Chuyên mục


Thu hồi đất để mở rộng đường Nguyễn Tuân

13/10/2024 21:22 (GMT +7)

Hơn 30 hộ dân ở quận Thanh Xuân sẽ bị cưỡng chế, thu hồi đất để thi công mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, vốn khoảng 400 tỷ đồng.

Đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân. Ảnh: HC

Đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân. Ảnh: HC

Ông Đinh Văn Hải, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, UBND quận Thanh Xuân chuẩn bị tổ chức cưỡng chế thu hồi đất những hộ dân không đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Tuân.

Cũng theo ông Hải, để thực hiện dự án, quận Thanh Xuân sẽ tiến hành thu hồi 14.334m2 đất, liên quan đến 11 tổ chức và 160 hộ gia đình, cá nhân. Tính đến hết ngày 12/10, 11/11 tổ chức, 129/160 hộ dân đã bàn giao mặt bằng cho dự án. Còn lại 31 hộ dân vẫn chưa đồng thuận.

Trong ngày 13/10, nếu các hộ dân không phối hợp bàn giao mặt bằng, quận Thanh Xuân sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo kế hoạch đã ban hành.

Đây là tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Ảnh: HC

Đây là tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Ảnh: HC

Dự kiến, lực lượng chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất đối với 11 hộ dân trong ngày 14/10 và 20 trường hợp còn lại vào ngày 15/10. Sau khi hoàn thành thu hồi đất, UBND quận Thanh Xuân sẽ bàn giao mặt bằng cho nhà thầu triển khai thi công mở rộng đường Nguyễn Tuân sau nhiều năm chậm trễ.

Dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt vào năm 2018, với tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Đến năm 2020, UBND quận Thanh Xuân tiếp tục phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự án tại Quyết định số 1928/QĐ-UBND. Công trình dài 720m, điểm đầu giao với đường Nguyễn Trãi, điểm cuối đến ngõ 162 Nguyễn Tuân, được mở rộng mặt cắt ngang lên 21m, gồm phần lòng đường rộng 15m và 2 bên lề rộng 3m.

Dự kiến ban đầu, quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ phê duyệt tất cả các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Đến giữa năm 2023 sẽ tiến hành thi công dự án và hoàn thành mở rộng tuyến đường sau 1 năm.

Một số hộ dân đã chủ động tháo dỡ. Ảnh: HC

Một số hộ dân đã chủ động tháo dỡ. Ảnh: HC

Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn khiến dự án đến nay vẫn chưa thể thi công mở rộng. Đây là tuyến đường quan trọng kết nối hai trục hướng tâm là Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương. Mặt đường nhỏ hẹp, nhiều năm chưa được mở rộng khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Những ngày qua, nhiều hộ dân sinh sống trên đường Nguyễn Tuân đã tháo dỡ công trình, bàn giao mặt bằng cho dự án.

Đức Mạnh
Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, mạng đường sắt quốc tế; các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng.