Chuyên mục


Tài xế xe công nghệ thiệt thòi!

07/04/2022 05:46 (GMT +7)

Sau khi xăng tăng giá, các app giao đồ ăn, xe ôm công nghệ đồng loạt điều chỉnh giá cước. Tuy nhiên, đây lại là bất lợi đối với các tài xế, shippers vì chiết khấu thì không thấy thay đổi mà lượng khách thì lại ít đi.

Sau khi xăng tăng giá, các app giao đồ ăn, xe ôm công nghệ đồng loạt điều chỉnh giá cước. Tuy nhiên,  giá chiết khấu thì không thấy thay đổi. Nhiều tài xế phải vừa chở khách vừa tranh thủ nhận đơn giao hàng, giao đồ ăn để tiết kiệm thời gian và tăng số lượng đơn hàng. Bên cạnh đó, giá cước tăng còn khiến lượng khách giảm, các tài xế càng trở nên khó khăn.

Theo phản ánh tại Hà Nội, vào giờ cao điểm, các tài xế công nghệ đứng chờ khách nhưng khi truy cập vào phần mềm ứng dụng đặt xe thì rất khó đặt. Trước các cổng toà nhà văn phòng hay khu dân cư, rất nhiều tài xế của các hãng xe công nghệ như Grab Bike, Be tập trung rất đông. Tuy nhiên, khi đặt xe trên ứng dụng thì rất khó tìm được tài xế.

Một số tài xế cho biết, do xăng tăng giá nhưng đơn vị cung cấp phần mềm, ứng dụng không giảm cước chiết khấu. Ảnh Kênh tin tức

Một số tài xế cho biết, do xăng tăng giá nhưng đơn vị cung cấp phần mềm, ứng dụng không giảm cước chiết khấu. Ảnh Kênh tin tức

Hiện tại, mức chiết khấu chỉ quanh quẩn ở con số 30%, quá cao so với giá xăng luôn ở mức gần 30.000 đồng/lít trong thời điểm gần đây. Theo một số thông tin, hiện tại thu nhập của tài xế không được 150.000 đồng/ngày, giờ thấp điểm chạy xe chỉ được 5.000 đồng/km, giờ cao điểm 6.000 đồng/km. Bên cạnh đó, thu nhập của các shippers hiện tại cũng chỉ 15.000 đồng/đơn, trong khi đó vào Tết con số này là 18.000 đồng/đơn. Bình thường họ thu nhập từ 800.000-900.000 đồng/ngày nhưng do dịch và phí nền tảng tăng dẫn đến ít khách, thu nhập giảm hơn chỉ được 400.000-500.000 đồng/ngày. Do đó, nhiều lái xe công nghệ hoạt động tại Hà Nội đã đồng loạt tắt ứng dụng, tự ý bắt kháchkhông thông qua app và điều chỉnh giá cước tăng lên.

Trong khi đó, khi được hỏi, phía hãng xe công nghệ chỉ trả lời chung chung. Đại diện Grab cho rằng Grab Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi các biến động của thị trường để có thể thực hiện những chương trình phù hợp trên cơ sở cân bằng lợi ích cho các đối tác tài xế và người dùng.

Còn Be Group thì cho biết, đã và đang áp dụng nhiều chính sách về chiết khấu và thưởng để đảm bảo mức thu nhập cạnh tranh nhất cho các tài xế Be. Tuy nhiên, thực tế các tài xế Be cho rằng, phí chiết khấu của đơn vị này chưa được điều chỉnh, thậm chí còn cao ở mức 35%.

Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cho rằng cơ quan này đã tiếp nhận vấn đề trên, nhưng để có thể bảo vệ được người dùng cần có đơn gửi tới để họ thông qua đó giải quyết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý Vận tải cho biết, Sở GTVT và Sở Tài chính quản lý việc kê khai giá cước của các đơn vị vận tải theo đúng quy định. Việc điều hành sản xuất kinh doanh là của đơn vị vận tải. Hiện nay Hà Nội chưa có chế tài quản lý xe ôm công nghệ và xe ôm hai bánh. Do đó, các tài xế ra đường kinh doanh chỉ phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ theo quy định.

Về trường hợp các hãng công nghệ không giảm phí chiết khấu để các tài xế tắt app, hoạt động kinh doanh của họ chắc chắn giảm hiệu quả, về lâu dài họ sẽ phải điều chỉnh. Ông sẽ phối hợp với Sở Tài chính yêu cầu các hãng công nghệ quản lý chặt tài xế, đảm bảo cước dịch vụ phải theo đúng quy định.

Theo Luật Sư Trần Minh Cường, đoàn luật sư TPHCM cho rằng, cơ quan quản lý, giám sát cần kiểm soát, yêu cầu các hãng và lái xe khắc phục. Không thể vì những bất cập chưa thỏa thuận giữa đơn vị ứng dụng và tài xế mà làm ảnh hưởng tới người dùng. Bên cạnh đó, để hoạt động kinh doanh theo hướng hiệu quả, các hãng cũng cần làm hợp đồng dân sự với lái xe, có những quy định ràng buộc rõ ràng và phải sẵn sàng cho nghỉ việc với lái xe vi phạm. Và đặc biệt, việc chậm hoặc không giảm phí chiết khấu không chỉ gây ảnh hưởng đến các tài xế mà còn gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.

Theo TS Nguyễn Đức Chính, sau nhiều năm xuất hiện tại Việt Nam, loại hình dịch vụ xe công nghệ đã thu hút một lượng lao động dồi dào, bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau từ đội ngũ tài xế chuyên nghiệp đến lao động phổ thông, công nhân, nhân viên văn phòng, người kinh doanh buôn bán, sinh viên... Họ tìm đến công việc chủ yếu vì cho rằng, bản thân tự chủ thời gian, ít bị ràng buộc trách nhiệm nhưng vẫn kiếm nguồn thu nhập cao và ổn định để cải thiện đời sống tốt hơn.

TS Chính cho rằng, hiện việc định danh mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp chưa rõ ràng, thường được gọi là mối quan hệ “đối tác” nhưng quyền lợi và trách nhiệm không cân bằng, dẫn đến nhiều thiệt thòi cho người lao động. Do đó, cần nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc điều tiết mối quan hệ hợp tác lao động này.

Ngày 6/3 vừa qua, Grab Việt Nam phát đi thông báo về việc điều chỉnh tăng cước dịch vụ tại nhiều tỉnh, thành phố từ ngày 10/3. Việc doanh nghiệp gọi xe công nghệ tăng cước dịch vụ nhằm bù đắp một phần chi phí của đối tác, giúp tài xế có thêm cơ hội thu nhập trang trải cuộc sống, cũng như khuyến khích họ phục vụ tốt hơn.

Trước thông tin này nhiều tài xế taxi công nghệ và lái xe grab cho rằng việc tăng giá cước dịch vụ sẽ tăng thêm một chút thu nhập cho họ, nhưng sẽ khiến khách hàng mất niềm tin và ít sử dụng dịch vụ hơn.

Diệu An
Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.