Chuyên mục


Tiền vẫn ồ ạt đổ về chứng khoán

01/06/2022 10:30 (GMT +7)

Hầu hết các quỹ chủ động ngoại cũng đánh giá cao thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ yếu tố vĩ mô ổn định. Tăng trưởng doanh nghiệp tiếp tục được dự báo ở mức 20-25% so với năm 2022, là động lực cho thị trường tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Theo Chứng khoán KIS, trong tuần trước từ ngày 23-27/5, hoạt động bán ròng chiếm ưu thế. Giá trị bán ròng ghi nhận ở mức 280 tỷ đồng. Áp lực bán tiếp tục tập trung trên lĩnh vực tài chính và bất động sản, dẫn dắt bởi hoạt động bán ròng trên VIC, DXG, SSI, VND, và VCI.

Bên cạnh đó, áp lực bán ròng từ khối ngoại đã quay trở lại trên lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu, tập trung chủ yếu trên SAB và MSN. Còn lĩnh vực tiêu dùng không thiết yếu thu hút phần lớn hoạt động mua ròng từ khối ngoại, dẫn dắt bởi lực cầu trên FRT.

Đối với dòng vốn ETF, dòng vốn tích cực tiếp tục duy trì tại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 24 triệu USD. Cụ thể, dòng vốn tích cực tiếp tục dẫn dắt bởi Việt Nam. Đồng thời, áp lực rút vốn tại Indonesia và Thái Lan đã giảm đáng kể trong tuần qua.

Hơn 3.300 tỷ đồng qua 12 quỹ ETF đổ vào chứng khoán Việt Nam trong tháng 5

Hơn 3.300 tỷ đồng qua 12 quỹ ETF đổ vào chứng khoán Việt Nam trong tháng 5

Tuần trước, dòng vốn tích cực duy trì tại Việt Nam ghi nhận ở mức 32 triệu USD. Cụ thể, lực cầu tiếp tục ở mức cao trên Fubon FTSE Vietnam và VFMVN Diamond với vốn vào dòng lần lượt 14,1 triệu USD và 11,5 triệu USD. Đáng chú ý, lực cầu không chỉ tập trung trên Fubon FTSE Vietnam và VFMVN Diamond mà tiếp tục lan sang các ETF chủ đạo khác như VNFIN Lead với 2 triệu USD, FTSE Vietnam, và VFMVN30, điều này hàm ý rằng dòng vốn đang ở mức ổn định.

Tháng vừa qua, dòng vốn ETF vào ròng 147,4 triệu USD tương đương với 3.317 tỷ đồng, dòng vốn vào chủ yếu qua Fubon FTSE Vietnam với 86,6 triệu USD, VFMVN Diamond 60,2 triệu USD, SSIAM VNFIN LEAD 4,3 triệu USD, VFMVN30 ETF FUND 2 triệu USD. Trong khi đó, VANECK VIETNAM ETF bị rút 3,1 triệu USD, X FTSE VIETNAM SWAP bị rút 2,3 triệu USD.

Được biết, VanEck Vietnam ETF là quỹ có hiệu suất âm lớn nhất trong số danh sách 16 ETF báo lỗ tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 5/2022, hiệu suất VanEck Vietnam ETF âm 28,1%, gần gấp đôi so với mức giảm của Vn-Index từ đầu năm đến nay giảm 15-16%. Còn Xtrackers FTSE Vietnam Swap UCITS ETF có mức lỗ cao thứ hai với mức âm 25%. Thua lỗ lớn có thể là lý do khiến hai ETF này bị rút ròng mạnh trong tháng 5 vừa qua.

Hầu hết các quỹ chủ động ngoại cũng đánh giá cao thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ yếu tố vĩ mô ổn định, tăng trưởng doanh nghiệp tiếp tục được dự báo ở mức 20-25% so với năm 2022 là động lực cho thị trường tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Ngày 26/5, S&P Global Ratings (“S&P”) đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng Ổn định. Trong bối cảnh triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới sau COVID-19 và ảnh hưởng của xung đột Nga-Ucraina, việc Việt Nam được một tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín hàng đầu thế giới nâng hạng cho thấy góc nhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.  Lần đánh giá này là một bước tiến quan trọng đối với nền kinh tế và thị trường vốn Việt Nam bởi nhiều lý do. Một là, nâng hạng tín nhiệm quốc gia trong thời điểm kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn cho thấy sự công nhận về vị thế của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực.

Sau đại dịch COVID-19, Việt Nam là nước duy nhất trong 8 nước khối ASEAN được nâng hạng năm 2022, trong khi phần lớn các nước giữ nguyên, riêng Malaysia và Lào được Fitch Ratings hạ 1 bậc xuống lần lượt là BBB+ và CCC.

Hai là, mức điểm BB+ đã tiệm cận với nhóm điểm mức Đầu tư của S&P, tức là nếu lên đến điểm BBB-, Việt Nam sẽ lọt vào tiêu chí đầu tư của nhiều định chế tài chính trên thế giới.

Đối với thị trường chứng khoán, việc Việt Nam triển vọng ổn định cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với dòng vốn ngoại, do đó, kỳ vọng dòng vốn này vào thị trường Việt Nam sẽ tích cực hơn trong thời gian tới.

Kim Khánh
SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8
Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Căn hộ Sun Group tại Hà Nam có gì?
Sáng tạo về không gian và tính nghệ thuật giúp căn hộ Sun Urban City Hà Nam “mê hoặc” từ cái nhìn đầu tiên.