Nhà đầu tư "đau tim" với VN-Index
Phiên giảm điểm ngày 25/4 đã "thổi bay" hơn 270.620 tỷ vốn hóa của sàn HoSE, giá trị còn lại khoảng 5.196.525 tỷ đồng.
Phiên giao dịch đầu tuần 25/4 diễn ra hoàn toàn đối lập với những kỳ vọng. Chỉ số đồng loạt chìm sâu trong sắc đỏ, lượng cổ phiếu giảm sàn có thời điểm vượt hơn 200 mã.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 68,31 điểm (-4,95%) xuống mức 1.310,92 điểm. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua của TTCK kể từ phiên 28/1 khi VN-Index mất 73,23 điểm (-6,67%). Tuy nhiên, nếu xét trong phiên giao dịch hôm nay, có thời điểm chỉ số VN-Index đã "rơi" hơn 80 điểm. Tính chung trên toàn thị trường, có tới 240 mã giảm sàn, trong đó HoSE có 171 mã, HNX có 53 mã và UPCoM có 16 mã.
Tại sàn HoSE, số mã giảm điểm lên tới 443 mã, áp đảo hoàn toàn so với số mã tăng là 37 cổ phiếu. Tại nhóm VN30, toàn bộ cổ phiếu trong rổ này điều chỉnh giảm trong phiên hôm nay, đặc biệt hơn một nửa rổ gồm 16 mã giảm hết biên độ là BVH, CTG, HPG, MWG, PLX, PNJ, SAB, BID, FPT, GAS, GVR, SSI, STB, TCB, VPB, POW, đồng loạt trắng bên mua.
Trong phiên hôm nay, mức giảm của VN-Index đã cao ngưỡng kỷ lục nhưng dòng tiền bắt đáy không có nhiều dấu hiệu đã tham gia. Giá trị giao dịch trên cả ba sàn chỉ đạt tỷ đồng. Nhiều nhà đầu tư hoang mang về diễn biến thị trường những phiên sắp tới.
Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu xoay quanh thị trường sẽ khiến cho tâm lý các nhà đầu tư không ổn định và có thể vẫn tiếp tục xuất hiện hiện tượng bán tháo.
Trong kịch bản tiêu cực xảy ra, VN Index có thể sẽ phục hồi nhẹ và vẫn sẽ hoàn tất sóng 5 giảm theo lý thuyết.
Tuy nhiên, thị trường ngắn hạn diễn biến theo hướng tiêu cực, nhưng cũng mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư có thể mua được cổ phiếu của doanh nghiệp tốt có mức chiết khấu hấp dẫn.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Không có cổ phiếu ngân hàng, thép nào tăng điểm, nhóm chứng khoán ghi nhận mã ART thuộc "họ" FLC ngược dòng tăng điểm với thanh khoản trung bình gần 3 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Dòng bất động sản có sắc xanh tăng điểm từ hai mã họ FLC là FLC và ROS, còn lại chủ yếu chìm trong sắc xanh, từ các bluechips như VIC, đến các midcaps hay penny đều giảm hết biên độ khi lực bán quá mạnh và lực cầu không cải thiện. Với các nhóm cổ phiếu khác như thủy sản, may mặc, dầu khí, phân bón, bảo hiểm, than hầu hết đều giảm mạnh.
Phiên giảm điểm 25/4 đã bốc hơi hơn 270.620 tỷ vốn hóa của sàn HoSE, giá trị còn lại khoảng 5.196.525 tỷ đồng. Trong đó, GAS là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index khi khiến chỉ số này mất đi 3,75 điểm. Tiếp theo lần lượt là HPG (-3,4 điểm), BID (-3,4 điểm), VPB (-2,8 điểm), TCB (-2,7 điểm).
Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), VN-Index vẫn tiếp tục duy trì đà giảm mạnh trong tuần vừa qua, lực bán tập trung vào nhóm vốn hóa vừa cho thấy tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư khi thị trường liên tục đón nhận tin xấu.
Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu xoay quanh thị trường sẽ khiến cho tâm lý các nhà đầu tư không ổn định và có thể vẫn tiếp tục xuất hiện hiện tượng bán tháo. Trong kịch bản tiêu cực xảy ra, VN Index có thể sẽ phục hồi nhẹ và vẫn sẽ hoàn tất sóng 5 giảm theo lý thuyết. Tuy nhiên, thị trường ngắn hạn diễn biến theo hướng tiêu cực, nhưng cũng mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư có thể mua được cổ phiếu của doanh nghiệp tốt có mức chiết khấu hấp dẫn.
Theo ước tính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào cuối quý I/2022 khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng khoảng 6.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021 và đây là con số kỷ lục trong lịch sử.
Trong đó, chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý. Đây là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 31/3/2022.
Được biết, VPS hiện là CTCK có số dư tiền gửi khách hàng lớn nhất, lên tới hơn 22.000 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ so với đầu năm. Đứng thứ hai, VNDIRECT dư tiền gửi khách hàng với gần 10.000 tỷ đồng. Tiếp theo lần lượt là SSI (6.792 tỷ đồng), TCBS (5.229 tỷ đồng), Mirae Asset (4.895 tỷ đồng).
Cũng theo số liệu từ VSD, tính riêng quý 1 vừa qua, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 675.000 tài khoản chứng khoán, lớn hơn lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2019 và 2020 cộng lại.