Chuyên mục


Quy định quản lý chất lượng đối với vật liệu xây dựng

08/11/2024 14:48 (GMT +7)

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 10/2024/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành

Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành

Theo Thông tư, các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD) bao gồm: Xi măng và clanhke; gạch ốp, lát; đá ốp, lát; sứ vệ sinh; kính xây dựng; vôi; thạch cao; vật liệu chịu lửa; đá xây dựng; cát, sỏi xây dựng; vật liệu xây; vật liệu lợp; bê tông và cấu kiện bê tông; vữa; phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa; sơn xây dựng và các vật liệu hoàn thiện; tấm trần, vách ngăn; sợi, tấm sợi, thanh sợi sử dụng trong công trình xây dựng; ống cấp, thoát nước; vật liệu san lấp và vật liệu đắp; VLXD gốc kim loại; VLXD từ gỗ và các thực vật khác; VLXD gốc hữu cơ; VLXD từ phế thải; các sản phẩm, hàng hóa trung gian để tạo nên VLXD; các loại sản phẩm, hàng hóa khác được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

Sản phẩm hàng hóa VLXD có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hóa VLXD trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường (sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng.

Sản phẩm, hàng hóa VLXD không có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hóa VLXD trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường (sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 1).

Đối với hàng hóa VLXD xuất khẩu, nhập khẩu chưa được liệt kê và xác định mã HS (mã số phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam) hoặc có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã HS, việc xác định mã HS thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Sau khi thông quan, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu gửi văn bản về Bộ Xây dựng để làm cơ sở phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật, bổ sung vào danh mục mã HS.

Việc ghi nhãn hàng hóa VLXD thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử.

Trường hợp nội dung ghi nhãn hàng hóa VLXD được quy định riêng tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này, các hàng hóa VLXD phải được thực hiện việc ghi nhãn đầy đủ theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.

Thông tư nêu rõ, sản phẩm, hàng hóa VLXD phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và Điều 10 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý VLXD; công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc theo Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Đối với sản phẩm, hàng hoá VLXD nhóm 1: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

Tự nguyện công bố sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn tương ứng. Việc công bố hợp chuẩn thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Điều 11 Thông tư này.

Đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

Bắt buộc công bố sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố hợp quy được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và Điều 12 Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2024.

Thảo Anh
Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, mạng đường sắt quốc tế; các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng.