VN-Index đi về phía 1.400 điểm
Trong kịch bản lạc quan, Chứng khoán Yuanta cho rằng, nếu chỉ số VN-Index vượt được mức 1.339 điểm thì chỉ số sẽ tăng về vùng 1.345 - 1.390 điểm.
Theo Chứng khoán Yuanta, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy dài hạn cho nên dòng tiền sẽ vẫn ở mức thấp và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nhà đầu tư nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận trong tháng 6/2022.
Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 5,4% trong tháng 5/2022 và vẫn giao dịch trong vùng hỗ trợ của xu hướng tăng dài hạn là 1.200 - 1.300 điểm.
Công ty chứng khoán dự báo chỉ số VN-Index tăng trong tháng 06/2022 với hai kịch bản: Kịch bản thận trọng: Chỉ số VN-Index biến động hẹp quanh mức 1.315 điểm. Kịch bản lạc quan: Nếu chỉ số VN-Index vượt được mức 1.339 điểm thì chỉ số VNIndex tăng về vùng 1.345 - 1.390 điểm.
Về chiến lược giao dịch, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và ưu tiên mua/nắm giữ các nhóm cổ phiếu có mức xếp hạng tăng trưởng cao với 5 nhóm cổ phiếu gồm phần mềm và dịch vụ máy tính; bán lẻ; nước và khí đốt; sản xuất và phân phối điện; hóa chất.
Về chiến lược giao dịch, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và ưu tiên mua/nắm giữ các nhóm cổ phiếu có mức xếp hạng tăng trưởng cao với 5 nhóm cổ phiếu gồm: Phần mềm và dịch vụ máy tính; bán lẻ; nước và khí đốt; sản xuất và phân phối điện; hóa chất.
Công ty chứng khoán
Trong ngắn hạn, nhóm phân tích cho rằng áp lực từ giá xăng dầu vẫn đang cao do căng thẳng Nga-Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt và nhu cầu dầu có thể tăng cao khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Tuy nhiên, điểm tích cực là Chính phủ vẫn đang thảo luận giảm các loại thuế phí lên giá xăng dầu, dư địa để giảm thuế phí trong giá xăng dầu của Việt Nam là vẫn còn và kỳ vọng sẽ giúp hạ nhiệt phần nào mức tăng giá này.
Áp lực lạm phát vẫn cao trong thời gian tới nhưng khả năng cao vẫn trong mục tiêu dưới 4% do tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước phát triển nên sẽ chịu áp lực ít hơn các nước này.
Lĩnh vực sản xuất tiếp tục phục hồi mạnh, vấn đề thiếu lao động đã cải thiện đáng kể, số đơn hàng và sản lượng đã tăng mạnh trở lại. Chỉ số niềm tin kinh doanh đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa trở lại từ đầu tháng 6 khi số ca COVID giảm dần, kỳ vọng lượng đơn hàng xuất khẩu cũng như tình hình sản xuất sẽ tiếp tục cải thiện tốt hơn trong các tháng tới, tình trạng xuất siêu sẽ sớm quay trở lại.
Còn Chứng khoán BSC cũng đưa ra hai kịch bản đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 6. Ở kịch bản tích cực, BSC cho rằng VN-Index tiếp tục xu hướng hồi phục sau chuỗi thời gian giảm điểm khi quay trở lại kiểm tra vùng 1.350 – 1.380 điểm với tâm lý thị trường tích cực trở lại bên cạnh diễn biến từ khối ngoại.
Thanh khoản dự báo quay trở lại ở mức 0,8-1,1 tỷ USD/phiên khi VNIndex diễn biến trong kịch bản hướng 1.350 – 1.380 điểm khi tâm lý tích cực quay trở lại và dòng tiền bắt đầu tham gia thị trường trở lại.
Động lực đến từ quyết tâm của Chính phủ khi gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng bắt đầu được triển khai, đồng thời tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có dấu hiệu được cải thiện, diễn biến biến giá cả hàng hóa vận động theo xu hướng khả quan, thị trường sẽ phân hóa khi các cổ phiếu hưởng lợi, cơ bản có kết quả kinh doanh quý II tốt kỳ vọng sẽ đóng vai trò dẫn dắt.
Với kịch bản tiêu cực, BSC cho rằng giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục gia tăng gây áp lực lên lạm phát và chính sách điều hành vĩ mô trong nước, đồng thời tâm lý tiêu cực, thận trọng quay trở lại. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Với kịch bản này VN-Index được dự báo dao động trong vùng 1.240 – 1.250.
Về chiến lược đầu tư trong tháng 6, nhóm phân tích BSC khuyến nghị một số nhóm ngành, cổ phiếu có thể phân bổ danh mục, cụ thể như nhóm đầu tư công, hạ tầng, thu hút FDI bao gồm ngành bất động sản, khu công nghiệp, ngành bất động sản thương mại.