Chuyên mục


Đề xuất điều chỉnh hợp đồng BOT Dự án đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình

23/11/2023 11:52 (GMT +7)

Banduong.vn trước đó có bài viết “Dự án đường bộ ven biển Hải Phòng – Thái Bình nằm chờ giải cứu!?”. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình dài 29,7km được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (BOT) đang rơi vào bế tắc.

Trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan của địa phương, UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản số 2482/UBND-GT báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh lãi suất vốn vay Hợp đồng BOT Dự án đường ven biển nối Hải Phòng - Thái Bình theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 và Khoản 3, Điều 26 Thông tư số 88/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Cầu qua sông Văn Úc, hạng mục quan trọng và khó khăn nhất của Dự án đã cơ bản hoàn thành.

Cầu qua sông Văn Úc, hạng mục quan trọng và khó khăn nhất của Dự án đã cơ bản hoàn thành.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư được UBND TP Hải Phòng phê duyệt với quy mô đầu tư xây dựng: Tổng chiều dài tuyến 29,7km, trong đó, đoạn qua địa bàn Hải Phòng dài 20,782km; đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình dài 8,925km. Địa điểm xây dựng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao đường tỉnh 353 khu vực ngã ba Đồng Nẻo (Km11+800 tỉnh lộ 353) thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Điểm cuối trên Quốc lộ 37 mới (đang thi công, Km2+384,15), khớp nối với đoạn tuyến thuộc Dự án đường ven biển qua địa bàn tỉnh Thái Bình, thuộc địa phận huyện Thái Thụy.

Tổng vốn đầu tư của Dự án là 3.768.885 triệu đồng từ nguồn vốn nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu; vốn vay; vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương. Trong đó, vốn nhà nước tham gia thực hiện Dự án lấy từ nguốn vốn trái phiếu Chính phủ 720 tỉ đồng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Dự án thu hồi vốn thông qua thu phí 23 năm.

Chủ đầu tư Dự án là Liên danh Tổng công ty Xây dựng Số 1- CTCP (CC1) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bùi Vũ. Doanh nghiệp được Chủ đầu tư giao trực tiếp quản lý, triển khai thực hiện dự án là Công ty TNHH Đầu tư đường ven biển Hải Phòng.

Dự án được khởi công ngày 13/5/2017, dự kiến hoàn thành trong năm 2019. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn liên quan đến vật liệu san lấp, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nguồn vốn của chủ đầu tư, nên dự án không thể “về đích” đúng hẹn. Đến cuối tháng 10/2023, dự án vẫn trong tình trạng dở dang, nhiều hạng mục “đắp chiếu” hoặc thi công cầm chừng.

Đến nay, giá trị xây lắp của Dự án đường ven biển nối Hải Phòng - Thái Bình ước đạt 1.746/2.465 tỷ đồng, bằng gần 71% chi phí xây dựng.

Theo thông tin của UBND TP Hải Phòng, khó khăn lớn nhất là trong quá trình triển khai Dự án đường ven biển nối Hải Phòng - Thái Bình là đã có những vướng mắc, bất cập liên quan đến áp dụng quy định về lãi suất vốn vay dẫn đến có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất doanh nghiệp dự án phải hạch toán với bên cho vay và lãi suất được quyết toán theo quy định của hợp đồng BOT. Cụ thể bên cho vay là TPBank (Ngân hàng Thương mại CP Tiên Phong) và CC1 (Tổng công ty Xây dựng Số 1- CTCP).

Việc chưa điều chỉnh lãi suất vốn vay dẫn đến rủi ro rất lớn cho chủ đầu tư. Vì thế, chủ đầu tư Dự án đường ven biển nối Hải Phòng - Thái Bình đã có văn bản số 150/HPRC-DA về việc dừng thực hiện Hợp đồng BOT số 68/HĐ.BOT cho đến khi các bên thương thảo, đàm phán điều chỉnh lãi suất vốn vay, nguyên tắc xác định vốn vay.

Đến nay, UBND TP Hải Phòng vẫn đang chờ sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh lãi suất vốn vay Hợp đồng BOT Dự án đường ven biển nối Hải Phòng - Thái Bình.

Tâm Vũ
Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.

Thông quan lối chuyên dụng ở cửa khẩu Hữu Nghị
Từ ngày 1/8 tới đây, phương thức giao nhận hàng hóa, xuất nhập cảnh qua các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan, Tân Thanh - Pò Chài; Cốc Nam - Lũng Nghịu.

Vietnam Airlines dẫn đầu về tỷ lệ bay đúng giờ
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đạt tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cao nhất ngành hàng không nội địa trong 6 tháng đầu năm 2024, với 84,1% chuyến bay cất cánh đúng giờ.

Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn báo lãi tăng 39%
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS) vừa công bố BCTC quý 2/2024 với doanh thu thuần 264 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. 

Hàng không tạo đà, du lịch bứt tốc
Cùng với sự mở rộng đường bay và đa dạng hóa sản phẩm của các hãng hàng không, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ với dự đoán sẽ đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, tăng 40% so với năm ngoái.