Chuyên mục


Thu phí tự động: Minh bạch nguồn thu ở sân bay

27/02/2024 12:37 (GMT +7)

Trung bình 1 ngày có khoảng từ 16.000 - 20.000 lượt phương tiện qua trạm thu phí sân bay Nội và Tân Sơn Nhất, con số này gấp hơn 2 lần số lượng trung bình phương tiện giao thông qua một trạm thu phí đường bộ.

Vận tải là một trong những ngành tiên phong “mở đường” đổi mới trong điều hành, chuyển đổi số. Điển hình là hệ thống thu phí không dừng đường bộ đã được triển khai lắp đặt, đưa vào vận hành đồng bộ trên toàn quốc. Đến nay, đã có 90% số phương tiện cả nước mở thẻ, số lượng giao dịch thông qua hệ thống thu phí không dừng chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch qua các trạm thu phí.

Khai thác cảng biển cũng không đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp tham gia, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xe qua cổng tự động được nhận dạng; thanh toán không dùng tiền mặt; thời gian thực hiện các lệnh, thủ tục điện tử, xác nhận vị trí container được tính bằng giây... là những tiện ích các doanh nghiệp cảng biển mang đến phục vụ khách hàng. 

Tuy nhiên, các trạm thu phí ô tô vào sân bay trên cả nước vẫn phải trả tiền mặt, đặc biệt sân bay lớn Tân Sơn Nhất, Nội Bài. Việc duy trì thu phí thủ công ở các sân bay đã và đang gây ra ùn tắc nhất là các dịp cao điểm, lễ tết, là nỗi ám ảnh của các tài xế xe dịch vụ lẫn taxi truyền thống.

Trung bình 1 ngày có khoảng từ 16.000-20.000 lượt phương tiện qua trạm thu phí sân bay Nội và Tân Sơn Nhất, con số này gấp hơn 2 lần số lượng trung bình phương tiện giao thông qua một trạm thu phí đường bộ. 

Kẹt xe đoạn trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Gia Minh

Kẹt xe đoạn trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Gia Minh

Về phí dịch vụ, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) thu phí dịch vụ với phương tiện đón, trả khách theo hai nhóm sân bay. Với Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, xe ra vào trong 10 phút mỗi lượt thu 10.000 đồng xe dưới 9 chỗ, 15.000 đồng xe 10 - 30 chỗ, 25.000 đồng xe từ 30 chỗ trở lên. Ở các sân bay còn lại thu phí ô tô dưới 9 chỗ 5.000 đồng, 10 - 16 chỗ 10.000 đồng, 16 - 29 chỗ 15.000 đồng và từ 30 chỗ trở lên 25.000 đồng. Xe vào sân bay quá 10 phút sẽ tính thêm mức phí dịch vụ sân đậu ô tô.

Đáng nói, sau khi đã đóng tiền ở trạm thu của tại sân bay Tân Sơn Nhất, lái xe đi thêm khoảng gần 15m nữa sẽ lại phải dừng lần 2 để nhân viên trạm thu phí ra vào sân bay kiểm tra lại hóa đơn. Nghĩa là để đón được khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đi ra, các xe taxi phải đi qua 2 trạm thu phí, cách nhau chưa đầy 10 phút. Mỗi chuyến xe công nghệ khi vào đón khách ở sân bay phải trả phí 25.000 đồng, trong đó 15.000 đồng phí cho Công ty cổ phần đầu tư TCP - đơn vị vận hành nhà giữ xe máy, ô tô và kinh doanh dịch vụ hàng không. Phần còn lại là phí của sân bay Tân Sơn Nhất. Trong khi khoản phí này hành khách đi xe công nghệ sẽ phải trả.

Cũng tại khu vực đón xe công nghệ, nhiều thời điểm lưu lượng khách đông, ô tô chen nhau gây lộn xộn, lực lượng nhân viên phải dồn xuống điều tiết xe. Điều này đã gây ra tình trạng ùn ứ, xe ô tô thường xuyên phải chờ đợi lâu tại các vị trí trạm thu phí.

Được biết, thí điểm thu phí tự động ở sân bay đã từng bất thành. Trước đó vào dịp Tết năm 2023, ACV cùng phối hợp Công ty cổ phần dịch vụ Epay thí điểm làn thu phí tự động ở Tân Sơn Nhất. Ở làn xe hướng ra sân bay có sáu trạm thu phí Epay lắp đặt đầu đọc RFID, camera nhận diện, máy quét laser để phát hiện và phân tách xe. Thời điểm đó, có hai làn xe 5, 6 thực hiện thí điểm áp dụng thu phí không dừng. 

Epay giới thiệu thiết bị và cơ chế hoạt động thu phí như ETC như trên cao tốc, nhưng ở Tân Sơn Nhất có bổ sung thêm các hình thức thu phí không tiền mặt: Tap&Go (thẻ ngân hàng, QR code, ví điện tử). Việc đa dạng các hình thức thanh toán giúp giảm tối đa thời gian dừng đỗ khi trả phí xuống còn dưới 5 giây/giao dịch và các bất tiện khi dùng tiền mặt cho chủ phương tiện và đơn vị quản lý.

Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động thường xuyên gặp lỗi. Ô tô qua làn thu phí không dừng vẫn phải dừng trả tiền mặt. Thí điểm gần như bất thành. Nhiều tài xế vẫn than phiền ùn tắc tại cổng ra sân bay Tân Sơn Nhất bởi các trạm thu phí bằng tiền mặt. Có thời điểm ô tô nối đuôi dài chờ được trả phí để ra sân bay. 

Với tình trạng ùn tắc đang diễn ra tại các sân bay, Bộ GTVT nhận thấy triển khai thu phí không dừng tại các cảng hàng không, sân bay trên nền tảng hệ thống thu phí không dừng đường bộ đang triển khai là cần thiết, khả thi nên đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.

Trao đổi bên lề Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 của Cục Đường bộ Việt Nam vào sáng 25/12, ông Tô Nam Toàn, Trưởng phòng Khoa học công nghệ môi trường và Hợp tác quốc tế (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, hiện Cục Đường bộ Việt Nam đang phối hợp với ACV và 2 nhà cung cấp dịch vụ là Công ty VDTC và Công ty TNHH Thu phí tự động VETC (VETC) triển khai dịch vụ thu phí không dừng tại các cảng hàng không, sân bay. 

Bộ GTVT đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ để triển khai trước ở ba sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và kỳ vọng có thể triển khai trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp tới.

Đối tượng thu phí tại các trạm thu phí là các xe ô tô ra vào khu vực đón trả khách trong khoảng thời gian nhất định tùy theo từng cảng hàng không, sân bay. Như vậy, dịch vụ thu phí không dừng tại các trạm thu phí đường bộ và trạm thu phí sân bay, cảng hàng không có cùng đối tượng thu phí là các phương tiện ô tô đi qua trạm thu phí.

Tuy nhiên, đặc thù giữa thu phí ETC đường bộ khác thu phí ETC sân bay ở việc tính theo thời gian xe đỗ, đặc biệt là thu phí tại sân bay Tân Sơn Nhất mô hình khá phức tạp khi có những xe vào nhà xe gửi, có xe vào trả khách không đỗ sẽ không phải thu tiền. 

Tính đến thời điểm 26/12, việc triển khai thu phí không dừng tại các sân bay vẫn đang chờ các thủ tục pháp lý vì theo Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ thì tài khoản ETC chỉ thực hiện cho đường bộ nên khi mở rộng dịch vụ sang thu phí ETC sân bay cần có sự điều chỉnh.

Trước đó, ngày 27/11, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) phê duyệt báo cáo đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án thu phí tự động áp dụng tại 5 cảng hàng không bao gồm: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Phú Bài và Tân Sơn Nhất. Sau khi lựa chọn được nhà thầu và ký hợp đồng trong năm, hệ thống thiết bị sẽ được lắp đặt sau 180 ngày.

Dư kiến tổng vốn đầu tư hơn 214 tỷ đồng bằng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa, đồng bộ các hệ thống thu hiện hữu tại các cảng. Hệ thống này giúp giảm ùn tắc giao thông tại các lối ra, vào sân bay, tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Hệ thống ETC tại sân bay sẽ theo hướng tích hợp, có thể sử dụng luôn thẻ ETC đường bộ để qua làn thu phí của sân bay mà không cần dán thêm thẻ hay phát sinh thêm thủ tục. Bộ GTVT dự kiến áp dụng thu phí điện tử không dừng nhiều dịch vụ mới như phí cảng biển, bãi đỗ xe, bảo hiểm, đăng kiểm…

Cũng theo VETC, sau 1 tháng ra mắt phiên bản mới dưới hình thức Ví điện tử dành cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ thu phí không dừng (ETC), ứng dụng Ví điện tử VETC đã ghi nhận gần 1 triệu lượt tải và khoảng 250.000 lượt sử dụng nhằm thanh toán cho các dịch vụ thu phí không dừng, thanh toán xăng dầu không tiền mặt, dịch vụ đổi E-Tag, chuyển tiền giữa các ví VETC. Trong tương lai gần, người dùng ứng dụng VETC cũng có thể sớm sử dụng đầy đủ các dịch vụ thanh toán do VETC phát triển như bảo hiểm xe, thấu chi tài chính.

Thu phí tự động không dừng giúp giảm thiểu sử dụng tiền mặt, giúp kiểm soát tốt hơn tình hình thu phí đối với ô tô vào cảng hàng không. Công nghệ này cũng là bước đầu ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ để mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như phân luồng, kiểm soát và điều tiết giao thông từ xa và giám sát toàn bộ hệ thống giao thông trên phạm vi tiểu vùng và khu vực, tích hợp việc kiểm soát, điều phối giao thông với các chức năng quản lý đô thị khác. Rõ ràng, thu phí không dừng là một bước đi quan trọng trong toàn bộ quá trình chuyển đổi cảng hàng không/sân bay hiện nay thành thông minh và rộng hơn đó chính là đô thị thông minh.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thu phí tự động mang lại thì cũng có những chủ thể gặp khó khăn như một số lao động dôi dư cần giải quyết việc làm. Các cảng hàng không/sân bay cũng cần dành kinh phí đầu tư thêm trang thiết bị, tổ chức lại hệ thống hoạt động và phục vụ. 

Người tham gia giao thông, trước hết là các chủ phương tiện tham gia giao thông cũng cần làm quen với cách vận hành của hệ thống, cách thức nộp phí tự động đặc biệt là những lái xe không chuyên nghiệp và người tham gia giao thông không thường xuyên đi ra, vào cảng hàng không/sân bay.

Hồng Mến
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.