Chuyên mục


Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình

14/11/2024 15:58 (GMT +7)

Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cao tốc đi qua tỉnh Nam Định, Thái Bình dài 60 km, quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 19.700 tỷ đồng dự kiến được khởi công xây dựng năm 2025.

Cao tốc đi qua tỉnh Nam Định, Thái Bình dài 60 km, quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 19.700 tỷ đồng dự kiến được khởi công xây dựng năm 2025.

Dự án cao tốc Nam Định - Thái Bình vừa được phê duyệt với tổng chiều dài 60,9 km, trong đó đoạn qua Nam Định dài 27,6 km và đoạn qua Thái Bình dài 33,3 km. Tuyến đường có điểm đầu tại cầu vượt sông Đáy thuộc xã Nghĩa Thái (Nghĩa Hưng, Nam Định) và điểm cuối tại nút giao giữa quốc lộ 37 mới và đường ven biển thuộc xã Thụy Trình (Thái Thụy, Thái Bình). Dự án được thiết kế với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, nền đường rộng 24,5m và vận tốc thiết kế 120 km/h.

Trên toàn tuyến sẽ xây dựng 23 cầu, trong đó đáng chú ý nhất là cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình và Nam Định với chiều dài 1,1 km, cùng nhiều cầu vượt qua quốc lộ và các nút giao khác. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, dự án bố trí hai trạm dừng nghỉ tại huyện Trực Ninh (Nam Định) và huyện Kiến Xương (Thái Bình).

Tổng mức đầu tư của dự án là 19.780 tỷ đồng, bao gồm cả lãi vay. Trong đó, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án sẽ thu xếp 52% tổng vốn để xây dựng công trình, phần còn lại 47% là vốn nhà nước để xây dựng hạ tầng và hỗ trợ tái định cư. Dự kiến tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước vào quý IV/2024, khởi công năm 2025 và hoàn thành vào năm 2027.

Trong quy hoạch tổng thể, cao tốc Nam Định - Thái Bình có vai trò quan trọng trong việc kết nối các tỉnh nam sông Hồng và bắc miền Trung với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, đồng thời kết nối các tỉnh duyên hải vùng đồng bằng sông Hồng. Tuyến đường này sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng phía nam đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, liên kết đồng bộ với hệ thống cao tốc Bắc Nam, Hà Nội - Hải Phòng, các quốc lộ 10, 1, 21, 37 mới và kết nối với cảng hàng không quốc tế Cát Bi, sân bay quốc tế Vân Đồn, các cảng biển, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và giảm chi phí logistics.

Thảo Anh
Quảng Ninh, điểm đến hấp dẫn vốn ngoại
Với sự kết hợp giữa vị trí địa lý chiến lược, hạ tầng hiện đại, nguồn tài nguyên phong phú và chính sách ưu đãi, tỉnh Quảng Ninh đã trở thành điểm sáng trên bản đồ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

Chuyên gia chỉ ra 4 lý do khiến thị trường mua bán ô tô tăng đột biến so với cùng kỳ
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, số lượng xe bán ra trong tháng 10 năm 2024 tăng tới 53% so với cùng kỳ 2023.

Tăng kỷ cương trong giải ngân vốn công
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 542/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp Tổ công tác số 5 về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hằng năm tại các bộ, cơ quan và địa phương.

Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn
Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025
Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025.

Hà Tĩnh sắp có nhà máy sản xuất ô tô điện 7.300 tỷ đồng
Dự án Nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh do Công ty CP Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, có tổng vốn 7.300 tỷ đồng. Công suất thiết kế của dự án là 400.000 xe/năm.

Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.