây tụt áp, rã lưới...
Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, trong cuộc trả lời báo chí về sự ồ ạt trong đầu tư năng lượng tái tạo
Còn theo công bố của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, Trung Nam Group hiện là nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo phát hành trái phiếu nhiều nhất thị trường. Theo phương án tài chính của dự án, Trungnam Group sẽ hoàn trả các khoản vay từ tổ chức tín dụng để đầu tư bằng doanh thu bán điện từ nhà máy điện mặt trời 450MW (là nguồn thu duy nhất).
Trung Nam Group đã thế chấp nhiều tài sản tại các ngân hàng trong đó có cổ phần của các công ty điện mặt trời, điện gió được thế chấp tại Ngân hàng Quân Đội (MB). Hay các quyền và lợi ích từ dự án chống ngập tại TP.HCM được thế chấp tại BIDV. Doanh nghiệp cũng thế chấp loạt tài sản cho gồm: quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán điện của Dự án Nhà máy Điện Gió Ea Nam giữa Công Ty Cổ Phần Điện Gió Trung Nam Đắk Lắk 1 và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN); quyền được nhận số tiền bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm của Dự Án Nhà máy Điện gió Ea Nam; quyền quyền khai thác, quản lý Dự Án Nhà máy Điện gió Ea Nam…
Thực tế đây lại là một công ty đa ngành, ngoài năng lượng tái tạo, Trung Nam Group còn là nhà phát triển, đầu tư bất động sản, xây dựng…Nên nói là trái phiếu năng lượng nhưng thực tế dòng tiền đi đến đâu chỉ có lãnh đạo Trung Nam mới biết!
Thoáng nghĩ, khi các nhà máy năng lượng tái tạo không tối ưu như các nước phát triển, tốn đất, công nghệ mua của Trung Quốc, rủi ro chập điện trước hết gây nguy hiểm của người dân. Và đến khi, đầu ra điện mới có trục trặc, doanh nghiệp kêu không có tiền trả lương nhân công, nợ chục nghìn tỷ đồng. Thế mà, ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Trungnam Group vẫn cho rằng, không có gì phải áp lực vì khi vay họ thấy được dòng tiền, đầu ra và đảm bảo trong quá trình đầu tư.
Có điều, thực tế đã nhiều lần không như lời nói của lãnh đạo doanh nghiệp này. Chẳng hạn như Trungnam Group được dư luận chú ý với “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP HCM theo hình thức BT. Nhưng dự án bị chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm với lý do hết tiền. Hoặc câu chuyện nợ sổ hồng của khách hàng tại Dự án Golden Hills, nợ xấu tại Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) ... Thì khoản hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi 1.000 tỷ đồng/năm sẽ tính vào giá điện cho dân; và điều tối kỵ nhất nếu xảy ra thì nó thành bom trái phiếu nguy hiểm cho nền kinh tế.
Thất hứa như Trung Nam: Khách hàng vẫn mòn mỏi sổ hồng ở Golden Hills
Cách đây hơn 10 năm, tháng 8 - 9/2011, Trung Nam Group dính vào một vụ khiến xôn xao dư luận với hành vi ẩu đả với dân của 5 nhân viên thuộc dự án Golden Hills tại Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng. Trong số nhân viên nói trên còn có Nguyễn Tâm Lộc là em ruột của ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc dự án Golden Hills. Vụ việc trên đã “châm ngòi” khiến hàng ngàn người dân Hòa Liên kéo đến bao vây và đập phá khu nhà điều hành của dự án Golden Hills trong nhiều ngày liền và khiến chính quyền TP Đà Nẵng phải ngồi lại đối thoại với dân vùng giải tỏa.
Tới nay dự án Golden Hills City với hơn 342ha và khu đất đường Nguyễn Tất Thành nối dài (khu V50M dự án Golden Hills City) rộng 291.299m2 đều do Trung Nam Land (thuộc Tập đoàn Trung Nam) làm chủ đầu tư ở một số phân khu của các dự án vẫn chưa hoàn tất pháp lý và nghĩa vụ tài chính, nhưng các đơn vị phân phối đã rao bán, nhận tiền của khách hàng bằng hợp đồng vay vốn và hợp đồng cam kết giữ chỗ nhận quyền sử dụng đất.
"Sau khi ký các HĐ, chúng tôi đã đóng đủ số tiền, đã rất thiện chí và cảm thông. Chủ đầu tư cam kết ra sổ vào quý III-2019 nhưng đến nay gần 2 năm rưỡi vẫn chưa thực hiện được dù đã rất nhiều lần gia hạn thời hạn ra sổ làm ảnh hưởng đến việc dự định làm nhà ở, giao dịch đất của chúng tôi", khách hàng của Golden Hill cho biết.
Gần hết quý IV/2021, ông Lâm ký văn bản gửi khách hàng: “Mặc dù HĐ vay vốn đã hết thời hạn cho vay nhưng Trung Nam vẫn tiếp tục thực hiện hình thành QSDĐ để chuyển nhượng và bàn giao sổ cho khách. Việc tính lãi sẽ được áp dụng theo điều 3.1 tại HĐ vay vốn đã được 2 bên ký kết. Thời hạn chuyển nhượng và bàn giao sổ hồng, Trung Nam dự kiến trong quý II-2022".
Đã hết quý I/2022, Trung Nam vẫn chưa bàn giao được sổ cho khách và tiếp tục mời các khách hàng làm việc vào tháng 4-2022. Chủ đầu tư đã nhiều lần xin gia hạn thời gian bàn giao sổ với những lý do khác nhau.
Cũng tại dự án tai tiếng này, Trung Nam Group được biết đến với vụ doanh nghiệp kiện đòi UBND TP. Đà Nẵng hơn 2.000 tỷ đồng. Xuất phát của vụ việc là do UBND TP. Đà Nẵng công bố danh sách các doanh nghiệp nợ tiền thuế đất. Trong danh sách này, Trung Nam Group nợ gần 300 tỷ đồng tiền thuế của 2 dự án Khu đô thị Golden Hills và Dự án vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.