Chuyên mục


Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đề xuất mới, có tính đột phá

27/11/2023 11:58 (GMT +7)

Chiều nay (26/11) tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị điều phối vùng Đông Nam Bộ với chủ đề "Tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra 6 đề xuất có tính mới, đột phá.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia về tổ chức không gian phát triển; giúp "mở đường", tạo ra các động lực phát triển, tiềm năng phát triển, không gian phát triển mới của cả nước, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đã nghiên cứu những lợi thế, tiềm năng cũng như hạn chế của vùng và đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, đột phá.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đã nghiên cứu những lợi thế, tiềm năng cũng như hạn chế của vùng và đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, đột phá.

Xác định rõ vị trí vai trò của quy hoạch, ngay từ những ngày đầu tổ chức lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các địa phương trong vùng để triển khai lập quy hoạch vùng.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đã nghiên cứu những lợi thế, tiềm năng cũng như hạn chế của vùng và đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, đột phá.

Thứ nhất, Quy hoạch khẳng định quan điểm phải đổi mới tư duy về phát triển vùng, chủ động nắm bắt, tận dụng các cơ hội, tập trung nguồn lực giải quyết các điểm nghẽn, mâu thuẫn, xung đột, cản trở trong phát triển. Trong đó, việc quan trọng là phải tạo các cơ chế, chính sách để hình thành các động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới.

Thứ hai, Quy hoạch nhấn mạnh yêu cầu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính (gắn với đưa TPHCM trở thành trung tâm tài chính toàn cầu)... Đồng thời, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành và phát triển nhanh các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

"Đây là những định hướng hết sức căn bản để vùng Đông Nam Bộ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế, đồng thời thực hiện vai trò đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước", theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ ba, Quy hoạch vùng xác định rõ hệ thống các hành lang phát triển chủ yếu của vùng. Cùng với đó là cụ thể hóa các hành lang kinh tế trên địa bàn vùng được nêu trong Quy hoạch tổng thể quốc gia (hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Mộc Bài - TPHCM - Biên Hòa - Vũng Tàu, vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hành lang kinh tế Tây Nguyên - Đông Nam Bộ). Đồng thời, bổ sung các hành lang kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với vùng, bổ trợ cho các hành lang kinh tế của quốc gia, tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển các tiểu vùng. Ngoài ra, Quy hoạch vùng đặt ra vấn đề khai thác không gian dọc theo sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đóng vai trò một không gian xanh - sinh thái kết nối vùng.

Thứ tư, Quy hoạch định hướng tổ chức lại không gian phát triển công nghiệp vùng gắn với chia sẻ chức năng giữa các địa phương trong vùng, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi công năng, mô hình phát triển các khu, cụm công nghiệp để dành không gian phát triển đô thị hiện đại tại các khu vực mật độ cao hiện hữu.

Thứ năm, Quy hoạch nêu bật yêu cầu phải hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ, hiện đại; góp phần giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng. Chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông bảo đảm kết nối thông suốt giữa các đô thị, trung tâm kinh tế, cảng biển của vùng và kết nối liên vùng.

Thứ sáu, Quy hoạch xác định rõ hơn các nhiệm vụ chủ yếu trong liên kết vùng, cụ thể là tập trung thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phát triển dọc theo các hành lang kinh tế; phân bố lại không gian sản xuất công nghiệp gắn với phát triển đô thị hiện đại; phát triển dịch vụ logistics, du lịch; khai thác không gian phát triển gắn với sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và xử lý các vấn đề môi trường, bảo đảm an ninh nguồn nước mang tính liên tỉnh, liên vùng.

Tại Hội nghị diễn ra chiều nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xin tham vấn, lấy ý kiến của các thành viên, ủy viên của Hội đồng điều phối vùng, các cơ quan, tổ chức liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học đối với bản dự thảo Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để trình phê duyệt theo quy định.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của vùng và các địa phương trong vùng.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Phú Thọ tăng cường quản lý khai thác khoáng sản
Tại các mỏ khai thác thuộc địa phận Phú Thọ được giám sát chặt chẽ, qua đó đến thời điểm hiện tại, tình hình khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ quản lý ổn định và không xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

TT.Huế 'sửa soạn' sau giông lốc
Ngày 3/5, lãnh đạo huyện Phú Vang đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo biện pháp khắc phục hậu quả của trận mưa lớn, giông lốc xảy ra trên địa bàn.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Nội Bài
Theo Quyết định, đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng sân bay, sẽ bổ sung bãi tập kết phương tiện, thiết bị mặt đất tại vị trí phía Tây sân đỗ máy bay của nhà ga hành khách T2.

Tìm thấy nạn nhân cuối cùng vụ lật thuyền Sông Chanh
Thông tin từ UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, các lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng mắc lại trong bè nuôi hàu của người dân, ở khu vực gầm cầu cao tốc Sông Chanh 2, cách vị trí thuyền đắm khoảng 2km.

Thủ tướng Chỉnh phủ yêu cầu tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền ở Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nỗ lực ứng cứu nạn nhân vụ lật thuyền nan ở Quảng Ninh
UBND phường Hà An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30 sáng 25/4, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan.

Nhà cao tầng 'mọc' bên sông Cầu
Việc người dân tự ý xây nhà trên mái đê dọc tuyến sông Cầu thuộc địa phận xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) đã gây ảnh hưởng rất lớn tới hành lang thoát lũ.