Chuyên mục


Chính phủ Hàn Quốc kích hoạt quỹ bảo trợ trái phiếu

28/10/2022 11:38 (GMT +7)

Ngay ngày hôm sau khi Bộ Tài chính Hàn Quốc thừa nhận về tình hình rất nghiêm trọng, quỹ bình ổn thị trường trái phiếu đã được kích hoạt; đồng thời việc gọi vốn bổ sung, thu đổi trái phiếu, nâng trần các gói đã được triển khai.

Hàn Quốc thần tốc mua lại trái phiếu

Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/10 đã công bố kế hoạch mở rộng tài trợ cho các chương trình thanh khoản lên ít nhất 50.000 tỷ won (tương đương 35 tỷ USD) trong nỗ lực giảm bớt những xáo trộn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau việc vỡ nợ của doanh nghiệp liên quan dự án công viên giải trí Legoland.

Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp khẩn giữa Bộ trưởng Tài chính Choo Kyung-ho với Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) Rhee Chang-yong; Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Kim Joo-hyun, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Lee Bok-hyun và ông Choi Sang-mok, trợ lý cấp cao của Tổng thống phụ trách các vấn đề kinh tế.

Tại cuộc họp được tổ chức ở Seoul, Bộ trưởng Tài chính Choo Kyung-ho thừa nhận tình hình thị trường hiện tại “rất nghiêm trọng”

Tại cuộc họp được tổ chức ở Seoul, Bộ trưởng Tài chính Choo Kyung-ho thừa nhận tình hình thị trường hiện tại “rất nghiêm trọng”

 

Cuối tháng 9 vừa qua, đồng nội tệ của Hàn Quốc đã mất giá kỷ lục so với USD kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Giao dịch cổ phiếu ở thị trường Seoul cũng ở mức thấp hơn do các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Chỉ số chứng khoán tổng hợp của Hàn Quốc (KOSPI) đã giảm 59,23 điểm (tương đương 2,59%). Trong khi đó, số liệu công bố của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết, cán cân thương mại hàng hóa đã thâm hụt 1,18 tỷ USD. Nguyên nhân là do xuất khẩu tăng 6,9% nhưng nhập khẩu lại tăng vọt tới 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu nguyên vật liệu tăng tới 35,5%; nhập khẩu năng lượng tăng vọt 73,7% so với một năm trước.

Tại cuộc họp tổ chức ở Seoul, Bộ trưởng Tài chính Choo Kyung-ho thừa nhận tình hình thị trường hiện tại “rất nghiêm trọng” và cam kết sẽ “huy động đầy đủ các biện pháp chính sách sẵn có." Các quan chức tài chính hàng đầu của Hàn Quốc đã thảo luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tài trợ ngắn hạn, tình hình thanh khoản. Theo đó, chính phủ đã kích hoạt ngay "quỹ bình ổn thị trường trái phiếu" trị giá 1.600 tỷ won bắt đầu ngay từ ngày 24/10.

Một quỹ bình ổn thị trường trái phiếu trị giá 10.000 tỷ won đã được kích hoạt vào năm 2008 cũng sẽ được mở; cùng với đó 3.000 tỷ won được tạo ra sau đại dịch COVID-19 trong đó 1.400 tỷ won đã được bơm vào để ổn định thị trường nhằm giải tỏa lo ngại ngày càng tăng về trái phiếu doanh nghiệp và thị trường tiền tệ ngắn hạn và để ngăn chặn tình trạng suy giảm thanh khoản. Trái phiếu công ty và thương phiếu cũng sẽ được mua như một phần của chương trình thanh khoản.

Bắt đầu từ tháng 11 tới, việc gọi vốn bổ sung, thu đổi trái phiếu từ các đối tác sẽ được thực hiện khi đối tác có nhu cầu. Mức trần cho các chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, cũng sẽ được nâng lên 16.000 tỷ won từ mức 8.000 tỷ won hiện tại. Các thương phiếu phát hành bởi các công ty tài chính hay công ty chứng khoán, sẽ được nằm trong chương trình như một phần của tài sản có thể được mua.

Vì sao Hàn Quốc không còn nhiều lựa chọn? Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều biến động sau vụ vỡ nợ đối với khoản nợ được chính phủ bảo lãnh trị giá 205 tỷ won (143 triệu USD) được huy động để xây dựng công viên giải trí Legoland Korea ở tỉnh Gangwon.

Bất ổn đối với thị trường trái phiếu và tiền tệ Hàn Quốc lần này bắt nguồn từ việc Công ty liên doanh Gangwon Jungdo Development Corp. (GJC), nhà phát triển của Legoland Korea, rơi vào tình cảnh không thể trả nợ các trái phiếu đáo hạn với tổng giá trị lên tới 205 tỷ won (142,3 triệu USD) và sau đó bị liệt vào danh sách phá sản. 

Công viên giải trí Legoland đã khai trương hồi tháng 5 vừa qua tại thành phố Chuncheon của tỉnh Gangwon, cách thủ đô Seoul 75 km về phía Đông Bắc. Tỉnh Gangwon sở hữu 44% cổ phần của công ty phát triển dự án GJC.

Theo các quan chức Hàn Quốc, dự án Legolan vỡ nợ không chỉ tạo ra các mối lo ngại về khả năng hàng loạt các công ty chứng khoán và xây dựng phá sản mà còn khiến các công ty lớn khó khăn hơn trong việc huy động vốn. Ngay cả trước khi chính quyền tỉnh Gangwon gây mất lòng tin vào thị trường trái phiếu quốc gia bằng cách vi phạm lời hứa đảm bảo trả các khoản nợ của GJC, các chi nhánh của các nhóm SK, Lotte và Hyosung đã huy động tiền thông qua các nghĩa vụ trái phiếu có thế chấp chính (P-CBO) được đảm bảo bởi Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc do nhà nước điều hành. Đây là vụ vỡ nợ hiếm hoi xảy ra trong thời gian gần đây tại Hàn Quốc. Cùng với đó, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp tại một số thị trường địa phương leo lên mức cao nhất hơn một thập kỷ qua, phản ánh rủi ro gia tăng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Điều này khiến các nhà đầu tư tài chính không khỏi lo lắng về tình hình của các doanh nghiệp, nhất là nhóm bất động sản. Cùng với viễn cảnh ảm đạm do chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu, tâm lý bất an tại Hàn Quốc đã kích hoạt một cuộc tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu, khiến các chỉ số kinh tế ở xứ sở Kim Chi phát đi những tín hiệu tiêu cực.

Những cuộc giải cứu trái phiếu không "điềm tĩnh"

Cũng là giải quyết khủng hoảng liên quan đến trái phiếu, nhưng nó đang là câu chuyện đảo khi trái phiếu trở thành công cụ cứu ngược lại khi thị trường bất động sản có nguy cơ sụp đổ. Bắt đầu từ tháng 9/2022, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Excellence Group và China SCE Group Holdings đang chuẩn bị phát hành trái phiếu với sự hậu thuẫn gián tiếp của Chính phủ, trong bối cảnh sự ảm đạm vẫn tiếp tục bao trùm lĩnh vực này.

Theo đó, Excellence Commercial Management - một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Excellence có trụ sở tại Thâm Quyến, trong những ngày tới sẽ phát hành trái phiếu trung hạn 3 năm trị giá 1 tỷ NDT (142 triệu USD). Mức lãi suất được ấn định sơ bộ vào khoảng 3 - 4,3% và được đảm bảo bởi Tổ chức Phát hành Trái phiếu Trung Quốc thuộc sở hữu Nhà nước - tổ chức chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập vào năm 2009. Cùng với đó, SCE Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông cũng dự kiến sẽ phát hành một trái phiếu mới trong nước trong những ngày tới.

Tuy nhiên, giới chuyên môn nhận định, trái phiếu với sự đảm bảo trách nhiệm và không thể hủy ngang từ Tổ chức Phát hành Trái phiếu Trung Quốc, có thể không giải quyết được tình trạng thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn của các nhà phát triển bất động sản, vì thị trường tổng thể dự kiến sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong tương lai.

Trao đổi với báo giới, Ông Raymond Cheng, Giám đốc điều hành của CGS-CIMB Securities cho biết, quy mô của các trái phiếu trung hạn trong nước là khoảng 1 đến 1,5 tỷ NDT chỉ có thể mang lại sự trợ giúp nhỏ cho một số nhà phát triển.

Trong khi đó, thị trường bất động sản trị giá 18,2 nghìn tỷ NDT của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các tác động của Chính phủ đến thị trường và cuộc khủng hoảng nợ lan truyền từ China Evergrande Group sang các công ty cùng ngành như Sunac China Holdings. Việc mở rộng phát hành trái phiếu và các vụ vỡ nợ liên tiếp đã khiến nhà đầu tư lo sợ. Tình hình cũng trở nên trầm trọng hơn do doanh số bán bất động sản (BĐS) sụt giảm nghiêm trọng.

Nói về cách xử lý khủng hoảng trái phiếu của Mỹ, không thể không nhắc đến tổ chức G30. Tổ chức này ra đời khi thị trường tài chính toàn cầu chao đảo mùa xuân năm 2020, thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Từ ngày 9/3 đến 18/3/3020, chênh lệch bid-ask bùng nổ và số lượng giao dịch thất bại tăng đột biến, gấp gần 3 lần so với bình thường. Tình trạng này xảy ra khi 1 giao dịch đã được đặt trước nhưng không thể thực hiện vì một trong hai bên không có đủ tiền hoặc tài sản.

Cuối cùng Fed đã ra tay giải cứu. Nhưng một nhóm có tên gọi G30 gồm các chuyên gia kinh tế dẫn đầu bởi cựu Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đã ra đời để nghiên cứu cách phòng tránh những kịch bản tương tự.

Năm ngoái (2021), nhóm này đưa ra báo cáo nêu một loạt khuyến nghị nhằm củng cố sự vững chãi của thị trường trái phiếu kho bạc khi căng thẳng xuất hiện. Các kiến nghị bao gồm thành lập trung tâm thanh toán bù trừ cho tất cả các giao dịch, thành lập ủy ban quản lý hoạt động repo tại Fed…

Mặc dù phần lớn các kiến nghị vẫn chưa được triển khai, Fed đã thành lập cơ quan quản lý hoạt động repo cho các nhà giao dịch nội địa và nước ngoài vào tháng 7/2021. Và Ủy ban chứng khoán Mỹ đang hành động để có được trung tâm thanh toán bù trừ tập trung.

Dẫu vậy, chừng đó là chưa đủ. Một số người cho rằng cơ quan quản lý hành động chậm trễ là bởi họ trông chờ bất cứ khi nào có rắc rối xảy ra thì đơn giản là Fed sẽ nhảy vào giải cứu như trong quá khứ.

Tuy nhiên, Axel tin rằng đó là một nhận định sai lầm. “Rất không ổn khi nợ công của nước Mỹ ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Fed. Fed là bên cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng, chứ không phải của chính phủ liên bang”, chuyên gia của Bank of America viết.

Hiện tại, lợi tức kho bạc Mỹ hiện đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 do triển vọng tăng lãi suất nhiều hơn khiến các nhà đầu tư bán phá giá trái phiếu.

Ngày 21/10/2022, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 4%, mức nguy hiểm đối với thị trường tài chính. Trong khi đó, đồng USD tiếp tục duy trì mức cao nhất trong vòng 20 năm. Bên cạnh đó, dữ liệu kinh tế vĩ mô của tuần qua củng cố thêm cho Fed quan điểm mạnh tay hơn thay vì sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 10 điểm cơ bản lên 4,23%, có thời điểm chạm mức 4,239%, mức cao nhất kể từ năm 2008. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm nhạy cảm với chính sách giao dịch tăng 5 điểm cơ bản lên 4,608%

Hồng Thơ
Chính phủ Hàn Quốc kích hoạt quỹ bảo trợ trái phiếu
Ngay ngày hôm sau khi Bộ Tài chính Hàn Quốc thừa nhận về tình hình rất nghiêm trọng, quỹ bình ổn thị trường trái phiếu đã được kích hoạt; đồng thời việc gọi vốn bổ sung, thu đổi trái phiếu, nâng trần các gói đã được triển khai.

Câu chuyện bên lề 'đường hầm ngâm nước' dài nhất thế giới
Đường hầm Fehmarnbelt sẽ được xây dựng trên Vành đai Fehmarn - một eo biển giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch. Thiết kế dự án để thay thế cho dịch vụ phà hiện tại từ Rodby và Puttgarden, nơi chở hàng triệu hành khách mỗi năm.

Không thuê được nhà cô gái sống trong xe hơi gần 3 năm
Để giảm áp lực tiền thuê nhà, Nikita Crump quyết định chuyển hầu hết sinh hoạt, từ ăn uống đến ngủ nghỉ, sang chiếc xe hơi của mình. Đối với Nikita, đây là một trong những cách để giảm thiểu phí sinh hoạt đắt đỏ đang ngày một tăng cao do lạm phát, theo Daily Mail.

Chú ý khi sân bay quốc tế quá tải
Không chỉ Việt Nam, hàng loạt sân bay trên toàn thế giới đang phải đối mặt với tình trạng vượt công suất thiết kế của nhà ga. Vậy cần làm gì khi sân bay khắp thế giới đều quá tải?

Chờ đổ xăng, nhiều người tử vong tại Sri Lanka
Cảnh sát cho biết một người đàn ông 63 tuổi tử vong khi chờ 5 ngày để đổ xăng tại Sri Lanka. Theo báo cáo, hiện có 11 trường hợp được ghi nhận tử vong do nguyên nhân trên.

Thành phố rừng ở Indonesia
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cấm các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hoạt động tại khu vực thủ đô mới Nusantara vốn được xây dựng với khái niệm “thành phố rừng thông minh.”

Doanh nghiệp du lịch Nhật lúng túng trước quy định mới về nhập cảnh
Nhật Bản chỉ cấp phép nhập cảnh cho du khách đến từ 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có tỷ lệ lây lan virus thấp, theo diện đi tour du lịch. Quyết định này khiến các công ty du lịch khá bối rối.