Chuyên mục


Ngành đường sắt nỗ lực để không lỗ

06/01/2023 13:20 (GMT +7)

"Ngành đường sắt phải bán thứ thị trường cần. Muốn vậy cần cải thiện chất lượng dịch vụ. Tàu trước hết phải an toàn, đúng giờ, thuận tiện, có thế mới hút được khách đi tàu", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy chỉ rõ.

Năm 2022 đã giảm lỗ 400 tỷ đồng

Thông tin tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của Tông Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) chiều 5/1, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc VNR cho biết, năm 2022, doanh thu hợp nhất của VNR đạt 7.718,2 tỷ đồng (bằng 113,8% so với cùng kỳ và đạt 115,8% kế hoạch năm) và giảm lỗ khoảng 400 tỷ đồng.

Trong năm, Tổng Công ty Đường sắt tập trung cao độ cho các chiến dịch vận tải cao điểm khi lượng khách tăng đột biến. Nhờ đó, hiệu quả vận tải hành khách tăng mạnh do Tổng công ty thực hiện bố trí biểu đồ, lịch trình và lựa chọn tuyến vận tải hợp lý phù hợp với nhu cầu của hành khách và năng lực phục vụ.

Năm 2022, doanh thu hợp nhất của Tông Công ty Đường sắt Việt Nam đạt 7.718,2 tỷ đồng và giảm lỗ khoảng 400 tỷ đồng

Năm 2022, doanh thu hợp nhất của Tông Công ty Đường sắt Việt Nam đạt 7.718,2 tỷ đồng và giảm lỗ khoảng 400 tỷ đồng

"Kết quả sản xuất kinh doanh của VNR tăng trưởng so với cùng kỳ của vận tải hàng hóa, vận tải hành khách đã phục hồi sau dịch COVID-19 và tăng cao trong năm 2022. Tuy nhiên, sản lượng vẫn chưa đạt được như thời điểm trước khi có dịch COVID-19 năm 2019", ông Đặng Sỹ Mạnh nhìn nhận.

Tái cơ cấu, tiết kiệm chi phí, nỗ lực để không lỗ

Nhìn nhận về những thách thức mà Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ phải đối diện trong năm 2023, Tổng Giám đốc VNR cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh và vận tải chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch COVID-19, vận tải đường sắt đang tiếp tục cạnh tranh với vận tải hàng không và đường bộ về vận tải khách; vận tải hàng hóa dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng do vận tải đường biển đã giảm trở lại mức cước cũ và cung tải tàu biển đã tăng trở lại như trước dịch... sẽ là những thách thức doanh nghiệp gặp phải.

Để đối phó với những thác thức nêu trên, lãnh đạo VNR cho biết: Tổng công ty sẽ thực hiện đúng phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc để tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở này, VNR phấn đấu không lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

Đồng thời, xây dựng biểu đồ chạy tàu phù hợp với năng lực hạ tầng và phương tiện; hoàn thiện các phương án về giá dịch vụ; khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ; triển khai hoàn thành kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2023 theo đúng các quy định tại hợp đồng và các tiêu chuẩn, chất lượng hiện hành, bảo đảm tiến độ giải ngân…

VNR tập trung phát triển các tàu khách khu đoạn (đường ngắn), đầu tư chất lượng phương tiện, nâng cao các dịch vụ phục vụ, có sự gắn kết giữa trên tàu với dưới ga; đưa ra các chương trình ưu đãi, chính sách linh hoạt để cạnh tranh với các phương tiện vận chuyển khác; tăng cường liên kết với các công ty du lịch, định hướng vận chuyển hành khách gắn với du lịch; tăng cường vận tải container, vận tải liên vận quốc tế và tích cực tham gia vào chuỗi logistics; nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ tàu chuyên tuyến, tàu container Bắc Nam, container lạnh...

"Tuy nhiên, do phải bù đắp các khoản lỗ dự kiến từ các khoản chi không phát sinh doanh thu nên dự kiến năm 2023, Tổng Công ty Đường sắt sẽ vẫn lỗ 55 tỷ đồng. Về vận tải, phấn đấu đảm bảo tỉ lệ tàu khách đi đúng giờ đạt 99%, đến đúng giờ 77% trở lên", ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết.

Tập trung vào 3 trụ cột

Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy nhìn nhận, năm 2022 đánh dấu mốc phục hồi của nền kinh tế, trong đó có ngành đường sắt, sản lượng vận tải tăng, giảm lỗ sâu so với kế hoạch, có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Thứ trưởng Huy gợi mở ngành đường sắt cần xác định 3 trụ cột là: Kết cấu hạ tầng bao gồm bảo trì và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng; vận tải; cơ khí đường sắt. Trong đó, sản phẩm cuối cùng của đường sắt là vận tải, cung cấp cho người dân và doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa.

"Đường sắt phải bán thứ thị trường cần. Muốn vậy cần cải thiện chất lượng dịch vụ. Tàu trước hết phải an toàn, đúng giờ, thuận tiện, có thế mới hút được khách đi tàu", Thứ trưởng chỉ rõ.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết, Bộ GTVT rất quan tâm đến phát triển đường sắt. Ngoài gói 7.000 tỷ nâng cấp kết cấu hạ tầng chạy tàu đã triển khai còn tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường sắt. Nâng cấp đường sắt chính nhằm phát triển vận tải. Với những vướng mắc từ cơ chế, Tổng công ty là chủ thể chịu tác động lớn, cần chủ động phối hợp, đề xuất để tháo gỡ. Thứ trưởng khẳng định: “Bộ GTVT luôn đồng hành của doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc trên tinh thần thượng tôn pháp luật".

Về phía Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban đề nghị, đường sắt cần phấn đấu vượt kế hoạch chạy tàu của năm 2022 với biểu đồ tối ưu hơn và bảo đảm an toàn; cải thiện tình hình tài chính, không chỉ phấn đấu giảm lỗ mà hướng đến hết lỗ và có lãi.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025.

Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.