Chuyên mục


FLC nối tiếp những bất thường

03/04/2022 15:25 (GMT +7)

Tưởng chừng như Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt là khi sân khấu của FLC đã hạ màn. Tuy nhiên, thương trường có vẻ như phức tạp hơn hài kịch khi nhóm lợi ích họ cổ phiếu FLC lan toả đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Và hàng trăm triệu cổ phiếu giao dịch trong phiên 1/4 khởi đầu cho một diễn biến mới.

FLC "kêu cứu"

Trong phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 1/4), mã FLC có thanh khoản tăng đột biến với tổng khối lượng khớp lệnh 59 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng, kết thúc phiên ghi nhận khối lượng khớp đạt hơn 100 triệu đơn vị trước khi khép phiên ở mức 10.850 đồng. Từ trạng thái "trắng bảng bên mua" vào đầu giờ sáng, nhưng lượng giao dịch khủng đã vọt lên trong phiên chiều, có thời điểm vượt tham chiếu cho thấy kịch bản đã được dàn xếp trước đó. 

Ảnh minh họa: KT - VOV.VN

Ảnh minh họa: KT - VOV.VN

Chỉ hai ba phiên trước đó, khi tin đồn Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và tạm giam liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán; toàn bộ cổ phiếu họ FLC ngả sàn liên tiếp. Dấu nhà đầu tư tháo chạy, nhưng lượng giao dịch mỗi phiên rất nhỏ, gần như không có. 

Ngoài ra theo thông tin từ FLC, vào tối ngày 31/03/2022, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mua gom cổ phiếu FLC, thậm chí còn có thông tin Chủ tịch HĐQT mới của Tập đoàn FLC là ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC. 

Tập đoàn này ra thông báo gấp: "Chúng tôi khẳng định thông tin ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cổ đông FLC nói riêng và các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu FLC nói chung. Trong trường hợp có tổ chức, cá nhân nào phát tán thông tin nói trên thì có thể được xem là hành vi có mục đích thâu tóm doanh nghiệp; làm mất an ninh, an toàn của thị trường; gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin đối với thị trường chứng khoán của nhiều nhà đầu tư",

Lãnh đạo FLC cũng cho biết, việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Tập đoàn FLC nói riêng và sự ổn định của thị trường chứng khoản nói chung, nếu tiếp tục có những dấu hiệu bất thường nói trên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tập đoàn FLC, tiềm ẩn rõ rằng nguy cơ gây thiệt hại cho cổ đông của công ty.

Theo đó, FLC đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại điều 7 Luật chứng khoán 2019 (bao gồm nhưng không giới hạn ở các biện pháp).

Yên cầu tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với mã FLC, kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1/4 của cổ phiếu FLC và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện trong ngày 1/4 nếu phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và có các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư khi khối lượng giao dịch cổ phiếu FLC lên tới 14% vốn điều lệ.

Cuối công văn, Tập đoàn FLC khẩn thiết "kêu cứu" đề nghị và kính mong các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định tình hình hoạt động.

.. có giả tạo?

Khi Chủ tịch Tập đoàn FLC bị khởi tố và tạm gia, giá cổ phiếu họ FLC (khoảng ít nhất 6 mã) đã giảm sàn liên tiếp trong khi không có thanh khoản. Nguyên nhân là nhà đầu tư tháo chạy không kịp, bên mua không có. Hàng trăm nhà đầu tư, ngân hàng, môi giới chứng khoán, đối tác lỡ liên quan đến FLC đều có nhiều đêm dài thức cùng ông Trịnh Văn Quyết. Vì hàng loạt lý do khiến cho không phải ai bị hớ với ông Trịnh Văn Quyết đều có thể lên tiếng.

"Ông Trịnh Văn Quyết bán chui 175 triệu cổ phiếu được mà phiên giao dịch mới có 100 triệu cổ phiếu được khớp mà đã "la làng"? Đó là nhận định không thể hợp lý hơn. Nếu ai đó thực sự muốn thâu tóm FLC, không cần đến mức chi hơn 1000 tỷ cho một phiên để cho giá chạm trần. Giả sử, công ty đang scandal, giá cổ phiếu rơi thẳng đứng từng ngày, thì chỉ cần mỗi ngày mua dần vừa rẻ, vừa không ồn ào mà vẫn mua thoải mái.

"Ông Đặng Tất Thắng vừa ngồi lên ghế nóng Chủ tịch FLC đã ra cái công văn của FLC với cách thức kế thừa tinh thần của chủ tịch cũ vừa xộ khám", cũng là nhận định không sai. Nhà đầu tư cho rằng, nó là một “công văn lạ” và cũng “bất ngờ” không kém gì những giao dịch kia. Cái đích của sự kiện này có chăng là nếu dừng giao dịch FLC thì cổ phiếu được hãm đà giảm giá, sẽ giúp ngân hàng dừng đòi bổ sung tài sản đảm bảo khi nhiều khoản vay thế chấp bằng cổ phiếu FLC?

Việc ông Quyết bắt không phải là tai nạn. Nếu thực sự công ty "ngon", cần gì Chủ tịch phải bất chấp mọi rủi ro đi "úp bô" bà con kiếm tiền, đến mức phải xộ khám? FLC bị như ngày nay là vì văn hoá giả dối với thị trường. Dường như họ vẫn chưa thay đổi điều đó!

Với công văn xin dừng giao dịch để tạo một tin đồn thâu tóm. Bởi lãnh đạo doanh nghiệp này hiểu rằng, thị trường chứng khoán thường rất thích các tin đồn "có game thâu tóm". Như thế lái cổ phiếu có thể âm thầm ra hàng. Nhiều nhà đầu tư lại bị lừa tiếp?

Những nhận định trên cũng có lý do. Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán. Uy thế của chủ tịch FLC Group lớn thế nào khiến cho cả một dàn lãnh đạo Uỷ ban chứng khoán và HOSE bị kỷ luật; Bộ tài chính vẫn đang phối hợp với các ban ngành tiếp tục điều tra những tổ chức và cá nhân liên quan...thì đủ thấy độ nghiêm trọng của vấn đề. 

Nhưng, FLC Group và màn kịch trên thị trường chứng khoán mới là 3 nổi, còn 7 chìm đang là "chuyện trong bóng tối". Những ngân hàng là chủ nợ của FLC và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái có lẽ còn lo lắng hơn bất cứ nhà đầu tư nào trên thị trường chứng khoán. Ngược lại, câu chuyện thâu tóm FLC với vùng giá dưới mệnh của doanh nghiệp nắm trong tay hàng loạt dự án bất động sản khủng, kinh doanh hàng không,...thì biết đâu đó có chuyện thâu tóm là có thật!. 

Về diễn biến thị trường ngày 1/4, ghi nhận loạt cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC có dấu hiệu phục hồi khi lực cầu bắt đáy bất ngờ xuất hiện, cứu hàng chục triệu cổ phiếu nằm sàn.

Cụ thể, gần 53 triệu cổ phiếu FLC và 46 triệu cổ phiếu ROS giá sàn được hấp thụ ngay từ những phút đầu phiên chiều, cộng thêm hàng chục triệu đơn vị được khớp lệnh sau đó. Thị giá hai cổ phiếu này theo đó cũng 'thoát sàn', chốt phiên ghi nhận giảm lần lượt 1,4% xuống 10.850 đồng/cp và giảm 2% xuống 6.920 đồng/cp. 

Tín hiệu "giải cứu" thể hiện rõ hơn ở các cổ phiếu còn lại trong hệ sinh thái của FLC. Cụ thể, KLF của Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS và ART của Chứng khoán BOS trên sàn HNX đều tăng 10% lên lần lượt 5.500 đồng/cổ phiếu và 8.800 đồng/cổ phiếu. Tại sàn HOSE, hai mã là HAI của Nông dược H.A.I và AMD của Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone - sau 4 phiên giảm sàn liên tiếp - hôm nay đã quay đầu tăng hết biên độ 6,9% để giữ vững sắc tím trần đến khi đóng cửa.

Hoài Linh
Bắc Ninh đứng thứ hai cả nước trong thu hút vốn FDI
Trong Quý I/2024, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ hai cả nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 745,2 triệu USD, chiếm gần 12,1% tổng vốn đầu tư cả nước.

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực
Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới
Vinhomes Royal Island vừa tạo ra cơn địa chấn mới trên thị trường bất động sản bằng màn ra mắt ấn tượng, hé lộ những tiện ích thượng lưu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sức hút đặc biệt của Thành phố đảo Hoàng Gia còn đến từ địa thế độc tôn cùng khả năng kết nối vượt trội.

Đi tìm “tọa độ” sôi động nhất của bất động sản Đà Nẵng 2024
Việc công bố quy hoạch chung thành phố, đồng thời thông qua đồ án Quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông được dự báo sẽ tạo sức bật cho BĐS Đà Nẵng trong năm 2024.

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến
Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó, nhiệt huyết đam mê, dành cả thanh xuân để cống hiến.

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.

Đề xuất bố trí 10.650 tỷ đồng xử lý 8 dự án BOT thua lỗ
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất Chính phủ bố trí 10.650 tỷ đồng hỗ trợ 8 dự án BOT gặp khó khăn. Tám dự án được chia 3 nhóm.