Chuyên mục


Phí trông giữ xe ở chung cư Anland Lakeview "đội giá"

23/05/2022 13:44 (GMT +7)

Nhiều cư dân chung cư Anland Lakeview của chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường thất vọng:" Việc mang băng rôn phản đối tập trung trước cửa "dinh thự" của Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, bà Lê Thị Thúy Ngà để đòi quyền lợi là việc cực chẳng đã. Biết thế này đã không mua nhà ở đây!".

Nhận nhà nửa năm, 4 lần ra đường căng băng rôn!

le-thi-thuy-nga-chu-tich-nam-cuong

Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường - bà Lê Thị Thúy Ngà là một người khá kín tiếng, hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Bà Ngà cũng là người nắm giữ cổ phần lớn nhất tại Tập đoàn Nam Cường.

Theo ghi nhận của phóng viên, câu chuyện tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có xuất phát từ việc một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án; chuyển nhượng dự án không đúng quy định; vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản; không thống nhất về quyền lợi cũng như không chú trọng đến dịch vụ sau bán hàng. Ngay trong ngày 21/5 vừa qua, người dân tại Khu đô thị Dương Nội đã căng băng rôn phản đối chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường.

Đỉnh điểm lý do được cư dân chung cư Anland Lakeview căng băng rôn là để phản đối việc chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường thu phí trông giữ xe ô tô ở mức 1.500.000 đồng/xe/tháng; xe máy là 80.000đồng/xe/tháng. Bất chấp, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành quyết định số 44/2017/QĐ-UBND về giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa thì các quận còn lại có mức thu phí trông giữ ô tô từ đến 9 chỗ ngồi đến trên 40 chỗ ngồi là từ 900.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Đỉnh điểm lý do được cư dân chung cư Anland Lakeview căng băng rôn là để phản đối việc chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường thu phí trông giữ xe ô tô ở mức 1.500.000 đồng/xe/tháng; xe máy là 80.000đồng/xe/tháng

Đỉnh điểm lý do được cư dân chung cư Anland Lakeview căng băng rôn là để phản đối việc chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường thu phí trông giữ xe ô tô ở mức 1.500.000 đồng/xe/tháng; xe máy là 80.000đồng/xe/tháng

Đáng nói là, mức phí này vượt xa so với mức thu của các chung cư trong cùng khu vực như The Terra An Hưng đưa vào vận hành cùng thời điểm cũng như của chính các chung cư do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư như Anland Complex, Anland Prememium. 

Trong đơn phản ánh, kiến nghị của cư dân gửi UBND quận Hà Đông hồi tháng 3/2022 đã nêu rõ, thiết kế tầng hầm tòa nhà có 118 vị trí dành cho đỗ xe ô tô. Tuy nhiên, chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà đã cho đăng kí và thu phí chỗ đỗ lên đến 173 xe. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều xe không có chỗ đỗ, phải để trên đường, gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Phản ánh với banduong.vn, chị K.L cho biết: "Ở đây thẻ xe không đúng xe đã đăng ký nhưng vẫn ra vào được. Chúng tôi cũng phải nhờ người này người kia để ý chứ nếu không xe để thế này mất gương lúc nào không hay ".

Mức phí này vượt xa so với mức thu của chính các chung cư do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư như Anland Complex, Anland Prememium

Mức phí này vượt xa so với mức thu của chính các chung cư do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư như Anland Complex, Anland Prememium

Đáng chú ý, tại dự án này, bên cạnh việc phản đối việc thu phí trông giữ xe ô tô quá cao, các cư dân cũng phản đối về phí dịch vụ quản lý và vận hành. Theo phản ánh của cư dân nơi đây, họ đã thực hiện nghĩa vụ của việc đóng phí mức 9.900 đồng và 13.000 đồng. Tuy nhiên, phía ban quản lý tòa nhà đã không thực hiện đúng và đủ hết các dịch vụ tương xứng với mức phí này, trong khi, chất lượng bàn giao công trình không đúng như cam kết.

Hiện nay, các tầng trong tòa nhà chưa có phòng thu gom rác; chưa có hệ thống biển báo chỉ dẫn trong và ngoài nhà như biển cấm dừng đỗ, biển chỉ lối đi; tòa nhà hiện không có biển báo số tầng ở cầu thang bộ không đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố; một số biển chỉ dẫn dán bằng giấy A4 rất nhếch nhác và không đủ tầm nhìn, không xứng tầm là chung cư cao cấp như quảng cáo.

Hàng trăm băng rôn được cư dân treo lên (ngày 13/5) với khẩu hiệu 'yêu cầu chủ đầu tư Nam Cường hoàn thiện tiện ích, cảnh quan', 'dinh thự nghìn tỷ khu đô thị Dương Nội thu giá trên trời', 'yêu cầu chủ đầu tư Nam Cường giảm phí ô tô'...

Hàng trăm băng rôn được cư dân treo lên (ngày 13/5) với khẩu hiệu "yêu cầu chủ đầu tư Nam Cường hoàn thiện tiện ích, cảnh quan", "dinh thự nghìn tỷ khu đô thị Dương Nội thu giá trên trời", "yêu cầu chủ đầu tư Nam Cường giảm phí ô tô"...

 
Dự án Anland Lake View được xây dựng trên khu đất rộng 15.766m2, diện tích xây dựng 4.718m2 gồm tháp A&B cao 34 tầng và 2 tầng hầm, hơn 600 căn hộ với tổng diện tích mặt sàn xây dựng 82.369m2. Hiện, dự án được vận hành bởi Ban Quản lý Tòa Nhà PMC (Công ty CP Quản lý và Khai thác tòa nhà VNPT).

Đặc biệt, thiếu trầm trọng những tiện ích về dịch vụ của siêu thị, đồ gia dụng, nơi mua sắm, ăn uống. Một số các tiện ích khác như Nhà trẻ, Phòng tập Gym& Spa chưa hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Nhà cộng đồng hiện vẫn đang bị chiếm dụng bởi nhà thầu của chủ đầu tư. Thang máy thường xuyên trong tình trạng bảo trì bảo hành. Vì bức xúc, nhiều cư dân còn mang băng rôn phản đối tập trung trước cửa một căn biệt thự của Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, bà Lê Thị Thúy Ngà.

Sau khi nhận được đơn phản ánh, kiến nghị của cư dân chung cư Anland Lakeview khu đô thị Dương Nội, UBND quận Hà Đông có công văn số 933 ngày 28/4/2022 gửi Phòng Quản lý đô thị; UBND phường Dương Nội; Công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội; Công ty cổ phần quản lý và khai thác tòa nhà PMC, đề nghị: "Chủ đầu tư Công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội xây dựng kịch bản, phương án chi tiết về việc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu đảm bảo tính minh bạch, khách quan, trung thực gửi UBND phường Dương Nội xem xét chấp thuận; Gửi hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị lên UBND quận (qua phỏng Quản lý đô thị) xem xét để công nhận. Thời gian hoàn thành trước 31/7/2022.

Chủ trì phối hợp với đơn vị quản lý vận hành xem xét, tính toán xây dựng lại giá dịch vụ trông giữ xe ô tô và xe máy theo chiều hướng giảm phù hợp với khu vực, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ đầu tư và cư dân tại tòa nhà; Xem xét xây dựng, bố trí thêm chỗ đỗ xe ô tô cho cư dân tại dự án đảm bảo giá dịch vụ trông giữ xe ngoài trời đúng quy định và phù hợp với thực tế quản lý.

Đồng thời, khẩn trương triển khai thi công các hạng mục khu bể bơi ngoài trời, khu vui chơi trẻ em và một số tiện ích công cộng khác đã được phê duyệt thời gian hoàn thành trước 30/6/2022; Thi công lắp các biển báo, biển chị dẫn thời gian xong trước 30/5/2022". Tuy nhiên, theo phản ánh của dân cư, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa có động tĩnh gì. Phải chăng, Nam Cường đang phớt lờ đề nghị từ phía UBND quận và coi thường quyền lợi của khách hàng?

CV 933 UBND gửi Nam Cường

Dự án bắt đầu bàn giao vào tháng 12/2021 nhưng cư dân tại chung cư "cao cấp" Anland Lakeview đã 4 lần căng băng rôn phản đối chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường. Trước đó, ngày 13/5, hàng trăm băng rôn được cư dân treo lên với khẩu hiệu "yêu cầu chủ đầu tư Nam Cường hoàn thiện tiện ích, cảnh quan", "dinh thự nghìn tỷ khu đô thị Dương Nội thu giá trên trời", "yêu cầu chủ đầu tư Nam Cường giảm phí ô tô"... Nhưng, cư dân vẫn chưa nhận được câu trả lời chính đáng của chủ đầu tư. Nhiều cư dân Anland Lakeview còn cho biết, ngay từ đầu nếu phát hiện ra những bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi như thế này, thì họ đã không mua nhà ở đây!

Nhiều cư dân Anland Lake View đã tập trung căng băng rôn trước cửa dinh thự của bà chủ Tập đoàn Nam Cường Lê Thị Thúy Ngà để phản đối chủ đầu tư này

Nhiều cư dân Anland Lake View đã tập trung căng băng rôn trước cửa dinh thự của bà chủ Tập đoàn Nam Cường Lê Thị Thúy Ngà để phản đối chủ đầu tư này

Mải xây chung cư, biệt thự để bán, những hạng mục công cộng bị chủ đầu tư Nam Cường 'bỏ quên". Bệnh viện quốc tế 500 giường nằm trong khu đô thị liên tục bị nhắc nhở tiến độ thực hiện, đã gia hạn nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Đây là Khu đô thị mới Dương Nội, một dự án nổi đình nổi đám trên thị trường là thế nhưng lại vướng lùm xùm liên quan đến câu chuyên chậm tiến độ, phá vỡ quy hoạch, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Nam Cường đã..."hết thời"!

Nam Cường bắt đầu nổi lên thị trường bất động sản nhờ sở hữu trong tay quỹ đất “khủng” bằng các dự án BT, hưởng lợi rất nhiều từ các thương vụ “đổi đất lấy hạ tầng”. Điển hình phải kể đến việc Nam Cường tham gia xây dựng dự án 5,1km đường trong trục phát triển phía Bắc của quận Hà Đông.

Tuy nhiên, đến nay, Nam Cường đã hết thời khi các dự án bị bỏ hoang hoặc lùm xum vướng dân kiện cáo.

Được biết, tiền thân Tập đoàn Nam Cường là Tổ hợp dịch vụ Vận tải vật tư nông nghiệp và xây dựng Xuân Thủy được thành lập vào năm 1984. Đến năm 1994, doanh nghiệp chuyển đổi thành Công ty TNHH Nam Cường. Đến năm 1998, đổi tên thành Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường, điều chỉnh vốn điều lệ lên 595 tỷ đồng và nâng lên đạt mức 1.111 tỷ đồng vào năm 2005. Năm 2009, doanh nghiệp chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội.

Tính đến cuối năm 2021, vốn điều lệ Tập đoàn Nam Cường đạt 4.500 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm bà Lê Thị Thúy Ngà sở hữu 94%, bà Trần Thị Ngọc Quỳnh sở hữu 3% và bà Trần Thị Quế Ngọc sở hữu 3% còn lại.

Tại bản công bố thông tin gần đây ngày 2/11/2021, người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc doanh nghiệp là ông Trần Văn Nghĩa (SN 1970). Địa chỉ trụ sở chính tại Lô 24, đường Đông A, Khu đô thị mới Hòa Vượng, phường Lộc Hòa, TP Nam Định.

Tại Hà Nội, các dự án giao thông do Tập đoàn Nam Cường triển khai đều có tổng mức đầu tư lớn như Đường trục phía Bắc Hà Đông hơn 3.000 tỷ đồng; đường trục kinh tế Bắc - Nam gần 7.700 tỷ đồng... Các dự án khu đô thị, nhà ở đều chiếm quỹ đất khổng lồ như Phúc Thọ 156,5 ha; Thạch Thất 2.448,5 ha; Quốc Oai 2.841 ha; Chương Mỹ 1.000 ha; Ứng Hòa 849 ha; Thanh Oai 7 ha; Mỹ Đức 953 ha và Phú Xuyên 681 ha...

Dự án khu đô thị mới Dương Nội dù đã được triển khai cách đây 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể về đích

Dự án khu đô thị mới Dương Nội dù đã được triển khai cách đây 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể về đích

Nam Cường bắt đầu nổi lên thị trường bất động sản nhờ sở hữu trong tay quỹ đất “khủng” bằng các dự án BT, hưởng lợi rất nhiều từ các thương vụ “đổi đất lấy hạ tầng”. Điển hình phải kể đến việc Nam Cường tham gia xây dựng dự án 5,1km đường trong trục phát triển phía Bắc của quận Hà Đông. Và rồi, dư luận vẫn không ngừng xôn xao, bàn tán về các dự án lớn của Tập đoàn này tại Hà Nội suốt một thời gian dài vẫn chỉ thấy bỏ hoang. 

Hay như, Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang có quy mô hơn 46ha nằm ngay nút giao ngã tư Tố Hữu - Lê Văn Lương vẫn ‘đắp chiếu’ cả chục năm nay. Dự án KĐTM Cổ Nhuế cũng nằm trong số dự án chậm tiến độ, xây dựng dở dang nhiều năm trên địa bàn Hà Nội, gây lãng phí nguồn lực đất đai; Dự án khu đô thị Chương Mỹ tại Đông Sơn, Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ diện tích 5.673 ha chậm hoàn thành giải phóng mặt bằng và không còn phù hợp quy hoạch chung của thị trấn Chúc Sơn. 

Đi cùng với đó là hoài nghi một tập đoàn bất động sản "đã từng" có tiếng có thể “hồi sinh” các siêu dự án, tiếp tục khẳng định thương hiệu và vị thế của mình trên thị trường bất động sản? Về kết quả kinh doanh, tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản Tập đoàn Nam Cường (công ty mẹ) đạt 4.537 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng chỉ sau 12 tháng. Doanh nghiệp còn hơn 1.495 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 4% so với đầu năm. Chiếm phần lớn tại Dự án khu ĐTM Mỹ Trung, TP Nam Định với 1.029 tỷ đồng; Dự án KĐTM Hòa Vượng, TP Nam Định 234 tỷ đồng; Dự án KĐTM Thống Nhất, TP Nam Định 228 tỷ đồng..

Nợ phải trả Tập đoàn Nam Cường còn 947 tỷ đồng, giảm 31%. Trong đó, nợ vay tài chính có hơn 636 tỷ đồng, chiếm 67% tổng nợ phải trả doang nghiệp. Đáng chú ý, khoản mục phải trả người lao động tăng 13 lần trong năm 2021, từ 348 triệu đồng lên gần 4,6 tỷ đồng. Kết thúc năm 2021, doanh thu Tập đoàn Nam Cường (công ty mẹ) đạt 144 tỷ đồng, tăng 82% so với năm 2020. Doanh nghiệp báo lỗ sau thuế hơn 9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 5 tỷ đồng.

Dự án không tai tiếng mới là bất thường với Nam Cường

 Theo báo cáo kiểm toán Khu đô thị mới Dương Nội xác định, tiến độ thực hiện dự án được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt là 6 năm (từ năm 2008 – 2013). Năm 2014, dự án được UBND TP. Hà Nội gia hạn tiến độ thực hiện. Theo đó, các công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn thành trước quý IV/2015, hạ tầng xã hội và các công trình khác hoàn thành vào quý IV/2017. Tuy nhiên, đến năm 2018, dự án tiếp tục được gia hạn tiến độ thực hiện, hoàn thành trước quý IV/2020, các công trình hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phải bàn giao không bồi hoàn trước quý IV/2019.

Theo Kiểm toán Nhà nước thì việc thực hiện dự án đã chậm gần 5 năm so với quyết định cho phép đầu tư. Quá trình kiểm tra hiện trạng tại dự án, UBND TP. Hà Nội cũng chỉ ra rằng, các ô đất ở dự án Khu đô thị mới Dương Nội đã hoàn thiện 60/169 lô, các lô đất còn lại chủ đầu tư đang triển khai hoặc chưa thi công. Các ô đất cây xanh, công trình công cộng chủ yếu là đất trống. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế phần nào tình trạng nhiều năm qua, cư dân Khu đô thị Dương Nội bức xúc với chủ đầu tư. Trong khi dự án chậm tiến độ nhiều năm, thì chủ đầu tư cũng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hơn 606 tỷ đồng, còn đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch giữa sự phản đối của các cư dân. 

UBND TP. Hà Nội cho biết, đối với kiến nghị xử lý tài chính khác với số tiền hơn 606 tỷ đồng, tháng 9/2019, UBND TP đã có văn bản giao Sở Tài chính đôn đốc các sở, ngành liên quan xử lý dứt điểm kiến nghị kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý vốn đầu tư dự án và có báo cáo kết quả thực hiện gửi Kiểm toán Nhà nước khu vực I. Nhưng do dự án có một số hạng mục chủ đầu tư mới tạm tính và chưa có hồ sơ dự toán, thiết kế, bản vẽ thi công theo quy định, Tập đoàn Nam Cường và các Sở, ngành, đơn vị vẫn đang tiếp tục thực hiện nội dung này.

Bên cạnh đó, có 2/3 trạm biến áp xây dựng trên ô đất ký hiệu I-CX02 (đất cây xanh) và ô đất ký hiệu MG-03 (đất mẫu giáo), không phù hợp với quy hoạch đã được UBND tỉnh Hà Tây trước đây phê duyệt. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án xử lý theo quy định đối với 2 trạm biến áp xây dựng không đúng quy hoạch, trên ô đất cây xanh, đất trường mẫu giáo.

Theo tìm hiểu, ngày 26/12/2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành Quyết định số 2568 phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Dương Nội. Đến ngày 2/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 1955, điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Dương Nội.

Tại bảng quy hoạch sử dụng đất chi tiết điều chỉnh của Quyết định số 1955, mục 5.1 thể hiện tổng số biệt thự là 2.253 căn, tổng số liền kề là 544 căn. Tuy nhiên, trong bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500, có dấu của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tây cũ lại thể hiện tổng số biệt thự là 2.716 căn, số hộ liền kề là 592 căn. Đối chiếu 2 số liệu này có thể thấy, bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 "xây thừa" so với Quyết định số 1955 là 511 căn biệt thự. Trong đó, biệt thự nhà vườn tăng 463 căn, liền kề tăng 48 căn. 

Được biết, Tập đoàn Nam Cường đã gửi Công văn số 317 ngày 26/12/2011; 72 ngày 27/3/2012 và số 119 ngày 18/5/2012 tới Bộ Xây dựng xin ý kiến thiết kế cơ sở công trình nhà ở thấp tầng liền kề phân khu U và biệt thự song lập phân khu A, B, C D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, P, Q, R, S, T, V, X, Y, kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở công trình. Trong đó, có đề cập tới việc tăng 511 căn hộ so với Quyết định số 1955 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ). Đáng nói, trong khi cơ quan chức năng chưa ra quyết định, Tập đoàn Nam Cường đã tiến hành triển khai xây dựng theo quy hoạch có dấu của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tây (cũ). Theo Báo cáo số 1206 ngày 26/2/2013 của Sở Xây dựng TP. Hà Nội, thời điểm này khu biệt thự và khu nhà liền kề Tập đoàn Nam Cường đã thi công xong phần kết cấu chính và đang hoàn thiện theo bản vẽ quy hoạch trên.

Cũng liên quan đến dự án tai tiếng này, trước đó, vào tháng 5/2012, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra nội dung đơn kiến nghị, khiếu nại của một số hộ dân phường Dương Nội (quận Hà Đông), trong đó có Khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường. Kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều tồn tại trong việc chưa thực hiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, nhưng đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân.

Kim Khánh
Quảng Bình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025
Sau khi hoàn tất việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Bình sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh sẽ giảm xuống còn 145 đơn vị, trong đó có 122 xã, 15 phường và 8 thị trấn.

Tập đoàn Sơn Hải bị 'chơi xấu'
Hàng loạt biển cam kết bảo hành 10 năm trên tuyến đường cao tốc trọng điểm Quốc gia Nghi Sơn – Diễn Châu do Tập đoàn Sơn Hải thi công vừa bị kẻ xấu phá hoại.

Hải Phòng: Thu hồi khu đất 72 Lạch Tray
Mặc dù đã được TP Hải Phòng tạo điều kiện tiếp tục sử dụng đất thuê quá thời hạn để giải quyết các vấn đề tồn đọng, song một doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chây ỳ không bàn giao đất, không di chuyển tài sản ra khỏi khu đất, không bố trí việc làm cho người lao động.

Quảng Bình: Bắt giữ 11 đối tượng đuổi chém người
Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vừa bắt giữ 11 đối tượng trong vụ dùng xe máy truy sát 3 người thương vong trong đêm 20/10.

Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Quảng Ninh: Khởi tố Phó TGĐ Công ty Xi măng Hạ Long và 7 bị can
Cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long và bắt tạm giam đối với Phó Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hạ Long.

Phá cầu đập tràn sông Uông
Cầu đập tràn TP Uông Bí (Quảng Ninh) nhiều năm qua, cứ mỗi khi mưa to kéo dài, hàng trăm hộ dân phường Trưng Vương, Quang Trung, Bắc Sơn, Vàng Danh… rơi vào cảnh nước tràn vào nhà, cuộc sống vì thế mà cũng khó khăn hơn.