Chuyên mục


Cư dân Hinode City bị 'coi thường'!

04/04/2022 11:20 (GMT +7)

Cư dân Hinode City đang rất bức xúc vì chủ đầu tư quảng cáo sai sự thật, không trả sổ và không mở đường đi... Nhưng thái độ coi thường cư dân của Vietracimex không quá lạ nếu theo dõi "tiểu sử" của doanh nghiệp này.

Không đủ tiện ích, không mở đường, không sổ, không ban quản trị...

Hàng trăm cư dân sống tại dự án Hinode City (201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty CP Thương mại Xây dựng (Viettracimex - nay là WTO) làm chủ đầu tư đã cùng nhau “xuống đường”, mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu với nội dung yêu cầu chủ đầu tư phải tổ chức họp mặt và đối thoại với cư dân.

Việc này đã diễn ra từ ngày 1/3 và kéo dài nhiều ngày sau đó, nhưng bức xúc đã xuất hiện từ cuối năm 2021. Đến ngày 7/3, tại trụ sở UBND quận Hai Bà Trưng đã diễn ra cuộc họp do Phòng Quản lý đô thị quận chủ trì, phối hợp với UBND phường Minh Khai và các đơn vị chức năng kiểm tra, giải quyết đơn của các cư dân. Tại cuộc họp, đại diện chủ đầu tư Vietracimex khẳng định, đã ghi nhận các ý kiến của các bên tham gia cuộc họp và cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Tổng Công ty các nội dung này. Tuy nhiên, đến nay bức xúc của cư dân vẫn còn đó. 

Băng rôn cư dân Hinode treo trước cửa toàn nhà chung cư. Ảnh thực tế

Băng rôn cư dân Hinode treo trước cửa toàn nhà chung cư. Ảnh thực tế

Phần lớn băng rôn, khẩu hiệu đều có chung một số nội dung như: “CĐT Vietracimex quảng cáo sai sự thật, lừa dối khách hàng”; “Cư dân Hinode City 201 Minh Khai kêu cứu các cơ quan chức năng, yêu cầu CĐT Vietracimex đối thoại và giải quyết bức xúc của cư dân"; “CĐT Vietracimex bàn giao chậm trễ, không có sổ hồng”.

Đại diện tập thể cư dân cho biết, cư dân đã nhiều lần phản ánh và có đơn kiến nghị gửi tới chủ đầu tư về việc sớm tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho cư dân và khẩn trương tổ chức hội nghị nhà chung cư nhằm sớm bầu ra ban quản trị. Nhưng sau nhiều lần kiến nghị, cư dân vẫn không nhận được phản hồi từ phía Vietracimex.

Theo đơn kiến nghị của tập thể chủ sở hữu các căn hộ tháp chung cư Sachi (gồm 2 tòa) và Asahi (tòa A) cho biết, đây là lần thứ hai họ có đơn kiến nghị chủ đầu tư về việc làm sổ đỏ và tổ chức hội nghị chung cư bầu Ban Quản trị chung cư Hinode. Tuy nhiên đến nay nhiều tháng kiên trì chờ đợi câu trả lời nhưng chủ đầu tư vẫn im lặng, né tránh, khiến họ phải đấu tranh đòi quyền lợi.

Đơn kiến nghị của cư dân Hinode gửi đến chủ đầu tư. Ảnh cư dân cung cấp

Đơn kiến nghị của cư dân Hinode gửi đến chủ đầu tư. Ảnh cư dân cung cấp

 

Dự án Hinode City của Vietracimex cũng từng được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra một số sai phạm; trong đó nêu rõ: Tại thời điểm thanh tra, đơn vị chủ đầu tư dự án còn nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 143 tỷ đồng; việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án cũng không đúng quy định.

TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, xem xét, xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất của Vietracimex tại dự án Hinode City.

Trong Đơn kiến nghị ngày 23/11/2021, cư dân đề nghị chủ đầu tư khẩn trương làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các chủ sở hữu căn hộ theo đúng quy định pháp luật.

"Đến nay, sau hơn 10 tháng kể từ ngày chính thức bàn giao nhà từ tháng 4/2021, Chủ đầu tư chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu chúng tôi là trái pháp luật nhưng không một lời giải thích, chúng tôi yêu cầu đối thoại nhưng CĐT không phản hồi, thể hiện sự ngang nhiên coi thường pháp luật, coi thường cư dân chúng tôi", nội dung đơn đề nghị.

Ngoài ra, khách hàng tại dự án trên còn đề nghị chủ đầu tư khẩn trương tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo đúng quy định pháp luật. Hiện có gần 80% tổng số căn hộ đã nhận bàn giao. Theo quy định thì khi số căn hộ đã nhận bàn giao chiếm hơn 50% tổng số căn hộ của chung cư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức Hội nghị cư dân của chung cư để thành lập Ban Quản trị. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư chưa có phản ứng gì về vấn đề này.

Trên các website bán hàng hoặc theo môi giới và ngay trong tài liệu quảng cáo bán hàng, chủ đầu tư đưa ra 58 tiện ích tại dự án. Chẳng hạn, dự án được bao phủ bởi hàng rào rất nhiều cây xanh tạo không gian thoáng mát, nhiều oxy cho chung cư cao tầng. Tuy nhiên, hiện chủ đầu tư chỉ trồng phần lớn "cây bụi", rất xấu, mật độ cây xanh được cho là quá ít. 

Đáng chú ý, hiện nay chủ đầu tư không cho cư dân đi lối 201 Minh Khai (trong tất cả các giấy tờ, tài liệu của dự án đều ghi là 201 Minh Khai) mà đang bắt buộc cư dân phải đi vào ngõ 344 Kim Ngưu, đây là lối đi tạm bợ, không an toàn.

Cũng theo phản ánh, việc chủ đầu tư không cho cư dân đi lối 201 Minh Khai là quảng cáo sai sự thật về lối đi để tăng giá bán căn hộ không có căn cứ. Nếu không được đi lối 201 Minh Khai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy khi xe chữa cháy không thể di chuyển vào cứu người tại các tòa nhà chung cư tại Hinode. 

cu-dan-4

Vietracimex không cần uy tín?

Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư (Bộ GTVT) và được cổ phần hóa vào năm 2005. Doanh nghiệp này hoạt động động trong lĩnh vực: năng lượng, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và bất động sản. Tháng 11/2005, Bộ GTVT đã cử ông Võ Nhật Thăng làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ông Thăng sau được bầu làm thành viên HĐQT, và được giao giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đây chính là điểm khởi đầu cho việc cổ phần hoá Vietracimex.

Quá trình cổ phần hóa, nhiều sai phạm nghiêm trọng đã xảy ra tại Vietracimex. Kết luận thanh tra số 111/TB-TTCP ngày 20/1/2016 của TTCP cho thấy: Có nhiều sai phạm trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietracimex và quy định của pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường (ngày 3/6/2006).

Vietracimex từng cũng bị vướng vào không ít “lùm xùm” liên quan đến sai phạm tại các dự án năng lượng. Từ cuối năm 2008 dự án Nhà máy thủy điện Tả Thàng (tỉnh Lào Cai), Vietracimex có nhiều sai phạm trọng khi chưa thực hiện việc thuê đất, thậm chí không có GCNQSDĐ đã tiến hành triển khai xây dựng đã đưa nhà máy vào hoạt động vào tháng 10/2013; bị người dân khiếu nại triền miên vì khuất tất trong đền bù GPMB như không có quyết định, thông báo thu hồi đất của dân, không có danh sách, chứng từ chi trả tiền bồi thường GPMB…; nợ 47 tỷ đồng tiền thuế, phí.

Tiếp đến vào năm 2014, Vietracimex cũng từng khiến dư luận "sốc" vì thờ ơ, vô trách nhiệm và coi thường tính mạng người lao động trong vụ sập hầm tại thủy điện Đạ Dâng (xã Lát, Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) khiến 12 công nhân bị mắc kẹt bên trong. Được biết, thời điểm xảy ra sự cố sập hầm, trong khi Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan đều rất khẩn trương và quyết liệt trong việc đôn đốc công tác cứu hộ cứu nạn và khắc phục sự cố thì Tổng giám đốc Vietracimex lại bận đi công tác theo kế hoạch, còn các vị lãnh đạo khác của doanh nghiệp này cũng “bặt vô âm tín”, không hề thấy xuất hiện tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

Riêng về Dự án Hinode City Minh Khai có diện tích sử dụng đất vào khoảng hơn 2,8ha; tổng mức đầu tư hơn 4.825 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh từ quý I/2017 đến quý I/2021. Nguồn gốc đất trước khi chuyển đổi mục đích do Vietracimex thuê lại để làm trụ sở làm việc và nhà xưởng.

Vào năm 2011, UBND TP đã cho phép Vietracimex chuyển mục đích sử dụng đất tại khu đất này để thực hiện dự án. Đến ngày 17/9/2012, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 4095/QĐ-UBND phê duyệt tiền sử dụng đất dự án là gần 475 tỷ đồng; nhưng phải đến ngày 28/2/2017, Vietracimex mới nộp đủ số tiền này vào ngân sách Nhà nước.

Ngày 25/5/2017, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 2559/UBND-SXD về việc chấp thuận điều chỉnh đầu tư dự án. Theo quyết định điều chỉnh này, tổng số căn hộ tại dự án theo phê duyệt ban đầu là 810 căn, sau đó được điều chỉnh thành 1.099 căn, tăng 289 căn. Quy mô dân số ban đầu khoảng 3.842 người, tăng lên thêm 159 người thành 4.001 người.

Ngày 18/9/2019, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 40 triệu đồng đối với Vietracimex về hành vi vi phạm “Tổ chức thi công xây dựng sai giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”. UBND quận yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh GPXD; nếu hết thời hạn 60 ngày sẽ áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà các sai phạm này sau đó không hề bị cưỡng chế tháo dỡ, còn các hoạt động thi công xây dựng tại dự án thì được thực hiện rầm rộ hơn khi chưa bị kiểm tra, xử phạt.

Ngày 28/4/2020, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hà Nội đã có văn bản chấp thuận nguyên tắc việc điều chỉnh về bố trí cơ cấu mặt bằng công năng một số tầng tại các hạng mục công trình công trình thuộc dự án Hinode City. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu Vietracimex liên hệ với Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, thẩm định an toàn kết cấu công trình và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh, bổ sung GPXD đã được cấp theo quy định; liên hệ với Cục Cảnh sát PCCC để được hướng dẫn thẩm định phương án PCCC; chỉ được xây dựng khi được cấp GPXD bổ sung và hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, phớt lờ chỉ đạo của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hà Nội, Vietracimex vẫn ngang nhiên thực hiện thi công hoàn thiện khối toà nhà hỗn hợp của dự án Hinode City nằm tại mặt đường Minh Khai. Và trong khi các sai phạm vẫn chưa được khắc phục và xử lý dứt điểm thì Vietracimex đã gấp rút ‘’lùa” cư dân vào ở tại 2 khối chung cư với khoảng 400 căn hộ bên trong dự án.

Kim Khánh
Tập đoàn Dabaco bị tố thu phí nhà ở xã hội bất thường
Tại Bắc Ninh, cư dân sinh sống ở Khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm mới đây liên tục căng băng rôn khẩu hiệu trên đường trước trụ sở chủ đầu tư CTCP Tập đoàn Dabaco đề nghị cấp lại nước, đối thoại về mức phí dịch vụ 8.500 đồng/m2...

Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.

Tài xế xe khách chạy quá tốc độ, nhiều lần tông vào xe CSGT
CSGT phát hiện Nguyễn Văn Giang điều khiển xe khách chạy quá tốc độ nên ra hiệu lệnh dừng xe, tuy nhiên Giang không chấp hành mà bỏ chạy, tông nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng.