Chuyên mục


Taxi truyền thống đã có "lối về"

26/07/2022 06:49 (GMT +7)

Chuyện tài xế công nghệ bán xe trả góp, bỏ về quê làm thợ xây hay công nhân có thể dễ gặp thường xuyên gần đây; còn những lái xe gia đình sống tại Hà Nội mà vẫn muốn gắn gó với nghề thì lại tắt app tự chạy khách quen, đổi hãng,....

Một số hãng taxi công nghệ số "lỗi thời"

Không thể phủ nhận trong những năm qua, sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe công nghệ đã mang đến bước chuyển mình ngoạn mục cho ngành vận tải Việt Nam. Minh bạch thông tin, giá cước, người tiêu dùng không còn khốn khổ chịu cảnh taxi đi lòng vòng, thái độ thiếu văn minh, bất lịch sự như trước.

Quan trọng nhất là giá cước đặt xe qua các ứng dụng công nghệ thấp hơn so với taxi truyền thống do kết nối tài xế và hành khách có nhu cầu thông qua ứng dụng; và các doanh nghiệp này không phải chịu nhiều chi phí như mô hình của taxi truyền thống. Phần chi phí tiết kiệm này được giảm trực tiếp vào giá thành, khiến người tiêu dùng có được mức giá hợp lý hơn.

Các hãng taxi truyền thống đang tự làm mới mình để cạnh tranh với taxi công nghệ và phục vụ khách hàng được tốt hơn

Các hãng taxi truyền thống đang tự làm mới mình để cạnh tranh với taxi công nghệ và phục vụ khách hàng được tốt hơn

Từng được coi là "gà đẻ trứng vàng" bởi những doanh nghiệp này khi mới ra mắt đã đem lại thu nhập hấp dẫn cho lượng lớn lao động chân tay với mức 8 - 12 triệu/tháng và thậm chí lên tới gần 30tr với xe 4 bánh. Thế nhưng, một số hãng taxi công nghệ đang mất dần uy tín do cơ chế "bỏ mặc" lao động và móc túi khách hàng bằng hàng loạt loại phí phát sinh. Đó là lý do mà gần đây nhiều khách hàng bức xúc cho rằng taxi công nghệ như Grab đang lỗi thời. 

Anh N.T.P hiện đang chạy cho 1 hãng taxi truyền thống, kể lại hành trình bấp bênh với danh nghĩa "đối tác" trước đây. Anh P. tỏ ra tiếc nuối khi bỏ việc văn phòng lương 7-9 triệu đồng/tháng, vay ngân hàng 700 triệu đồng mua trả góp chiếc Toyota Innova 7 chỗ để chạy xe công nghệ, với bức tranh màu hồng được vẽ ra là "nhàn nhã nhiều tiền".

Quả đúng thế thật, năm 2018, thời gian đầu thu vào của anh P khá ổn với khoảng 28-40 triệu đồng/tháng, trừ hết chi phí anh P. còn dư hơn 15  - 20 triệu đồng/tháng. Nhưng bức tranh đẹp này tồn tại không được bao lâu khi mà các app gọi xe tung chiến lược thu hút lượng tài xế với nhiều ưu đãi thưởng doanh thu mỗi tuần, mỗi tháng. Thời điểm đó, tỉ lệ nhận cuốc 80% là nhận thưởng 200.000 đồng/ngày, theo anh P. là khá dễ dàng.

Đến năm 2019, số lượng tài xế chạy xe từ 2 - 4 bánh ngày càng nhiều, ra đường có lúc toàn thấy xe công nghệ cũng là lúc số cuốc xe giảm dần, tỉ lệ ăn chia với app lại tăng lên khiến thu nhập giảm tương tự. Nhiều tài xế cho biết tỉ lệ "nổ" cuốc giờ giảm dần, tài xế phải "cày" hơn 10-12 tiếng/ngày mới có đủ tiền trả nợ ngân hàng.

"Chạy app bây giờ căng lắm, tài xế như kiểu sai đâu chạy đó chứ không dám hủy cuốc. Nhiều chuyến chạy lỗ cũng cắn răng chấp nhận kẹt xe, cao điểm... chứ hủy cuốc là lại càng ít chuyến. Có chuyến chạy từ TP.HCM tới Bình Dương rồi chạy xe không về" - anh P. nói.

Nhiều tài xế băn khoăn nếu "ôm" xe chạy tiếp thì nợ không biết bao giờ trả xong, còn bán xe phải vay mượn thêm cả trăm triệu đồng mới đủ tiền trả nợ. Thế nên nhiều tài xế giờ mới ngán cảnh "một cổ hai tròng" với áp lực tiền ngân hàng và các chính sách của hãng xe công nghệ khi các chính sách về việc ưu tiên "nổ" cuốc đã được thay đổi rất nhiều so với trước. Theo đó, tỉ lệ "nổ" cuốc sẽ cao dần theo xếp hạng của đối tác tài xế mà mới mua xe vào nghề, lấy gì thăng hạng.

Không chấp nhận sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống và mức thu nhập không phù hợp. Buộc tài xế phải đấu tranh cho những gì họ cho là đúng như tắt app và yêu cầu chiết khấu tốt hơn, quyền lợi và các nhu cầu an sinh xã hội, để phù hợp với mức sống "bon chen" tại các thành phố lớn.

Tại thời điểm trước kia, khi giá xăng chạm mức 30.000 đồng vài ngày trước, các tài xế taxi công nghệ đã đồng loạt tắt ứng dụng và tập trung tại các văn phòng của những hãng gọi xe để yêu cầu mức chiết khấu tốt hơn và các khoản thưởng khác. Bên cạnh đó, nhiều người trong số họ chuyển sang các công việc khác để kiếm tiền.

Anh T. (quận Tân Bình), trước đây chạy xe công nghệ, nay chuyển sang làm sửa xe máy, bức xúc cho biết “Cái lúc nó tăng tỉ lệ, tôi phải làm việc từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới có đủ tiền trang trải. Một mình không thì chả sao, đây còn cả vợ con chỉ trông vào một mình tôi. Đế sinh nhật con gái cũng phải chạy xe tới tận mịt mới về. Con nó trách, nên đành quay về nghề cũ, đồng ra đồng vào nhưng có thời gian cho con.”

Số liệu do Hiệp hội Taxi Hà Nội công bố cho thấy, khoảng 12.000 tài xế taxi đã rời thị trường kể từ khi COVID-19 bùng nổ. Trái ngược với các hãng taxi, các công ty dịch vụ gọi xe như be và Gojek lại cho rằng nhu cầu đi lại vượt cung là những gì thực sự đang diễn ra.

Taxi công nghệ là một ngành mới, do đó, nó ẩn chứa nhiều rủi ro cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Tại Đông Nam Á, các hãng như Grab và Gojek vẫn chịu lỗ nặng nên họ đặc biệt phụ thuộc vào số lượng lớn nhân viên để duy trì hoạt động. Trong khi đó, các khoản phụ cấp và chế độ làm việc cho lao động tự do, bao gồm tài xế taxi công nghệ vẫn chưa được hình thành, khiến họ gặp nhiều rủi ro hơn so với những người làm việc trong văn phòng. Nhìn chung, để hoàn thiện và khắc phục từng lỗi trong ngành này là vẫn một chặng đường dài.

Taxi truyền thống có cơ hội trở mình

Công nghệ phát triển rất nhanh và nhu cầu của người dân cũng ngày càng đa dạng. Vì vậy, cần ủng hộ loại hình nào phục vụ người dân tốt hơn. Ở bên kia "chiến tuyến", đây có lẽ là cơ hội thời cơ cho taxi truyền thống lấy lại vị thế. Các hãng không thể cứ lấy cách gọi “taxi truyền thống” để bảo thủ về cách quản lý, vận hành, kinh doanh,…vốn đã lỗi thời trong thời đại công nghệ như hiện nay.

Việc cần làm ngay lúc này của các hãng taxi truyền thống là phải đổi mới để tiết giảm chi phí quản lý, thời gian chạy rỗng và hạn chế tối đa số km không hữu ích. Doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống cũng thay đổi bề ngoài để gây thiện cảm giúp xe nhìn sang trọng và hiện đại hơn thay vì chằng chịt màu sơn, quảng cáo. Các hãng taxi truyền thống cũng đẩy mạnh giải về bài toán truyền thông.

Ứng dụng di động của các hãng này ra mắt còn rất trễ và gần như chưa tiếp cận được tới người tiêu dùng. Một số chức năng vẫn "như cho có". Ví dụ tin nhắn báo số điện thoại tài xế có khi là số ảo, số sai, số đã bị khóa; hay chức năng báo giá trước chỉ mang tính tham khảo, tạo điều kiện cho tài xế hoàn toàn có thể chạy đường vòng để thu thêm tiền cước.

Các hãng taxi mới rất cần phải có những chiến dịch quảng bá rất rầm rộ, những chương trình khuyến mãi liên tục với các hình thức khuyến mãi đa dạng, tiếp cận trực tiếp từng khách hàng và các bạn trẻ đó là những đối tượng sử dụng điện thoại thông tin nhiều nhất trong thời đại công nghệ phát triển. Mô hình kinh doanh dịch vụ phải tiên quyết dựa trên lợi ích của người tiêu dùng.

Chẳng hạn, hãng Taxi Hải Phòng 3.83.83.83 đẩy mạnh hỗ trợ tài xế nhằm phát triển Taxi truyền thống. Nói như ông Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Hãng Taxi Hải Phòng 3.83.83.83, điểm mạnh của taxi truyền thống là quản lý tập trung từ lái xe, phương tiện và mọi lái xe phải tuân thủ nội quy, quy chế của công ty và chịu sự giám sát và điều hành của Hệ thống Tổng đài Trung tâm, mọi khách hàng có thể phản ánh chất lượng dịch vụ của hãng xe ngay lập tức không như các hãng Taxi Công nghệ nên việc tài xế tự tăng giá cước là rất khó xảy ra. 

Do đó, nếu như các hãng taxi truyền thông nhanh chóng khắc phục điểm tồn đọng, đẩy mạnh và tận dụng thế mạnh thì đây là cơ hội để lấy lại niềm tin của khách hàng. Nhấn mạnh là, trong nền kinh tế công nghệ số, bất kỳ lĩnh vực nào nếu muốn không tụt hậu đều phải cập nhật tiến độ công nghệ 4.0 mới  trụ vững. 

img_5732-0830

Nhiều hành khách quen sử dụng xe công nghệ bắt đầu than phiền tình trạng khó gọi xe vài tháng gần đây. Thời gian chờ xác nhận cuốc xe kéo dài 5-15 phút, thậm chí những ngày mưa lớn không thể gọi được xe dù giá cước đã lên mức cao theo thuật toán của ứng dụng.

"Có hôm có việc gấp mà trời mưa, mở cả 3 ứng dụng gọi xe cùng lúc nhưng có khi cả giờ trôi qua vẫn không có tài xế nhận cuốc hoặc nhận rồi gọi điện hủy" - chị Lan (quận 2) bức xúc chia sẻ.

Sức "công phá" của app công nghệ mới hôm nào khiến thị trường vận tải của taxi truyền thống bị chao đảo. Hai ông lớn trong ngành như Vinasun, Mai Linh cũng trầy trật hoạt động cầm cự. Và khi chính taxi truyền thống tìm cách thay đổi về cách thức hoạt động, đa dạng tiện ích thanh toán thì lại tìm ra đường sống.

 

Trong quý 2, doanh thu thuần Vinasun đạt 247 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần đạt 411 tỷ đồng, tăng 10%. Quý 2/2022, Vinasun báo lãi trước thuế là 58 tỷ đồng, và lãi sau thuế 57 tỷ đồng, số lãi sau thuế lũy kế từ đầu năm tới nay là 69 tỷ đồng.

Trong văn bản giải trình, Vinasun cho biết, nguyên nhân kết quả kinh doanh khả quan do các chính sách mà Công ty đã và đang thực thi trong thời gian vừa qua đã phát huy tác dụng. Cụ thể, anh em lái xe đã quay lại công ty để tiếp tục kinh doanh, 100% xe đã được đưa vào hoạt động (không còn xe nằm bãi), các chi phí đã được tiết giảm hợp lý. Bên cạnh đó, do dịch Covid đã được khống chế, các hoạt động kinh doanh và giao thương của nền kinh tế phục hồi trở lại đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Điều này dẫn đến kết quá kinh doanh của Công ty trong quý 2/2022 đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ

Một nhân viên điều phối xe của Mai Linh - cho biết hiện tại Mai Linh đã cho ra đời app gọi xe, khách dễ dàng chọn điểm đến, hiển thị giá cước và nhiều hình thức thanh toán. "Không cần phải vẫy đón dọc đường hoặc gọi tổng đài điều xe. Giờ tất cả hiển thị trên app, chẳng khác nào như các app xe công nghệ khác" - anh Bình nói.

Qua khảo sát giá trên app của các hãng Vinasun, Mai Linh thì kể cả trong các khung giờ cao điểm giá cũng không hề thay đổi, tính ra rẻ hơn hẳn so với giá đặt xe công nghệ trong khung giờ này. Còn trong những khung giờ vắng thì giá này nhìn chung cao hơn xe công nghệ một chút.

Nhiều người đã quay trở lại với taxi truyền thống thay vì đặt xe công nghệ vì giá cước cao bất thường, nhất là khi xuất hiện cụm từ "giá xăng tăng", rồi lại xuất hiện hàng loạt phụ phí như giờ cao điểm, nắng nóng, thời tiết xấu,... dù không đúng thực tế.

Về điểm này, hiện taxi truyền thống có lợi thế lớn so với taxi công nghệ. Vào giờ cao điểm, thường là khoảng 11h30-13h hoặc sau 17h, giá dịch vụ taxi công nghệ như Grab có thể tăng 2-3 lần. Trong khi đó, giá taxi truyền thống vẫn không đổi. Do đó, vào giờ này, nếu lựa chọn để tiết kiệm chi phí, taxi truyền thống vẫn được người tiêu dùng ưu tiên hơn.

Thử so sánh giá của hai dịch vụ trên vào giờ cao điểm, người viết thấy rằng, giá taxi công nghệ cao hơn taxi truyền thống ít nhất đến 50%. Mặt khác, gọi taxi truyền thống vào giờ cao điểm vẫn có phần dễ dàng hơn đặt xe công nghệ. Đặc biệt, nếu đặt xe công nghệ vào buổi tối, nhất là lúc trời mưa, người tiêu dùng sẽ phải chờ rất lâu mới có xe đến đón.

Cụ thể, với đoạn đường hơn 3km, người tiêu dùng nếu gọi xe qua ứng dụng của Vinasun là 60.000 đồng, trong khi nếu đặt Grab phải trả đến 96.000 đồng. Với khoảng cách tương đương (từ 160 Bùi Thị Xuân, Q.1 đến 161 Âu Dương Lân, Q.8, TP.HCM), ứng dụng gọi xe truyền thống tính 68.000-71.000 đồng, còn app công nghệ tính đến 107.000 đồng, tức chênh nhau trên 50% giá cước.

Trên ứng dụng hiển thị khách muốn đi lộ trình linh hoạt, tính theo đồng hồ taxi. Bấm vào đặt xe, tài xế taxi gọi điện xác nhận, 5 phút đã đến đón. Có thể thấy, các hãng taxi truyền thống đã có một sự chuyển mình đáng kể về công nghệ và thái độ phục vụ, đảm bảo giá cước ổn định nên từng bước giành lại thị phần.

Thực tế, kết quả kinh doanh của Vinasun đã bắt đầu có những chuyển biến với những con số cực kỳ tốt. Báo cáo quý I/2022, doanh thu thuần của công ty này đạt 164 tỉ đồng. Các khoản chi phí khác cũng đồng loạt giảm đã giúp công ty lãi ròng gần 12,5 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021, công ty lỗ hơn 29 tỉ đồng.

Ngoài thay đổi chính sách khoán xe với tài xế, bản thân bộ máy quản lý cũng được tinh gọn để giảm giá cước. Đồng thời, đẩy mạnh các mảng hoạt động phụ trợ như quảng cáo trên taxi..., chuyển mô hình từ trực tiếp đầu tư và quản lý tài xế sang kinh doanh dưới hình thức thương quyền, thanh lý và bán xe trả chậm cho tài xế, phát triển đầu xe hợp tác kinh doanh...

Tập đoàn Mai Linh cũng cho biết hiện tại hoạt động kinh doanh taxi của hãng đã có tín hiệu phục hồi và tập đoàn này đang có kế hoạch đầu tư phương tiện, phát triển taxi công nghệ, tăng cường hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, logistics, vận chuyển hàng hóa.

"Trong năm nay, Mai Linh đặt mục tiêu chấm dứt đà thua lỗ 4 năm liền với doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.673 tỉ và lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỉ đồng" - lãnh đạo Mai Linh kỳ vọng.

Những nỗ lực của các hãng xe truyền thống cho thấy đang mang lại những hiệu quả nhất định. Điều này giúp các hãng này tăng sức cạnh tranh, khiến “đấu trường” giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ ngày càng khắc nghiệt. Thế nhưng, xét cho cùng chính vì thái độ lộng hành của các ứng dụng ngoại tại thị trường Việt Nam, mà doanh nghiệp taxi nội địa càng có cơ hội khẳng định vị trí duy trì lợi ích của xã hội,...để đi nhanh hơn nữa trên chặng đường công nghệ 4.0 và 5.0.

Mỹ Diệu
Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cái bắt tay nửa tỷ USD trong ngành hàng không
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Trung Quốc và nhân kỷ niệm 30 năm đường bay Việt Nam – Trung Quốc, trong các ngày từ 9 - 12/4, Vietnam Airlines ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác Trung Quốc với tổng giá trị gần 450 triệu USD.

Tăng chuyến bay đi từ 2 thành phố lớn dịp Lễ 30/4-1/5
Đây là yêu cầu được lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam vừa đưa ra đối với các hãng hàng không Việt Nam trong cuộc họp về tình hình tải cung ứng và việc bán vé trên các chặng bay nội địa dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.