Chuyên mục


Cảnh giác trước khi giao kết hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ”

07/06/2023 16:50 (GMT +7)

Tổng cục Du lịch ban hành văn bản số 906/TCDL-KS gửi Sở quản lý du lịch các tỉnh, thành phố về việc tuyên truyền việc tìm hiểu thông tin trước khi giao kết hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ”.

Thời gian qua, Tổng cục Du lịch nhận được nhiều đơn, thư của công dân liên quan đến việc mua dịch vụ "sở hữu kỳ nghỉ".

Sản phẩm 'Sở hữu kỳ nghỉ' được phát hành dưới dạng thẻ kỳ nghỉ

Sản phẩm "Sở hữu kỳ nghỉ" được phát hành dưới dạng thẻ kỳ nghỉ

Nội dung phản ánh ngoài việc người mua (chủ sở hữu tuần nghỉ) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp kỳ nghỉ khoản tiền theo giá trị hợp đồng, còn phải thanh toán các khoản phí thường niên hay phí duy trì cho từng năm được điều chỉnh tăng giảm bất thường gây thiệt hại cho các chủ sở hữu; gây nhầm lẫn cho người mua thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về sản phẩm, dịch vụ và một số nội dung khác.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, Tổng cục Du lịch đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương:

Tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức về mô hình "sở hữu kỳ nghỉ" theo nội dung khuyến cáo của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương: Tìm hiểu rõ bản chất, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và các rủi ro tiềm ẩn. Trước khi quyết định tham gia sự kiện giới thiệu, chào bán "sở hữu kỳ nghỉ", cần tìm hiểu thông tin về loại hình sản phẩm, dịch vụ sẽ được giới thiệu tại sự kiện cũng như bên cung cấp thông qua phương tiện truyền thông hoặc qua bạn bè, người thân đã tham gia sự kiện hoặc sử dụng sản phẩm; xác định trước những vấn đề cần quan tâm về lợi ích và rủi ro để chủ động yêu cầu được giải đáp thêm.

Trước khi quyết định giao kết hợp đồng, cần yêu cầu cung cấp đầy đủ bộ hợp đồng và nghiên cứu kỹ, đặc biệt ở những vấn đề như: Nhu cầu của bản thân, gia đình trong một thời gian dài; so sánh các thông tin được quảng cáo, chào bán hoặc "cam kết miệng" của doanh nghiệp với các điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng.

Đặc biệt khi có sự không thống nhất giữa thông tin chào bán và hợp đồng hoặc có các quy định, điều khoản trong hợp đồng chưa rõ ràng thì người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp giải thích, làm rõ và sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, xác định rõ toàn bộ các chi phí phải đóng trong thời hạn hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài và bên cạnh khoản phí cố định ngay từ đầu, người tiêu dùng sẽ còn phải đóng thêm nhiều khoản phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện như phí duy trì, phí thường niên, phí quản lý, phí vận hành, phí thực hiện quyền trao đổi các địa điểm nghỉ dưỡng… Các khoản chi phí này có thể chỉ được quy định trong hợp đồng, không có trong thông tin quảng cáo, chào bán và có thể không được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ.

Các điều kiện, hạn chế đối với bên mua trong việc hưởng, chuyển nhượng quyền nghỉ dưỡng, ví dụ như: thời điểm bắt đầu được thực hiện quyền nghỉ dưỡng, dịch vụ này có được chuyển nhượng cho người khác không, nếu có thì sau khi ký hợp đồng hay sử dụng dịch vụ bao nhiêu lâu, có đi kèm điều kiện gì không…

Các điều khoản bất lợi trong hợp đồng, ví dụ như: hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người mua; không cho người tiêu dùng hủy ngang hợp đồng; chế tài xử lý vi phạm không công bằng giữa hai bên; các trường hợp bên cung cấp dịch vụ được miễn trừ trách nhiệm ví dụ như không được cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng (đối với loại hình có dự án/khách sạn) hoặc bên thứ ba không tiếp tục hợp tác (đối với loại hình không có dự án/khách sạn)…

Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú du lịch, đơn vị khác có cung cấp dịch vụ "sở hữu kỳ nghỉ" phải quảng bá, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác; thiết lập hợp đồng mua bán kỳ nghỉ phải rõ ràng, không có các điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng như hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người mua...

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị có cung cấp dịch vụ "sở hữu kỳ nghỉ" nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới người tiêu dùng. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư, phản ánh của công dân theo thẩm quyền.

Hoài Linh
Hạn chế ô tô qua phà ra đảo Cát Bà
Đây là thông tin nóng mà khách du lịch cần cập nhật để chủ động có phương án di chuyển thích hợp khi muốn đến thăm đảo Cát Bà, di sản thiên nhiên thế giới vừa được UNESCO công nhận, trong dịp hè này.

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe ngày 28/4
Cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe vào ngày 28/4, góp phần rút ngắn thời gian đi đường bộ từ Hà Nội về Nghệ An, Hà Tĩnh.

Cổ nhạc Huế - Tinh hoa âm nhạc cổ truyền Việt Nam
Ngày 24/4, tại Cổ nhạc từ (63/6 Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, TP. Huế, Thừa Thiên Huế), Hội Cổ nhạc truyền thống Huế tổ chức Lễ giỗ tổ Cổ nhạc Huế.

Novaworld Phan Thiết dịp đại lễ 30/4: Choáng ngợp với dàn sao khủng và pháo hoa rực
Diễn ra xuyên suốt kỳ nghỉ lễ dài ngày (27-30/4), Carnival NovaWorld Phan Thiet 30/4 sẽ khiến du khách đứng ngồi không yên với chuỗi lễ hội âm nhạc đình đám cùng sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ, pháo hoa rực rỡ và không khí Carnival sôi động

Típ đơn giản du lịch Sapa bằng tàu hoả
Sapa là một địa điểm du lịch lý tưởng, thu hút khách du lịch bốn phương. Để đến với địa điểm thú vị này bạn có thể di chuyển bằng nhiều cách. Chúng tôi sẽ gợi ý một loại phương tiện siêu tiện lợi, đó chính là tàu hỏa. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?
Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.