Chuyên mục


Trái phiếu mới 'trả nợ' trái phiếu cũ

28/02/2022 10:32 (GMT +7)

60% trái phiếu đang lưu hành trên thị trường sẽ đáo hạn 2023-2024. Dịch bệnh diễn ra hai năm qua khiến hoạt động kinh doanh khó khăn, ảnh hưởng đến dòng tiền và cân đối tài chính của doanh nghiệp.

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Khang, Trưởng phòng khối dịch vụ xếp hạng tín nhiệm FiinRatings, FiinGroup đưa ra tại Triển vọng đầu tư 2022 – FiinGroup Invest Summit.

Đầu tiên, 60% trái phiếu đang lưu hành trên thị trường sẽ đáo hạn 2023-2024. Dịch bệnh diễn ra hai năm qua khiến hoạt động kinh doanh khó khăn, ảnh hưởng đến dòng tiền và cân đối tài chính của doanh nghiệp. Theo đó áp lực phát hành mới để tái tài trợ cho các khoản nợ đến hạn sẽ lớn. 

Chi tiêu cho tài sản hai năm qua cũng thấp hơn bình quân 5 năm, đặc biệt là nhóm ngành bất động sản. Vì vậy, lực dẫn thứ hai sẽ đến từ các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn để xây mới và hoàn thiện các dự án đã được chi nhiều cho tiền xây dựng khi hoạt động giãn cách được nới lỏng, nền kinh tế khôi phục.

Theo chuyên gia, nền lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay sẽ nhỉnh hơn năm trước. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang tăng trở lại

Theo chuyên gia, nền lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay sẽ nhỉnh hơn năm trước. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang tăng trở lại

Theo ông Khang, nền lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay sẽ nhỉnh hơn năm trước. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang tăng trở lại. Cộng thêm những thay đổi về hành lang pháp lý như Thông tư 16 thắt chặt tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng thương mại về điều kiện để tham gia mua bán trái phiếu doanh nghiệp; dự thảo sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ khiến hồ sơ phát hành khó khăn hơn, tác động đến các doanh nghiệp có năng lực tín dụng và hồ sơ không được hoàn chỉnh, đầy đủ. Tổ chức phát hành muốn chào bán thành công, suôn sẻ sẽ phải nâng lãi suất lên mức cao.

 

Năng lực tín dụng của doanh nghiệp chưa niêm yết thường yếu hơn so với các doanh nghiệp niêm yết. Kết luận này đúng nhưng chưa đủ.

Đối với nhóm chưa niêm yết, phần lớn là doanh nghiệp dự án, chưa có lịch sử tín dụng và kinh doanh, cần hai điều kiện gồm tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán từ công ty mẹ/các công ty liên quan liên kết để phát hành trái phiếu. 

ông Lê Hồng Khang – Trưởng phòng khối dịch vụ xếp hạng tín nhiệm FiinRatings

Thị trường trái phiếu trở thành một trong những kênh dẫn vốn chính bên cạnh các kênh truyền thống như huy động vốn cổ phần từ thị trường chứng khoán hay vay trung dài hạn từ các ngân hàng thương mại. Nhìn rộng ra quy mô thị trường trái phiếu mới chiếm 15% GDP, trong khi con số này tại một số quốc gia trong khu vực như Singapore gần 40% và Malaysia hơn 50%. Như vậy, dư địa tăng trưởng của thị trường còn rất lớn.

Nhóm thông tin chính nhà đầu tư cần lưu ý trước khi tham gia thị trường này gồm đơn vị phát hành trái phiếu, đợt phát hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh thanh toán và điều khoản khác trên hợp đồng.

Từ số liệu thống kê năm 2021 cho thấy, khoảng 50% giá trị phát hành không có tài sản đảm bảo, phần còn lại chủ yếu đảm bảo bằng cổ phiếu và bất động sản. Đối với tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay, nhà đầu tư cần nắm rõ đơn vị định giá là ai, hoạt động trong lĩnh vực này bao nhiêu năm. Với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, nhà đầu tư cân nhắc cổ phiếu niêm yết hay không, giá trị cổ phiếu cũng sẽ giảm và thiếu thanh khoản khi doanh nghiệp có vấn đề.

Theo FiinRatings, khi đánh giá năng lực tín dụng không chỉ dừng lại đánh giá của tổ chức phát hành mà cần đánh giá cả tổ chức đứng ra bảo lãnh. Trong một số trường hợp, mức sử dụng đòn bẩy nợ vay của công ty đứng ra bảo lãnh gần như chạm trần nên họ sẽ dùng công ty dự án để vay nợ. Do đó, những con số này không xuất hiện trên cân đối kế toán. Vì vậy, những trái phiếu có bảo lãnh từ công ty mẹ có đòn bẩy tài chính sát trần chưa chắc an toàn hơn trái phiếu không có bảo lãnh.

Để đánh giá chất lượng nhà phát hành, một số tiêu chí tài chính cơ bản cần lưu ý có thể kể đến như đòn bẩy tài chính, hệ số chi trả lãi vay, khả năng chi trả nợ gốc. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần lưu ý với cam kết mua lại từ tổ chức phát hành hoặc đơn vị phân phối. Thông thường là cam kết từ đơn vị phân phối, mua lại trái phiếu đến thời điểm nhất định hoặc chuyển nhượng chéo với nhà đầu tư có nhu cầu khác.

Nếu tổ chức phát hành thanh toán đều đặn lãi, gốc vay thì sẽ không có rủi ro thanh khoản. Nhưng sự kiện tiêu cực xảy ra cps thể khiến doanh nghiệp không chi trả được nợ gốc lãi, điều này khiến giá bán giảm sâu hoặc không tìm được người mua lại. Thời điểm này, đơn vị phân phối chưa chắc nhận mua lại, vì cam kết mua lại chỉ là tương đối, không chắc chắn.

Phúc Khôi
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.