Chuyên mục


Tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng mang nhiều kỳ vọng

30/10/2023 11:52 (GMT +7)

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định về việc giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Theo đó, Ban quản lý dự án đường sắt được giao tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với mục tiêu là bảo đảm kết nối liên thông với mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế.

Thời gian thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng năm 2023 – 2025.

ga hp2

Tàu hỏa chở khách đang vào ga Hải Phòng. Ảnh: Ga Hải Phòng

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nêu trên căn cứ theo Quyết định số 1769/QĐ – TTg về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có chiều dài 380 km, khổ đường 1.435 mm, với điểm đầu tại ga Lào Cai, điểm cuối tại cảng Lạch Huyện – Hải Phòng.

Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ giúp các cơ quan chức năng làm rõ thêm chi phí đầu tư, tính khả thi tài chính và tác động của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trước khi quyết định đầu tư.

Ông Đặng Tiến Mạnh, nguyên Trưởng ga Hải Phòng, một cán bộ kỳ cựu trong ngành đường sắt cho rằng, tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang được nghiên cứu sẽ khắc phục hạn chế của hệ thống đường sắt Việt Nam, đặc biệt nâng khổ đường lên đạt tiêu chuẩn quốc tế 1,435 mét tạo điều kiện kết nối, hòa mạng đường sắt quốc tế. Tuyến đường sau khi được xây dựng sẽ kết nối hệ thống Cảng biển Hải Phòng với khu vực phía Nam Trung Quốc rộng lớn.

Về hệ thống đường sắt và nhà ga Hải Phòng hiện hữu sẽ không có trong tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tương lai sẽ vẫn được giữ lại và trở thành đường sắt đô thị Hải Phòng, ông Mạnh cho biết thêm.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối từ Lào Cai đến ga Nam Hải Phòng, dài khoảng 380km (kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện), đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; lộ trình đầu tư đến năm 2030 và sau năm 2030.

Hiện Cục Đường sắt VN đang lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, theo đó sẽ kết nối từ ga Nam Hải Phòng đến ga Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến từ Lào Cai đến ga Nam Hải Phòng nghiên cứu trước. Sau khi quy hoạch tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt, có thể tách đoạn từ ga Nam Hải Phòng - ga Cái Lân, dài khoảng 60 km thành dự án riêng để nghiên cứu đầu tư xây dựng.

Dự kiến, tàu sẽ chạy từ ga Lào Cai là điểm đầu, qua Hà Nội, ga Nam Hải Phòng (ga lập tàu) và điểm cuối là ga Hạ Long (cho tàu khách), ga Cái Lân (cho tàu hàng) trên địa phận của tỉnh Quảng Ninh. Đoạn từ Nam Hải Phòng đi cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Đồ Sơn sẽ chạy tàu theo phương thức đường nhánh.

Ga Hải Phòng được người Pháp xây dựng cách đây hơn một trăm năm là một công trình kiến trúc đẹp ở Hải Phòng. Ảnh: Ga Hải Phòng

Ga Hải Phòng được người Pháp xây dựng cách đây hơn một trăm năm là một công trình kiến trúc đẹp ở Hải Phòng. Ảnh: Ga Hải Phòng

Mục tiêu của dự án nhằm bảo đảm kết nối liên thông với mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế qua Trung Quốc; đảm bảo trung chuyển thuận tiện với các phương thức vận tải khác. Tuyến đường sắt có vai trò là một trong các trục giao thông chính trên hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực phía Bắc, đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Cụ thể, tuyến đường sắt khi hình thành sẽ kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện, phía Bắc kết nối với đường sắt Trung Quốc tại Lào Cai, đảm bảo tàu có thể chạy thẳng vào hệ thống đường sắt Côn Minh - Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). Định hướng giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối từ Hải Phòng tới ga Cái Lân (Quảng Ninh).

Trước đó, năm 2018, với sự hỗ trợ vốn ODA của Trung Quốc, Công ty hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 Đường sắt Trung Quốc đã thực hiện lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Trung Quốc.

Theo nghiên cứu trên, tổng chiều dài toàn tuyến phía Việt Nam khoảng hơn 390 km (chỉ đi chung tuyến hiện có khoảng 12 km, còn lại làm mới), đường sắt đơn khổ ray 1.435 mm, kết hợp tàu khách và hàng, tốc độ chạy tàu 160 km/h, với 15 đôi tàu/ngày. Tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) ước khoảng 100.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, được biết, từ tháng 5-2005, Bộ Giao thông vận tải khởi công dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân với tổng mức đầu tư 7.665 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Đây là tuyến đường sắt đầu tiên có tốc độ thiết kế 120km/h được triển khai thi công ở Việt Nam, dự án được kỳ vọng trở thành một trong những tuyến động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tham gia kết nối hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyến đường sắt này đến nay vẫn xây dựng dở dang, đắp chiếu không hoạt động.

Với quy hoạch mới lần này, hy vọng những bất cập như nêu ở trên sẽ được khắc phục, loại bỏ!

Tâm Vũ
Xăng giảm giá, vàng SJC 'bứt tốc' lập đỉnh mới
Tình hình xăng dầu và vàng trong nước ngày 9/5/2023 đã có những diễn biến đáng chú ý, thu hút sự quan tâm của người dân và giới đầu tư.

3 ngân hàng cấp hạn mức tín dụng dự án sân bay Long Thành
Ba ngân hàng Vietcombank, VietinBank và BIDV thu xếp vốn cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV vay 1,8 tỷ USD trong vòng 20 năm để thực hiện dự án sân bay Long Thành.

11 dự án thay đổi diện mạo giao thông Thủ đô
Hà Nội được giao nhiệm vụ nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 10 dự án đầu tư công và 1 dự án tư theo hình thức PPP nhằm giảm ùn tắc và thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô, trong đó có dự án đường trên cao Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.

Đề xuất quy định mới về dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.

Bắc Ninh thu hút thêm 997 triệu USD vốn đầu tư
Trong 4 tháng đầu năm 2024, các KCN Bắc Ninh thu hút đầu tư được 997,1 triệu USD vốn đầu tư FDI và hơn 3601 tỉ đồng vốn trong nước.

Giá vàng 'vượt mốc' kỷ lục khi lần thứ 3 huỷ thầu
Giá vàng trong nước leo thang chóng mặt mỗi khi có phiên đấu thầu, bất chấp xu hướng giảm giá trên thị trường thế giới. Phiên giao dịch ngày 3/5 một lần nữa chứng kiến cảnh tượng tương tự, khi giá vàng miếng SJC lập kỷ lục mới trong bối cảnh phiên đấu thầu vàng diễn ra cùng ngày bị huỷ bỏ.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương triển khai một loạt các giải pháp quan trọng về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.