Chuyên mục


Cối xay gió Hà Lan – Những di sản trường tồn

28/03/2022 12:55 (GMT +7)

Từ hàng trăm năm qua, xứ sở hoa tulip luôn là điểm đến quyến rũ với vẻ đẹp nên thơ cùng bầu không khí trong lành, khoáng đạt. Hãy cùng bước chân người khách lữ hành đến với Hà Lan, ngắm nhìn những chiếc cối xay gió cổ gắn để thấy hết sự sáng tạo bền bỉ của những con người đã làm nên đất nước tươi đẹp này.

shutterstock_203143342_supersize_reduced

Là quốc gia có hầu hết diện tích đất đai thấp hơn mặt nước biển, Hà Lan bởi vậy đã đầu tư rất nhiều cho các công trình đê chắn biển, chắn sông. Thiên nhiên, bên cạnh đó, cũng hào phóng ban tặng cho xứ sở này những cơn gió vi vu suốt bốn mùa, biến Hà Lan trở thành thiên đường của những chiếc cối xay gió xinh đẹp. 

Không chỉ là biểu tượng của đất nước Hà Lan, những chiếc cối xay gió cũng từng có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của cả châu Âu. Năm 634, người Hồi giáo phát minh ra chiếc cối xay gió đầu tiên. Sau khi du nhập đến châu Âu, cối xay gió góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển toàn diện của khu vực này. Vào thế kỷ XVII, người Tây Ban Nha đã sử dụng những chiếc tàu lớn có thiết kế cánh quạt như cối xay gió để vượt đại dương. Thời kỳ đó, người Hà Lan cũng vận dụng cơ chế hoạt động của cối xay gió để xây dựng nên những đoàn thuyền thương mại hùng mạnh, tạo nên thời kỳ đầu đánh dấu sự phát triển rực rỡ của Hà Lan trong giai đoạn mấy trăm năm kế tiếp. Ngày nay, thủ đô Amsterdam vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý báu ghi dấu thời kỳ lịch sử huy hoàng ấy.

Cối xay gió được thiết kế để biến năng lượng gió thành các dạng năng lượng khác. Trước đây, những chiếc cối xay gió thường được xây bằng gạch. Không gian chật hẹp bên trong được sắp xếp rất hợp lý để làm chỗ ở cho cả gia đình. Người chủ cối xay gió có nhiệm vụ theo dõi sự thay đổi của hướng gió và mực nước để điều khiển cối xay gió và các cánh quạt khi cần thiết. Vào mùa khô, cối xay gió chạy bằng nguồn sức đẩy duy nhất là gió. Cối xay gió cũng đã hỗ trợ người Hà Lan rất nhiều trong quá trình làm hai loại phô mai Edam và Gouda trứ danh. Những khối phô mai thơm ngon, béo ngậy được làm theo công nghệ truyền thống đã đưa tên tuổi đất nước Hà Lan đến với bạn bè năm châu.

shutterstock_381187552_huge_reduced

Đặt chân đến bất cứ đâu trên đất nước nên thơ này, du khách cũng sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những chiếc cối xay gió hình ống cao vút đứng sừng sững trên những gờ đất lớn hay chạy dọc theo những dòng kênh. Điều thú vị là ở đây, cối xay gió cũng được phân thành hai loại: cối đực và cối cái. Nhìn từ xa, chiếc cối xay gió đực tựa một người khổng lồ với thân hình trụ khỏe khoắn và mái hình chóp nhọn như chiếc nón đội trên đầu. Những chiếc cối cái thì vô cùng duyên dáng với thân hình ống tròn loe rộng ở phía dưới và chiếc mái hình tròn như người phụ nữ Hà Lan mặc váy, trùm khăn. 

Ngày nay, cối xay gió đã trở thành một trong những biểu tượng truyền thống của đất nước Hà Lan. Một số làng cối xay gió vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn từ thế kỷ 13, 14; làng cổ Kinderjik là một trong những nơi như vậy. Kinderjik yên tĩnh và thanh bình với những đàn vịt tung tăng bơi lội trên các dòng kênh xanh ngát cỏ lau.

Những chiếc cối xay gió đầu tiên xuất hiện tại nơi đây từ những năm 1400, có hình nấm, thân được xây bằng gạch và cánh quạt khổng lồ làm bằng gỗ. Phần mái lợp lá được gắn với cánh quạt, có thể xoay theo các hướng gió khác nhau. Cư dân đến sinh sống ở vùng này đã cải tạo bãi than bùn, dùng cối xay gió cuốn nước đổ ra sông lớn quanh vùng để trồng trọt và sinh sống. Với những cánh quạt cực khoẻ dài hàng chục mét truyền lực của gió lên những bánh guồng lớn bằng gỗ, chúng giúp thoát nước thừa từ vùng đất lấn biển Alblasserwaard. Ngày nay, cối xay gió được thay thế bởi những trạm bơm hiện đại với tổng công suất lên đến 1.350 m3 nước/phút. 

Những chiếc cối xay gió ngày nay vẫn tồn tại ở Hà Lan như một chứng nhân lịch sử. Hàng thế kỉ trôi qua, cối xay gió lâu đời đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống êm đềm ở những ngôi làng Hà Lan bình dị. Vẻ đẹp lãng mạn và giá trị bảo tồn sắc son của cối xay gió chẳng biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hà Lan nồng hậu, trở thành một di sản quý báu để nâng niu và gìn giữ.

Đức Anh
Tags:
Chính phủ Hàn Quốc kích hoạt quỹ bảo trợ trái phiếu
Ngay ngày hôm sau khi Bộ Tài chính Hàn Quốc thừa nhận về tình hình rất nghiêm trọng, quỹ bình ổn thị trường trái phiếu đã được kích hoạt; đồng thời việc gọi vốn bổ sung, thu đổi trái phiếu, nâng trần các gói đã được triển khai.

Câu chuyện bên lề 'đường hầm ngâm nước' dài nhất thế giới
Đường hầm Fehmarnbelt sẽ được xây dựng trên Vành đai Fehmarn - một eo biển giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch. Thiết kế dự án để thay thế cho dịch vụ phà hiện tại từ Rodby và Puttgarden, nơi chở hàng triệu hành khách mỗi năm.

Không thuê được nhà cô gái sống trong xe hơi gần 3 năm
Để giảm áp lực tiền thuê nhà, Nikita Crump quyết định chuyển hầu hết sinh hoạt, từ ăn uống đến ngủ nghỉ, sang chiếc xe hơi của mình. Đối với Nikita, đây là một trong những cách để giảm thiểu phí sinh hoạt đắt đỏ đang ngày một tăng cao do lạm phát, theo Daily Mail.

Chú ý khi sân bay quốc tế quá tải
Không chỉ Việt Nam, hàng loạt sân bay trên toàn thế giới đang phải đối mặt với tình trạng vượt công suất thiết kế của nhà ga. Vậy cần làm gì khi sân bay khắp thế giới đều quá tải?

Chờ đổ xăng, nhiều người tử vong tại Sri Lanka
Cảnh sát cho biết một người đàn ông 63 tuổi tử vong khi chờ 5 ngày để đổ xăng tại Sri Lanka. Theo báo cáo, hiện có 11 trường hợp được ghi nhận tử vong do nguyên nhân trên.

Thành phố rừng ở Indonesia
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cấm các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hoạt động tại khu vực thủ đô mới Nusantara vốn được xây dựng với khái niệm “thành phố rừng thông minh.”

Doanh nghiệp du lịch Nhật lúng túng trước quy định mới về nhập cảnh
Nhật Bản chỉ cấp phép nhập cảnh cho du khách đến từ 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có tỷ lệ lây lan virus thấp, theo diện đi tour du lịch. Quyết định này khiến các công ty du lịch khá bối rối.