Chuyên mục


Cước vận tải biển tăng

31/03/2022 11:37 (GMT +7)

Hàng container thông qua cảng biển trong tháng 3 giữ vững đà tăng 6% so với cùng kỳ, ước đạt 2,3 triệu TEUs. Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt 757 nghìn TEUs tăng 7%.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tháng 3 ước khoảng là 67,3 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt 17,2 triệu tấn tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Hàng nhập khẩu ước đạt 19,2 triệu tấn giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021. Hàng nội địa ước đạt 30,7 triệu tấn, tăng tới 10% so với cùng kỳ năm 2021. Còn hàng quá cảnh bốc dỡ ước đạt 143 nghìn tấn.

Đáng chú ý, hàng container thông qua cảng biển trong tháng 3 giữ vững đà tăng 6% so với cùng kỳ, ước đạt 2,3 triệu TEUs. Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt 757 nghìn TEUs tăng 7% so với cùng kỳ. Hàng nhập khẩu ước đạt 826 nghìn TEUs tăng 12% so với cùng kỳ. Hàng nội địa ước đạt 773 nghìn TEUs giữ nguyên so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 dù hàng hóa lưu thông khó khăn nhưng cơ hội lại đến với vận tải biển khi năm vừa qua chứng kiến doanh nghiệp trong lĩnh vực này lãi hàng nghìn tỷ đồng, thoát lỗ sau nhiều năm. Năm 2022, vận tải biển tiếp tục được kỳ vọng sẽ đại thắng, nhóm doanh nghiệp vận tải biển sẽ tiếp tục thiết lập nền lợi nhuận mới.

Giá cổ phiếu vận tải biển tăng mạnh sau khi tin tức thành phố Thượng Hải, Trung Quốc phong toả được công bố

Giá cổ phiếu vận tải biển tăng mạnh sau khi tin tức thành phố Thượng Hải, Trung Quốc phong toả được công bố

SSI cho rằng, những yếu tố tác động giúp cổ phiếu cảng biển và logicstics "được đà xông lên" gồm việc thị trường vận tải biển phục hồi mạnh do gián đoạn chuỗi cung ứng. Nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng mạnh đã đẩy giá cước vận tải container lên mức cao kỷ lục tăng 5 lần so với mức trung bình 10 năm trước dịch Covid.

Ngoài ra, tình trạng thiếu tàu cũng đẩy giá cho thuê tàu lên khoảng 5 - 7 lần so với mức trước dịch, làm thị trường mua bán tàu cũ nóng lên và đẩy lượng đơn đặt hàng đóng tàu mới lên tới 23% trọng tải đội tàu hiện có trên toàn cầu - mức cao nhất kể từ năm 2014.

Tại Việt Nam, giá cước vận tải nội địa trong năm 2021 ước tính đã cải thiện đáng kể từ 40% - 100% so với đầu năm và giá cước vận chuyển hàng rời vẫn ở mức khá cao. Điều này giúp cải thiện biên lợi nhuận đối với cả đội tàu chạy nội địa và đội tàu cho thuê khi các cảng biển vẫn duy trì tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19. SSI Research đánh giá tăng trưởng lợi nhuận cao và biên lợi nhuận đã đồng loạt được cải thiện nhưng mức định giá P/E của các công ty vận tải biển vẫn ở mức hợp lý. Mặt khác, mức tăng giá tốt của nhiều cổ phiếu cảng biển đã đưa định giá P/E của các cổ phiếu nhóm này bật dậy từ vùng đáy lịch sử.

Giá cổ phiếu vận tải biển tăng mạnh sau khi tin tức thành phố Thượng Hải, Trung Quốc phong toả được công bố. Phiên giao dịch ngày 29/3, nhóm cổ phiếu cảng biển, vận tải biển bật tăng mạnh mẽ. Cổ phiếu VOS đã tăng trần (+6,94%) lên giá 22.350 đồng/cổ phiếu và trắng bên bán. Cổ phiếu VNA tăng 5000 đồng/cổ phiếu tương ứng với tăng 11,96% lên mức 46.800 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu HAH (+2,43%), TMS (+6,67%), VSC (+3,18%), STG (+2,2%),  GMD (+4,62%).

Thượng Hải, nơi có cảng container lớn nhất thế giới bắt đầu phong tỏa nửa thành phố từ ngày 28/3 và dự định làm tương tự với nửa còn lại trong 4 ngày, bắt đầu từ 1/4, để tiến hành xét nghiệm hai giai đoạn. Chính quyền thành phố vẫn duy trì hoạt động tại các sân bay và cảng nước sâu nhưng áp hạn chế đi lại nghiêm ngặt, cấm các phương tiện không được cho phép di chuyển trên đường phố và yêu cầu hàng triệu người dân không rời khỏi nhà.

Theo số liệu thống kê, số lượng container qua cảng Thượng Hải (Trung Quốc) đã vượt 47 triệu TEU trong năm 2021, qua đó giúp cảng này tiếp tục đứng đầu toàn cầu 12 năm liên tiếp. Việc lockdown toàn thành phố sẽ gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khi hàng hoá không thể đi vào cảng Thượng Hải, có thể đẩy giá cước vận tải biển lên cao hơn.

Maersk, hãng vận tải biển container lớn thứ hai thế giới cho biết, dịch vụ vận tải đường bộ vào và ra khỏi Thượng Hải có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến 30% do lệnh phong tỏa hoàn toàn khu vực Phố Đông và Phố Tây cho đến ngày 5/4. Các nhà kho của công ty tại Thượng Hải sẽ đóng cửa đến ngày 1/4. Theo đó, thời gian vận chuyển sẽ kéo dài hơn và khả năng cước phí vận tải sẽ tăng vì các chi phí đi đường vòng, phí đường cao tốc.

Kim Khánh
Giá xăng lại tăng
Kể từ 15 giờ hôm nay (28/3), giá xăng E5 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 23.620 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít.

Yêu cầu báo cáo về thực hiện thu phí gửi xe thông minh tại Hà Nội
40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố vừa được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.

Hàng không thiếu máy bay
Ngày 26/3, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết số máy bay hoạt động thương mại của 6 hãng hàng không đến cuối tháng 3 khoảng 170 chiếc, giảm 40-45 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.

Bác bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho CSGT
Dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bỏ đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tăng thêm tàu khách tuyến Bắc - Nam
Giá vé chặng Hà Nội - Sài Gòn suốt một chiều loại chỗ ghế ngồi từ 958.000 đồng/vé, giường nằm từ 1.170.000 đồng/vé trở lên, phụ thuộc ngày đi, loại chỗ.

Từ 1/4, dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt ở Hà Nội
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa phát đi thông báo về việc dừng hoạt động các tuyến buýt số 10, 14, 18, 44, 145. Việc dừng các tuyến xe buýt này sẽ bắt đầu từ ngày 1/4/2024.

Quảng Trị: Tái khởi động dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy sau nhiều năm 'đắp chiếu'
Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) khởi động lại vào 25/3/2024.