Câu chuyện bên lề "đường hầm ngâm nước" dài nhất thế giới
Đường hầm Fehmarnbelt sẽ được xây dựng trên Vành đai Fehmarn - một eo biển giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch. Thiết kế dự án để thay thế cho dịch vụ phà hiện tại từ Rodby và Puttgarden, nơi chở hàng triệu hành khách mỗi năm.
Sau hơn một thập kỷ lên kế hoạch, việc xây dựng Đường hầm Fehmarnbelt bắt đầu vào năm 2020. Dưới độ sâu 40m dưới biển Baltic, đường hầm ngâm nước dài nhất thế giới sẽ nối Đan Mạch và Đức, cắt giảm hành trình giữa hai quốc gia khi mở cửa vào năm 2029.
Trong vài tháng kể từ khi một bến cảng tạm thời được hoàn thành ở Đan Mạch, 89 đoạn bê tông khổng lồ để tạo nên đường hầm sẽ sớm xây dựng. Đường hầm dài 18 km (11,1 dặm), là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với kinh phí xây dựng hơn 7 tỷ Euro (7,1 tỷ USD).
Henrik Vincentsen, Giám đốc điều hành của Femern A/S - Công ty Đan Mạch phụ trách dự án cho biết: “Dự kiến dây chuyền sản xuất đầu tiên sẽ sẵn sàng vào khoảng cuối năm hoặc đầu năm sau. Đến đầu năm 2024, chúng tôi phải sẵn sàng để hoàn thành phần đường hầm đầu tiên".
So sánh về công nghệ, Đường hầm Kênh dài 50 km (31 dặm) nối Anh và Pháp, được hoàn thành vào năm 1993, có giá tương đương 12 tỷ bảng Anh (13,6 tỷ USD) tính theo tỉ giá tiền hiện nay. Mặc dù dài hơn Đường hầm Fehmarnbelt, Đường hầm Kênh được làm bằng máy khoan, thay vì chôn xuống các đoạn đường hầm được xây dựng sẵn như Fehmarnbelt.
Đường hầm Fehmarnbelt sẽ được xây dựng trên Vành đai Fehmarn, một eo biển giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch và được thiết kế để thay thế cho dịch vụ phà hiện tại từ Rødby và Puttgarden, nơi chở hàng triệu hành khách mỗi năm.
Đường hầm có tên chính thức là Fehmarnbelt Fixed Link, là đường hầm kết hợp đường bộ và đường sắt dài nhất trên thế giới, bao gồm 2 đường ô tô hai làn (ngăn cách bởi một lối đi dịch vụ) và 2 đường ray điện khí hóa.
Hiện tại, để đi từ bán đảo Scandinavia và Đức qua Đan Mạch có thể đi phà qua Fehmarnbelt hoặc chọn một tuyến đường dài hơn là đi qua các cây cầu giữa các đảo Zealand, Funen và bán đảo Jutland.
Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật tại Femern A/S, công ty Đan Mạch thuộc sở hữu nhà nước phụ trách về dự án cho biết, nếu đi tàu từ Copenhagen đến Hamburg sẽ mất khoảng 4 tiếng rưỡi, khi hoàn thành đường hầm, hành trình tương tự sẽ chỉ mất hai tiếng rưỡi. Mặt khác, nếu đi bằng ô tô qua đường hầm Fehmarnbelt sẽ nhanh hơn hiện tại khoảng một giờ, tính thời gian tiết kiệm được do không phải xếp hàng lên phà. Ngoài ra, đường hầm sẽ có tác động tích cực đến xe tải và tàu hỏa, bởi vì nó tạo ra một tuyến đường bộ nối Thụy Điển và Trung Âu ngắn hơn 160 km so với hiện nay.
Được biết, dự án có từ năm 2008, khi Đức và Đan Mạch ký hiệp ước xây dựng đường hầm. Sau đó, phải mất hơn một thập kỷ để cả hai quốc gia thông qua những văn bản pháp lý cần thiết và thực hiện các nghiên cứu về tác động môi trường và địa kỹ thuật.
Quá trình hoàn thành đã diễn ra suôn sẻ từ phía Đan Mạch; nhưng tại Đức, một số tổ chức - bao gồm các công ty phà, nhóm môi trường và các thành phố trực thuộc địa phương - đã kháng cáo chống lại việc phê duyệt dự án vì những cáo buộc về cạnh tranh không lành mạnh hoặc những lo ngại về môi trường và tiếng ồn.
Hiện, bến cảng tạm thời trên địa điểm của Đan Mạch đã xong, một số giai đoạn khác của dự án đang được tiến hành, bao gồm việc đào rãnh thực tế sẽ dẫn đường hầm, cũng như xây dựng nhà máy. Mỗi phần sẽ dài 217m (tương đương một nửa chiều dài của con tàu container lớn nhất thế giới), rộng 42 m và cao hơn 9m. Với trọng lượng 73.000 tấn mỗi đoạn, nặng bằng hơn 13.000 con voi.
Đại diện Vincentsen (Công ty điều hành dự án ở Đan Mạch) cho biết: “Chúng tôi sẽ có sáu dây chuyền sản xuất và nhà máy sẽ bao gồm ba hội trường, với khu đầu tiên hiện đã hoàn thành 95%”. Các phần sẽ được đặt ngay dưới đáy biển, khoảng 40 mét dưới mực nước biển ở điểm sâu nhất, và được di chuyển vào vị trí bằng sà lan và cần cẩu. Việc định vị các phần sẽ mất khoảng ba năm. Có tới 2.500 người sẽ làm việc trực tiếp trong dự án xây dựng, vốn đã bị ảnh hưởng bởi những tai ương trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Michael Svane thuộc Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch, một trong những tổ chức kinh doanh lớn nhất Đan Mạch, tin rằng đường hầm sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp ngoài chính Đan Mạch.
"Đường hầm Fehmarnbelt sẽ tạo ra một hành lang chiến lược giữa Scandinavia và Trung Âu. Việc chuyển giao đường sắt được nâng cấp đồng nghĩa với việc nhiều hàng hóa hơn chuyển từ đường bộ sang đường sắt, hỗ trợ một phương tiện giao thông thân thiện với khí hậu. Chúng tôi coi các kết nối xuyên biên giới là một công cụ để tạo ra tăng trưởng kinh tế và việc làm không chỉ ở địa phương, mà còn trên toàn quốc", đại diện công ty Đan Mạch nói với CNN.
Trong khi một số nhóm môi trường bày tỏ lo ngại về tác động của đường hầm đối với cá heo ở Vành đai Fehmarn, thì Michael Lovendal Kruse thuộc Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Đan Mạch cho rằng dự án sẽ có lợi về môi trường. Là một phần của Đường hầm Fehmarnbelt, các khu vực tự nhiên và rạn đá mới ở phía Đan Mạch và Đức sẽ được tạo ra. Thiên nhiên cần không gian và do đó sẽ có nhiều không gian hơn cho thiên nhiên. Nhưng lợi thế lớn nhất sẽ là lợi ích về khí hậu. Việc đi qua vành đai nhanh hơn sẽ khiến tàu hỏa cạnh tranh được với hàng không, và sử dụng tàu điện cho đến nay là giải pháp tốt nhất cho môi trường.