Chuyên mục


Sẽ nâng hạng thị trường chứng khoán

24/05/2022 14:12 (GMT +7)

Việt Nam đang nỗ lực hết sức để cải tổ thị trường chứng khoán và tiệm cận hơn với những tiêu chuẩn quốc tế.

Theo HSBC, để được MSCI và FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi (EM), Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện. Các vấn đề chính nổi cộm gồm giới hạn sở hữu nước ngoài, thiếu thông tin công bố bằng tiếng Anh, chưa có thị trường nội tệ ở nước ngoài và còn nhiều hạn chế trên thị trường nội tệ trong nước, đăng ký tài khoản bắt buộc, ký quỹ khi giao dịch và hạn chế trong chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch.

Các vấn đề này sẽ được xem xét khi Việt Nam thông qua các luật mới về chứng khoán, đầu tư và doanh nghiệp, dù tiến độ còn từ từ. Năm 2019, Việt Nam bắt đầu áp dụng Luật Chứng khoán 2019 nhằm tái cơ cấu thị trường. Bộ luật này có hiệu lực từ năm 2021, có một số điểm mới trong đó bao gồm một hệ thống thanh toán - bù trừ giao dịch dưới mô hình Đối tác Bù trừ Trung tâm (Central Counter Party – CCP) và Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (Non-voting Depositary Receipt - NVDR). NVDR cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm tình hình của những mã cổ phiếu đã hết room sở hữu nước ngoài mà không cần tham gia vào việc ra các quyết định của doanh nghiệp.

Hệ thống giao dịch mới KRX (hệ thống công nghệ mới do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc cung cấp) được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Hệ thống mới sẽ cải thiện giao dịch, tiếp cận thông tin và triển khai một loạt các sản phẩm mới như giao dịch trong ngày và NVDR cũng như hỗ trợ giao dịch và thanh toán hiệu quả. Điểm mấu chốt là nhà đầu tư sẽ không cần phải ký quỹ trước giao dịch khi mua chứng khoán.

Hệ thống giao dịch mới KRX (hệ thống công nghệ mới do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc cung cấp) được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay

Hệ thống giao dịch mới KRX (hệ thống công nghệ mới do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc cung cấp) được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, Việt Nam đang nỗ lực hết sức để cải tổ thị trường chứng khoán và tiệm cận hơn với những tiêu chuẩn quốc tế.

Theo HSBC, tất cả thay đổi trên có thể giải quyết phần lớn những mối bận tâm của các nhà đánh giá chỉ số, kết quả là tháng 9/2018, FTSE đưa Việt Nam vào danh sách xem xét khả năng nâng hạng lên EM. Ngoài ra, dù Việt Nam chưa được MSCI đưa vào danh sách xem xét tuy nhiên nếu thực hiện các cải cách được yêu cầu thì Việt Nam có thể đáp ứng những tiêu chí cần thiết trước tháng 5/2023 (trước đợt xem xét mới).

 

Tất cả các lợi thế trên đã giúp lợi nhuận từ cổ phiếu của Việt Nam vẫn vững vàng đáng kể trong vài năm qua, thậm chí còn tăng trong năm 2020 đúng thời điểm Covid-19 xuất hiện.

EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) tăng trưởng 35% trong năm 2021. Và giao dịch trong ngày gần đây vượt ngưỡng 1 tỷ USD, gấp 10 lần mức cách đây hai năm, khiến Việt Nam trở thành thị trường có thanh khoản cao thứ hai trong khối ASEAN, chỉ sau Thái Lan.

Việc lọt vào danh sách xem xét của MSCI có thể dẫn đến nguồn vốn đổ vào thị trường sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đã tiếp cận khá nhiều cổ phiếu của Việt.

Bên cạnh đó, nhóm phân tích cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện sự vững vàng. Một trong những nguyên nhân cho sự tăng trưởng trên là nhờ hoạt động xuất khẩu sôi động. Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã gia tăng những năm qua và sẵn sàng để tiếp tục mở rộng thêm trong tương lai. 

Trong những năm gần đây, đã có một làn sóng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam để tiếp cận với nguồn đất đai và nhân công giá rẻ hơn và vì thế Việt Nam trở thành ứng viên nổi bật trong cuộc đua giành thị phần xuất khẩu toàn cầu. Thị phần của Việt Nam đã tăng hơn ba lần, từ mức 0,5% của năm 2010 lên 1,6% vào năm 2020.

Trong tháng 3/2022, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 34,7 tỷ USD, vượt qua mức 18,3 tỷ USD của Thâm Quyến (thành phố xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc). Tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2022 đạt 89 tỷ USD trong khi Thâm Quyến là 62 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua Thâm Quyết từ năm 2019 khi các ngành sản xuất giá trị thấp dần dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: 3/4 giá trị xuất khẩu đến từ lĩnh vực có nguồn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã tạo điều kiện giúp thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn cũng như đơn giản hóa thủ tục đăng ký đất đai và quy trình cho vay. Cùng với chi phí sản xuất thấp, những cải cách này khiến Việt Nam trở thành nơi lý tưởng để xây dựng nhà máy mới.

Đặc biệt, Việt Nam có dân số trẻ và tỷ lệ người trưởng thành biết chữ lên đến trên 95%. Trên thang đánh giá về giáo dục, ví dự như biểu đồ dưới đây, Việt Nam đang làm tốt hơn các nước trong khối ASEAN và thậm chí cả Trung Quốc. Nói một cách ngắn gọn, Việt Nam sở hữu lực lượng lao động trẻ và có trình độ, tới các thành phố để tìm việc làm.

Ngoài ra, các ngân hàng và dịch vụ tài chính cũng là đối tưởng được lợi theo nhiều cách. Việt Nam vốn là một nền kinh tế chủ yếu dùng tiền mặt với phần lớn dân số chưa tham gia hệ thống ngân hàng. Tổng cộng 52 triệu người từ 15 tuổi trở lên chưa có tài khoản ngân hàng. Các ngân hàng của Việt Nam từng gặp vấn đề vì nợ xấu nhưng nhờ tăng trưởng và khả năng sinh lời mạnh mẽ, cân đối tài chính của họ đã tốt hơn so với một thập kỷ trước đây. Tỷ lệ nợ xấu bình quân trong tổng dư nợ của Việt nam hiện đang ở mức khoảng 1,7%, đã giảm từ mức 5% của năm 2012.

Tất cả các lợi thế trên đã giúp lợi nhuận từ cổ phiếu của Việt Nam vẫn vững vàng đáng kể trong vài năm qua, thậm chí còn tăng trong năm 2020 đúng thời điểm Covid-19 xuất hiện. EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) tăng trưởng 35% trong năm 2021. Và giao dịch trong ngày gần đây vượt ngưỡng 1 tỷ USD, gấp 10 lần mức cách đây hai năm, khiến Việt Nam trở thành thị trường có thanh khoản cao thứ hai trong khối ASEAN, chỉ sau Thái Lan.

Kim Khánh
Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).