Chuyên mục


Tập đoàn Đèo Cả 'bắt nạt' doanh nghiệp vận tải

23/03/2022 00:48 (GMT +7)

Tập đoàn Đèo Cả đang "diễn một mình một sân" để không thiệt một đồng phí BOT nào; bất chấp chỉ đạo, kiến nghị và đề xuất. Trong khi, lái xe mệt mỏi vì chờ đợi xếp hàng nhiều giờ hoặc dễ rủi ro đường đèo; doanh nghiệp thiệt hại kinh tế;...

Trạm BOT Đèo Cả và hàng loạt hệ luỵ cho ngành vận tải 

Phục vụ việc thi công, sửa chữa 2 hầm Phú Gia, Phước Tượng, Công ty hạ tầng giao thông Đèo Cả, thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tổ chức phân luồng xe qua các điểm thi công. Cụ thể, từ ngày 16/3 đến 9/4, phương tiện lưu thông theo chiều từ Nam ra Bắc di chuyển theo đường đèo Phước Tượng. Còn từ ngày 9/4 đến 29/4, phương tiện lưu thông theo chiều từ Nam ra Bắc di chuyển theo đường đèo Phú Gia.

Hầm Phước Tượng đang được sửa chữa. Ảnh Đèo Cả.

Hầm Phước Tượng đang được sửa chữa. Ảnh Đèo Cả.

Do lượng xe di chuyển đông nên việc phân luồng đã gây ra ùn ứ, ách tắc cục bộ trên QL1A tại các cửa hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng. Tuy vậy, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vẫn thu phí gộp 3 hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia và Hải Vân với mức phí từ 108.000 đến 278.000 đồng/xe tại Trạm thu phí Bắc Hải Vân.

 

Khăng khăng một mình giữ "túi phí", Đèo Cả chỉ nghĩ đủ cách để có lợi cho mình. Trong khi động thái đó không khác nào "ăn cướp" chén cơm của doanh nghiệp và tài xế.

Tài xế lái xe chỉ có hai lựa chọn: Một là chờ đợi nhiều giờ dễ bức xúc và được nộp đủ phí gộp nhưng được an toàn qua hầm đèo; hai là muốn nhanh, không nộp phí thì đi đường đèo dễ bị rủi ro tai nạn.

Còn doanh nghiệp ngành vận tải chịu thiệt thòi cùng tài xế; tốn chi phí nguyên liệu trong lúc tắt bật xe chờ đợi; đứt gãy chuỗi hàng hoá vốn đã khó khăn vì dịch bệnh. 

Tài xế Nguyễn Kim Huy, cũng đại diện doanh nghiệp vận tải  chia sẻ

Sau phản ứng của dư luận, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp BOT chủ đầu tư dự án hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia có phương án trừ tiền thu phí đối với các phương tiện không lưu thông qua hầm Phước Tượng - Phú Gia. Cụ thể, trong quá trình thi công, trường hợp lưu lượng xe lớn, bắt buộc phải phân luồng các phương tiện đi đường đèo, đơn vị phải có phương án trừ tiền thu phí đối với các phương tiện không lưu thông qua hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia.

Chính vì cách sắp xếp làn xe để tránh thất thoát phí của Đèo Cả, mà hàng trăm xe ôtô phải xếp hàng rất lâu chờ đến lượt đi qua hầm. Cách tổ chức giao thông ép phương tiện đi hầm như vậy gây ách tắc giao thông cục bộ kéo dài trên QL1A, đoạn qua các cửa hầm Phước Tượng, Phú Gia.

Lái xe Nguyễn Văn T bức xúc: “Bằng cách lập 2 chốt ở hai đầu hầm Phước Tượng để phân luồng, cứ làn ra đi xong làn vào lại đi. Làm như vậy cũng ảnh hưởng, khi dừng lại, nổ máy, điều hòa thì phải tốn nhiên liệu và mất thời gian. Doanh nghiệp muốn giữ phí không muốn rơi tiền ra khỏi túi, nhưng biết bao nhiêu lái xe và chủ xe thiệt thòi". Các lái xe phàn nàn, cung đường của tuyến xe buýt Huế - Đà Nẵng với cự ly chưa đến 100 km mà phải qua hai trạm thu phí, trạm Phú Bài và Trạm Bắc Hải Vân. Thực tế, xe khách 16 chỗ khi đi qua trạm Phú Bài là 50.000 đồng và mỗi lượt qua trạm Bắc Hải Vân là 160.000 đồng, như vậy là quá cao.

Vấn đề này ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Thừa Thiên Huế cho biết, từ ngày 1/5/2021 phí qua Trạm thu phí Bắc Hải Vân tăng gấp 3 lần đã khiến các doanh nghiệp vận tải gặp rất nhiều khó khăn. Nay chi phí nhiên liệu tăng lên do xe phải lưu thông đường đèo nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả không thực hiện giảm phí qua trạm BOT khiến các doanh nghiệp càng thêm khó.

Chủ đầu tư Đèo Cả hướng dẫn cách giảm phí...bằng đường đèo!

Sau phản ánh của các lái xe, chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Hiệp hội đề xuất về việc nhà đầu tư BOT sửa hầm, buộc dân phải đi 2 đèo cũ Phú Gia, Phước Tượng nhưng không giảm phí BOT, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã phản hồi bằng văn bản cho biết:

Việc sửa chữa hầm là do hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng đã đưa vào khai thác từ năm 2016 đến nay hơn 5 năm là đến thời hạn thực hiện trung tu, bao gồm sửa chữa các hư hỏng để đảm bảo an toàn công trình. Căn cứ theo quy định về quy trình bảo dưỡng/bảo trì Quy định bởi Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26.1.2021 của Chính phủ và Thông tư 50 của Bộ GTVT về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Hàng nghìn xe xếp hàng chờ đợi qua hầm. Ảnh Phan Dương

Hàng nghìn xe xếp hàng chờ đợi qua hầm. Ảnh Phan Dương

Tuy nhiên đặc thù hầm Phước Tượng và hầm Phú Gia chỉ có 1 ống hầm lưu thông 2 chiều, khi làm triển khai bảo dưỡng, duy tu phải tạm dừng 1 làn để thi công. Việc nhà đầu tư chủ động sửa chữa các hư hỏng cục bộ một số điểm của mặt đường 2 hầm phương tiện giao thông là để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng độ êm thuận cho các phương tiện lưu thông qua hầm. Các phương án đảm bảo an toàn này đã được cơ quan nhà nước thống nhất.

Trong quá trình phân luồng, công ty đã phối hợp các lực lượng chức năng, tăng cường lực lượng CHCN, PCCC để hỗ trợ, các phương tiện lưu thông qua đèo sẽ được hướng dẫn, điều tiết giao thông, kịp thời hỗ trợ các tình huống khi có sự cố giao thông xảy ra.

Để hạn chế ảnh hưởng đến giao thông và vẫn đảm bảo việc triển khai, công ty Đèo Cả hiện đang tích cực thi công 3 ca để sửa chữa cuốn chiếu, do vậy việc tạm dừng 1 làn trong hầm, phân luồng đi đường đèo mỗi hầm khoảng 2 tuần là bất khả kháng. Trong thời điểm lưu lượng xe thấp, sẽ điều tiết luân phiên từng chiều để các phương tiện đều di chuyển qua hầm trên 1 làn.

Tuy nhiên do đang thi công để đảm bảo an toàn nên sẽ lưu thông tốc độ chậm, các phương tiện có thể lựa chọn đi đường đèo để thông thoáng hơn. Vì vậy giá vé dịch vụ BOT sẽ không bất kỳ điều chỉnh trong suốt thời gian nêu trên kể cả khi đã nhận được phản ánh của người dân cũng như yêu cầu từ Tổng cục Đường bộ. 

Tăng phí nhớ rõ lộ trình,...nhưng không nhớ làm biển chỉ dẫn cho lái xe

Nhiều lái xe vừa bức xúc vừa cho lắng rằng, doanh nghiệp quản lý trạm thu phí BOT chỉ cách cho tài xế đi đường đèo cũ để tránh phí là câu trả lời khó chấp nhận được. Bởi chỉ có lái xe mới hiểu đi đường đèo cũ nhưng không có biển chỉ dẫn đi tránh lên cũng rất rủi ro, dễ xảy ra tai nạn giao thông. Từ giữa năm ngoái (2021) khi Đèo Cả tăng phí BOT, đã rất nhiều người quen đi đường đèo nhưng không phải lái xe nào cũng thông thạo. Vậy mà suốt một thời gian dài, vẫn không có biển chỉ dẫn. 

Được biết từ ngày 1/5/2021, Tập đoàn Đèo Cả (chủ đầu tư hầm Hải Vân 1 và Hải Vân 2) bắt đầu tăng mức phí dịch vụ mới đối với các phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông qua hầm Hải Vân. Sau khi hầm Hải Vân tăng mức phí, nhiều chủ phương tiện đã chọn đi đường đèo thay vì đi hầm, dù xa và mất thời gian hơn. Từ năm 2019 đến nay, Tập đoàn Đèo Cả đã 2 lần tăng phí, số tiền mỗi xe con tăng lên hơn 3 lần, từ 35.000 đồng lên 70.000 đồng và bây giờ là 110.000 đồng/lượt.

Hầm đường bộ Hải Vân nằm trên huyết mạch giao thông Bắc – Nam. Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 7.900 tỷ đồng. Công trình có chiều dài 6,2km (bao gồm cả đường dẫn là 12,4km), do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả (thuộc Tập đoàn Đèo Cả) làm chủ đầu tư, gồm 2 giai đoạn: Nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1, sửa chữa tuyến đường qua đèo Hải Vân và thi công mở rộng hầm Hải Vân 2.

Tập đoàn Đèo Cả, giải thích rằng, quá trình thực hiện dự án, dù còn nhiều khó khăn như vốn ngân sách Nhà nước không giải ngân đủ như đã cam kết trong hợp đồng (còn thiếu 1.180 tỷ đồng), nhưng nhà đầu tư đã chủ động huy động các nguồn lực để triển khai thi công và hoàn thành dự án đưa vào sử dụng từ ngày 11/1/2021.

Với quy mô và tổng mức đầu tư lớn như vậy, nhà đầu tư có huy động thêm vốn vay để thực hiện dự án. Vì thế, sau khi dự án hoàn thành thì nhà đầu tư được quyền thu phí để hoàn vốn thông qua giá dịch vụ sử dụng hầm đường bộ. Áp lực về tín dụng không phải là lý do để nhà đầu tư tăng phí.

Chủ đầu tư cho rằng, việc điều chỉnh này đã được quy định trong hợp đồng, không phải tình huống phát sinh; giá vé tuân thủ theo Thông tư 60/2018/TT-BGTVT đối với công trình hầm đường bộ, người dân có quyền lựa chọn sử dụng dịch vụ.

Hầm đường bộ xuyên núi Hải Vân nằm trên tuyến QL1A, có chiều dài 6,28km, được khởi công từ cuối tháng 8/2000, đến đầu tháng 5-2005 được khánh thành đưa vào sử dụng. Dự án có tổng chi phí 127,357 triệu USD. Mục tiêu của dự án này nhằm giảm thiểu TNGT trên tuyến đường đèo Hải Vân, rút ngắn thời gian qua đèo Hải Vân, góp phần phát triển kinh tế vùng miền Trung.

Đến tháng 4/2016, Bộ GTVT đồng ý cho Tập đoàn Đèo Cả triển khai dự án hầm Hải Vân 2 (mở rộng hầm lánh nạn sẵn có), nâng cấp sửa chữa hầm Hải Vân hiện có (gọi là hầm Hải Vân 1).

Thế nhưng, hiện tại đã xảy ra nghịch lý, các tài xế điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường thiên lý Bắc – Nam lại từ chối đi đường hầm để đi đường đèo Hải Vân, chấp nhận những bất trắc đang rình rập. Nguyên nhân chủ yếu là vì mức giá thu phí tại Trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân quá cao.

Đã có nhiều ý kiến về việc Trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân thu phí một lúc 3 hầm đường bộ: Hải Vân, Phú Gia và Phước Tượng là bất cập, không hợp lý đối với các phương tiện từ Đà Nẵng sang Lăng Cô, không phải qua hầm Phú Gia và Phước Tượng. Vậy tại sao, chủ đầu tư không cân nhắc đặt Trạm thu phí BOT thế nào cho phù hợp để mức thu phí qua hầm đường bộ Hải Vân hợp lý hơn?

Việc các phương tiện từ chối đi hầm, bằng cách đi đường đèo Hải Vân để tránh Trạm thu phí BOT rõ ràng sẽ tạo ra nguy cơ mất an toàn cho lái xe, tạo thêm áp lực cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trên tuyến đường đèo Hải Vân, tốn kém chi phí và thời gian cho ngành vận tải.

Hoài Linh
Vietjet khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững
Hai chuyến bay liên tiếp sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững được Vietjet thực hiện từ Việt Nam đi Melbourne (Australia) và Seoul (Incheon, Hàn Quốc) với các máy bay hiện đại của hãng.

Cháy lớn ở kho xưởng gần Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Khoảng 21h30 ngày 16/10, tại kho xưởng trong ngõ 124 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (gần Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) đã xảy cháy lớn, cột khói đen bốc cao hàng chục mét...

Tích cực khắc phục điểm sạt lở trên QL.43
Sau cơn bão số 3, nhiều điểm trên tuyến QL.43 bị sạt lở taluy âm, taluy dương gây ảnh hưởng đến giao thông. Xác định bảo đảm an toàn giao thông là một nhiệm vụ cấp thiết CTCPĐB 224 đã tập trung khắc phục hư hỏng, nhanh chóng ổn định tình hình giao thông, đảm bảo đi lại cho người dân được an toàn.

Sơ tán hàng trăm hộ dân để phá huỷ tảng đá khủng ở Quảng Bình
Do tác động của các đợt mưa, lũ và thay đổi về nhiệt độ, thời tiết, tại khu vực tổ dân phố Xuân Tiến (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) xuất hiện một tảng đá khoảng hơn 300 tấn nằm chênh vênh bên sườn núi, chờ rơi xuống bên dưới bất cứ lúc nào.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2050
Trong đó, dự án đầu tư công tại tỉnh này sẽ tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ưu tiên đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, dự án có tính kết nối vùng...

Nhiều tuyến quốc lộ ở Yên Bái sạt lở, ngập úng
Do ảnh hưởng của mưa lớn, quốc lộ 70 và quốc lộ 32 đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái đã xảy ra sạt lở, ngập úng trên nhiều đoạn tuyến khiến giao thông ùn tắc cục bộ.

Bắc Ninh tháo gỡ điểm nghẽn về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Dự án “Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn làng nghề xã Văn Môn” còn nhiều vướng mắc; chưa xây dựng được phương án vận chuyển và đơn giá xử lý chất thải rắn tồn đọng tại xã; tỉ lệ các cơ sở cô đúc nhôm di dời ra khỏi khu dân cư thấp 86/240 hộ.