Chuyên mục


Doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn” trước bão giá xăng dầu

14/06/2022 06:45 (GMT +7)

Hơn 2 năm qua, “cơn bão” dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nặng nề tới hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp và khiến các doanh nghiệp vận tải lao đao đứng bên bờ phá sản.“Cơn bão” dịch bệnh chưa giảm thì cơn “bão giá” xăng dầu lại ập đến làm cho các doanh nghiệp vận tải khó khăn chồng chất khó khăn.

Có lẽ, chưa bao giờ hoạt động vận tải hành khách lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Trong 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hoạt động kinh doanh, vận tải của doanh nghiệp. Đặc biệt năm 2021, các xe chỉ hoạt động gián đoạn được một thời gian ngắn, còn lại là “đắp chiếu” ở nhà.

Đến đầu năm 2022, cả nước chuyển đổi sang trạng thái bình thường mới, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định sau ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Hoạt động vận tải chưa về trạng thái bình thường như trước dịch (mới đạt 60%) thì xăng dầu lại liên tục tăng giá lên mức kỷ lục từ trước đến nay. Xăng dầu tăng cao đã kéo theo nhiều mặt hàng cũng tăng giá khiến doanh nghiệp đau đầu tính phương án cắt lỗ, giảm chi phí. Điều đó, vô hình trung tạo sức ép lên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Giá xăng, dầu liên tục tăng cao thời gian qua khiến các doanh nghiệp vận tải điêu đứng, dừng hoạt động thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản khi giá xăng dầu lập đỉnh mới. 

Đơn cử như Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) có hơn 200 đầu xe, trong đó có xe Taxi, xe tuyến cố định và xe Hợp đồng du lịch, hiện nay cũng mới chỉ hoạt động chưa đến 50% còn lại vẫn dừng hoạt động. “Xăng dầu tăng khiến việc kinh doanh càng khó khăn thêm. Bởi, một chuyến xe tuyến cố định bình thường chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40%, ngoài ra còn phí xuất bến, phí cao tốc, phí đường bộ và trả lãi gốc ngân hàng…trong khi đó hành khách thì không có.

Điều đáng nói, mỗi chuyến cũng chỉ được không quá 20% số ghế có chuyến chỉ được vài khách, thậm chí không có khách. Công ty chúng tôi đã phải xin tạm dừng hoạt động tuyến cố định và chuyển sang cho thuê xe du lịch do không gánh được các chi phí  đặc biệt là chi phí xăng dầu tăng cao nhằm cắt giảm chi phí, giảm bù lỗ để chờ giá xăng dầu hạ nhiệt. Doanh nghiệp thực sự đang vật lộn giữa bão xăng dầu và các chi phí tăng cao làm cho doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn” mà không tìm được giải pháp nào tối ưu.

Mỗi chuyến xe chỉ có vài khách trong khi giá xăng dầu leo thang khiến Doanh nghiệp vận tải gặp khó

Mỗi chuyến xe chỉ có vài khách trong khi giá xăng dầu leo thang khiến Doanh nghiệp vận tải gặp khó

Để ứng phó tình trạng xăng dầu tăng giá, DN cũng đã thay đổi phương tiện mới phù hợp với hoạt động vận tải hiện nay để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, ứng dụng công nghệ mới trong quản lý để cắt giảm chi phí đầu ra. Đồng thời, cắt giảm lợi nhuận để đồng hành với khách hàng qua giai đoạn khó khăn”, Đại diện Công ty Đất Cảng cho biết.

Nguy cơ phá sản luôn hiện hữu

Ông Phạm Khải, Giám đốc Công ty CP Vận tải Anh Huy, chạy tuyến Hà Nội – Hải Phòng cho biết, lượng khách đi xe hiện nay so với trước dịch chỉ bằng 40%, trong khi đó, chạy một chuyến xe khứ hồi Hà Nội-Hải phòng chỉ tính riêng tiền dầu đã xấp xỉ 3 triệu đồng, cộng với tiền chi phí 2 đầu xuất bến, phí cao tốc, ăn uống, tiền công cho tài xế, tiền thu phí…, tổng chi phí là khoảng 4,5 triệu đồng chưa kể khấu hao tài sản và trả lãi gốc Ngân hàng.

Điều khiến ông Khải lo lắng nhất lúc này là nếu giá xăng dầu tiếp tục leo cao, chỉ trong thời gian ngắn nữa, nhà xe sẽ không thể cầm cự được. Theo lẽ thường, giá nhiên liệu tăng thì tăng giá vé để bù đắp nhưng trên thực tế, lượng khách còn quá thấp, việc điều chỉnh lúc này là không khả khi, thậm chí có nguy cơ mất khách, không cạnh tranh được với đường sắt (do đường sắt là Doanh nghiệp nhà nước không phải bù lỗ như các Doanh nghiệp tư nhân)”  

Ông Phạm Khải đã nghĩ đến phương án bán xe nhưng với tình cảnh hiện tại, khó tìm được người mua giá cao. Dù nợ nần chồng chất nhưng nhiều nhà xe vẫn cắn răng chạy chịu lỗ, bởi dừng xe thì sẽ phá sản. “Hiện tại, mỗi chuyến xe xuất bến chỉ mong tiền bán vé đủ chi phí trả nhân công và xăng dầu, có những chuyến xe lỗ phải chấp nhận”, ông Phạm Khải ngán ngẩm nói.  

Nhiều Doanh nghiệp chưa vận hành hết số lượng xe sau bão 'Covid'

Nhiều Doanh nghiệp chưa vận hành hết số lượng xe sau bão "Covid"

Không chỉ các Doanh nghiệp vận tải hành khách, các Doanh nghiệp vận tải hàng hoá cũng đang điêu đứng khi giá nhiên liệu liên tục lập đỉnh mới.  

Vì lỗ nên nhiều DN vận tải hoạt động cầm chừng để “trả nợ” các hợp đồng đã ký nhằm giữ chân khách hàng và chờ cơ hội đàm phán hợp đồng mới với giá cước mới có tính đến yếu tố biến động giá nhiên liệu vào. Bên cạnh đó, theo ông Đặng Thế Phương – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng, DN vận tải sẽ phải xem lại các mặt hàng vận chuyển.

Nếu có lãi mới nhận đơn, không thì thôi, hạn chế các đơn hàng ở xa để hạn chế việc phải chạy xe rỗng. Trước giá dầu DO chỉ tốn khoảng 35-40%, giờ tăng lên gần 70-80%. Đây là con số rất khủng khiếp. Thời gian qua giá dầu tăng gần 200%, trong khi giá cước tăng không đáng kể khiến DN chỉ hoạt động cầm chừng”

 Trước khó khăn chồng chất, các doanh nghiệp vận tải đều có chung mong muốn Nhà nước sớm đưa các nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ về hỗ trợ các Doanh nghiệp, sớm triển khai các gói hỗ trợ lãi suất Ngân hàng và có chính sách miễn, giảm thuế, giảm phí cho doanh nghiệp, phương tiện và tăng thêm các gói kích cầu để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. Ông Đặng Thế Phương chia sẻ .

Thanh Hải
Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.