Chuyên mục


Thị trường chứng khoán sang trang mới

30/03/2022 19:00 (GMT +7)

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán đã làm chao đảo tâm lí giới đầu tư. Nhưng một mình ông Quyết không thể tạo thành cơn bão này!

Trấn an... tìm người cùng thuyền với ông Quyết

Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trong ngày 29/3/2022, trao đổi với truyền thông, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện cơ quan quản lý đang phối hợp với cơ quan điều tra của Bộ Công an để cung cấp thông tin theo yêu cầu. Trước mắt, Ủy ban Chứng khoán đã yêu cầu phía các doanh nghiệp liên quan công bố thông tin bất thường để nhà đầu tư và cổ đông nắm bắt thông tin.

Trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến nghị: "Nhà đầu tư nên bình tĩnh và không nên hoảng loạn. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực từ các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và yếu tố nội tại tốt...".

Cũng liên quan đến vụ việc bắt ông Trịnh Văn Quyết, một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Cơ quan điều tra của Bộ Công an để cung cấp các thông tin liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ về ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan. Hiện Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra.

"Tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính là thượng tôn pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật, sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm tới đó, giữ vững kỷ cương, kỷ luật và tính minh bạch của thị trường chứng khoán" - Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Về vấn đề thao túng thị trường chứng khoán, luật sư Trương Quốc Hòe, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, tội thao túng thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự năm 2015. Thao túng giá chứng khoán được hiểu là những hành vi như thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán. Vậy, ai giúp sức ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán?

Hình ảnh được nhà đầu tư chia sẻ nhiều trên các nhóm chứng khoán

Hình ảnh được nhà đầu tư chia sẻ nhiều trên các nhóm chứng khoán

 

Nhìn lại 20 năm sơ khai của thị trường chứng khoán thì rất nhiều vấn đề đằng sau cần bàn. Ai đỡ đầu những việc về thao túng chứng khoán?

Luật chứng khoán ở đâu khi chủ tịch chỉ cần bấm nút có thể bán được hơn 70 triệu cổ phiếu chưa công bố thông tin?

Chắc chắn 1 người sẽ không thể làm được những việc đó trong một thời gian dài, mà cần có sự hậu thuẫn đằng sau.

Ông Vũ Xuân Hiệu, nhà đầu tư với hơn 1 thập kỷ gắn bó với thị trường chứng khoán

Theo báo Tiền Phong đưa tin, ngoài ông Trịnh Văn Quyết, Cơ quan điều tra còn xác minh đối với cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan. Ngoài trụ sở FLC, nhà riêng ông Quyết, CQĐT đã tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.

Thông tin ban đầu cho thấy, từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (Công ty CK BOS) và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thông đồng mua, bán chứng khoán với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.

Các tài khoản nêu trên đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, đặt mua chiếm 12% tổng khối lượng đặt mua và khớp mua 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường. Đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng đặt bán và khớp bán chiếm 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường. Tại các phiên tăng giá, nhóm 21 tài khoản chứng khoán đặt mua với tổng khối lượng 77% tổng khối lượng đặt mua của nhóm. Tại các phiên giảm giá, nhóm đặt bán với tổng khối lượng 94% tổng khối lượng đặt bán của nhóm.

Mục đích đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 lên giá 24.050 đồng/cổ phiếu, tăng 64%. Sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được "đánh lên" với giá rất cao thì ngày 10/1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.  

Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15 - 40 triệu cổ phiếu. Cũng trong phiên giao dịch này, nhiều nhà đầu tư mới vừa đua lệnh mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.

Hành vi "bán chui" cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, đồng thời hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.

Ngay  đó, UBCKNN đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn lại tiền đã mua.

Ngày 18/1, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỷ đồng, mức cao nhất theo quy định. Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.

Trước đó, đại diện Bộ Tài chính từng thừa nhận từ cuối tháng 12/2020 có hiện tượng một số lệnh giao dịch của nhà đầu tư qua các công ty chứng khoán không gửi được vào hệ thống giao dịch tại HoSE. Hiện tượng “nghẽn lệnh” có một số nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do năng lực theo thiết kế của hệ thống giao dịch tại HoSE có giới hạn về số lượng lệnh trong một ngày giao dịch, không đáp ứng được nhu cầu giao dịch tăng đột biến ngoài dự đoán của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua.

Ngày 2/3/2021, HoSE công bố thông tin về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó,  ông Lê Hải Trà sẽ thôi giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị HoSE và được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc HoSE từ ngày 26/2/2021

Ngày 2/3/2021, HoSE công bố thông tin về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó,  ông Lê Hải Trà sẽ thôi giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị HoSE và được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc HoSE từ ngày 26/2/2021

Mới đây nhất, ngày 25/3 UBCKNN cũng ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) 495 triệu đồng vì các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, hầu hết liên quan đến việc công bố thông tin trên hệ thống của SSC và HoSE. Trong đó, tập đoàn này bị phạt 200 triệu do công bố thông tin sai lệch về báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020, bán niên 2021 và báo cáo tình hình quản trị công ty. Ngoài ra, bị phạt 125 triệu đồng do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Đồng thời, FLC cũng không công bố đúng hạn báo cáo tài chính 2019, bán niên 2020 và các báo cáo từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, nghị quyết bổ nhiệm nhân sự, góp vốn. Báo cáo tài chính của FLC còn thuyết minh thiếu các khoản giao dịch, số dư với các công ty liên quan như Nông dược H.A.I, FLC Stone.

FLC chuẩn bị tham gia sự kiện quốc tế và đang là doanh nghiệp có hợp tác chiến lược với Lào, nên nhiều nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu họ FLC cố bám víu niềm tin "tin đồn sai". Thế nhưng, thị trường chứng khoán vì tin này mà không tránh được "bùng lửa" phiên 28/3.

 Rồi thị trường sẽ "sạch sẽ" hơn

Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập FIDT cho rằng, rõ ràng nền kinh tế là TTCK có tính liên đới trực tiếp với nhau khi TTCK là nơi phản ánh kì vọng kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp được niêm yết tại đây.

huynh-minh-tuan-1644821589064250229283-3395

Có thể nói, sự kiện này tạo ra một bước ngoặt về môi trường dầu tư sạch, an toàn và bảo vệ tốt cho toàn bộ tầng lớp nhà đầu tư tham gia hiện tại.

Từ đó thúc đẩy sự lớn mạnh tiếp nối của thị trường trong những năm tiếp theo là chắc chắn!

Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập FIDT

Có 2 nhóm ảnh hưởng trực tiếp bởi sự kiện này gồm hệ sinh thái của FLC như các mã được nêu trên AMD, KFL, ART, ROS, GAB ... vì tính gia đình và dự báo diễn biến bán tháo là khó tránh khỏi, bên cạnh đó BVA cũng sẽ rơi mạnh trên thị trường OTC là điều tất yếu.

Nhóm tiếp theo, nhóm ngân hàng mà hệ sinh thái này đang có dư nợ gồm STB, OCB, BID,...  vì quy trình trích lập và gọi bổ sung tài sản cũng như rà soát lại chất lượng tài sản, đánh giá lại mức giá cho vay. Ở nhóm này, quy mô nợ xấu này nếu có cũng khá nhỏ với quy mô tổng tài sản của từng ngân hàng như STB, OCB hay NVB vì vậy mức độ phản ứng tầm 1-2 phiên và đi kèm với đó là những thông tin được công bố về cơ cấu nợ sẽ làm "thẩm thấu" những lo ngại này vào thị giá các ngân hàng.

Với toàn bộ thị trường và các nhóm ngành còn lại thì ít bị ảnh hưởng vì nhóm FLC này từ lâu đã tách bạch và "định vị" mình ở nhóm đầu cơ. Nếu có chỉ là một lượng tiền đầu cơ tương đối cũng như liên đới tới một vài "kho hàng" tự phát theo kiểu bán bổ sung tài sản.

Tuy nhiên, mức độ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và FIDT đánh giá cũng gần như không có nhiều hoạt động bán giải chấp liên đới ở các kho hàng này khi đã bị xử lý ở tháng 1 vừa rồi.  Đó là những ảnh hưởng gọi là tiêu cực ngắn hạn còn về trung và dài hạn thì rất tốt.

Bên cạnh đó, việc thể hiện quyết tâm làm trong sạch, lành mạnh và minh bạch của thị trường sẽ thúc đẩy một luồng vốn quy mô lớn vào TTCK, đây vẫn là nơi phân bổ tài sản chất lượng và là nơi huy động vốn trung và dài hạn tốt cho nhóm công ty "làm ăn đàng hoàng minh bạch". Từ sự vụ này tâm lý về đánh bạc, đầu cơ, đội lái sẽ giảm bớt và sự nắn dòng vốn đầu tư sẽ diễn ra rất rõ và nhóm cổ phiếu hưởng lợi là nhóm cổ phiếu làm ăn tốt, quy mô lớn, minh bạch trong hoạt động kinh doanh và uy tín từ người lãnh đạo sẽ hút hàng.

Đây còn là một pha "ghi điểm" trong mắt các nhà đầu tư ngoại đi kèm với triển vọng sáng sủa cho việc lên hạng của TTCK trong tương lai gần giai đoạn 2024-2025 khi những lực cản trở định tính đã được gỡ bỏ.

Ai đỡ đầu những việc về thao túng chứng khoán, luật chứng khoán ở đâu khi chủ tịch chỉ cần bấm nút có thể bán được hơn 70 triệu cổ phiếu chưa công bố thông tin? Chắc chắn 1 người sẽ không thể làm được những việc đó trong một thời gian dài!

Khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giam để điều tra về việc thao túng chứng khoán; đã có rất nhiều nhà đầu tư rơi vào tâm trạng "không biết vui hay buồn". Đây là nỗi niềm của nhà đầu tư Vũ Xuân Hiệu được Banduong ghi nhận.

"Vẫn nhớ 13 năm trước, năm 2009 tôi vừa vào công ty chứng khoán S làm chuyên viên tư vấn được 3-4 tháng; chúng tôi có được công ty thông báo tham gia Roadshow giới thiệu về Công ty cổ phần đầu tư tài chính N B, mới nghe tin Roadshow thôi nhưng cổ phiếu N B trên OTC đã nóng bỏng tay, các tay môi giới OTC tập trung tại công ty chứng khoán.

S xì xào về 1 cổ phiếu nóng sắp được niêm yết. Đến Showroad nghe 1 hồi cảm nhận đầu tiên của tôi sao công ty có mỗi cái chung cư và sân tập golf giả lập trên màn hình thì có gì "hot". Về tra xem lịch sử công ty thì thấy lãnh đạo công ty là anh Q chủ công ty luật, cũng là một công ty luật tôi từng nghe.

Vậy là bẵng đi một thời gian sau FXx lên sàn đúng giai đoạn thị trường chứng khoán ảm đạm, đến 2014- 2015 FXx nổi lên như diều, vẫn nhớ ngày ra thông tin giàn khoan Fxx thanh khoản cao và một mình dẫn đầu ngược dòng thị trường. Và rồi FXx cũng từ đó phát triển như một hiện tượng trên thị trường chứng khoán, liên tục phát hành thêm và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái ùn ùn lên sàn và tăng vốn, những Roadshow về cổ phiếu Fxx nối tiếp nhau được tổ chức và những dự án bất động sản của FXx liên tục mở bán.

Nếu nhìn trên góc độ đơn thuần dùng thị trường chứng khoán làm hút vốn phát triển doanh nghiệp thì có lẽ FXx đã thành công, khi FXx đã làm lên những điều thần kỳ trong 13 năm. Từ một công ty bản cáo bạch sơ sài trong 13 năm đã có những dự án bất động sản trải dài cả nước cả, điều ít ai làm được.

Nói anh Q có giỏi không? Phải nói là anh rất giỏi. Nhưng với một thị trường chứng khoán sơ khai và nhiều kẽ hở thì ranh giới giữa đúng và sai rất khó, không tham thì không mạnh được, không lách thì không phát triển được thần kỳ. Có lẽ ai đã từng làm nghề chứng khoán đều hiểu con đường FXx đã đi và nhiều cổ đông của chuỗi cổ phiếu trong hệ sinh thái cũng hiểu họ đã trong trận "cân sổ và tạo sòng" ra sao.

Nhưng,....thời kỳ tranh tối tranh sáng của thị trường chứng khoán rồi sẽ dần qua và đến một ngày khi "nước trong quá" thì cá lại ít. Cổ phiếu giá trị lại ít biến động và những "anh hùng tạo sóng" như cổ phiếu Fxx lại ít đi. Tuy nhiên thị trường cần qua giai đoạn tối sáng như vậy để minh bạch, tăng hạng thị trường về chất thực sự, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Có như vậy người dân mới tham gia nhiều và coi thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư tích trữ tài sản thực sự, chứ không sơ khai 3-5% dân số đầu tư dè dặt hoặc nhảy ra nhảy vào lướt sóng như hiện tại".

Kim Khánh
Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).