Chuyên mục


Sacombank nói các khoản vay của FLC Group là không sai

30/03/2022 18:55 (GMT +7)

Sacombank lại tự làm khó mình trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu khi nhận thế chấp cổ phần Bamboo Airway và loạt dự án dang dở của FLC cho những khoản vay lớn. Trước mắt, cổ phiếu STB đã bị nhà đầu tư liên tục xả hàng để hạn chế rủi ro liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết.

 
Tạm dừng phiên sáng 30/3, VN-Index giảm nhẹ 2,8 điểm (-0,19%) về 1.494,96 điểm. Thị trường phủ trong sắc đỏ khi chỉ có 135 mã tăng giá và có đến 315 mã giảm điểm. Trên các sàn tại Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm mạnh 5,23 điểm (-1,13%) xuống mốc 456 điểm và UPCoM-Index giảm 0,29% còn 117 điểm. Hai sàn này có tổng cộng 206 mã tăng giá và 348 mã giảm giá.

Sáng ngày 30/3, Ngân hàng Sacombank đã lên tiếng bằng văn bản thông cáo báo chí, khẳng định các khoản vay của FLC Group là đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn. Thông tin này được phát đi sau khi ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC Group, bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán.

“Và như nguyên tắc thông thường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, trường hợp có phát sinh rủi ro, Sacombank sẽ chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi nợ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Sacombank”, ngân hàng này cho hay.

Trong phiên giao dịch cổ phiếu 28/3, sau tin đồn liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC, tâm điểm là loạt cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC đua nhau "ngả sàn" với tình trạng trắng bên mua, khối lượng dư bán sàn và dư bán chồng chất, trong khi thanh khoản lại rất nhỏ giọt gây tâm lý tiêu cực lên cả thị trường, nhất là các mã vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao. Thị trường đã gặp áp lực bán ngay khi xuất hiện các tin đồn xung quanh ông Quyết.

Trong nhóm ngân hàng, cổ phiếu STB của Sacombank cũng giảm bám sát với nhóm FLC. Đặc biệt, trong phiên ngày 28/3, nhà đầu tư xả mạnh cổ phiếu này khiến STB mất mốc 32.000 đồng/cổ phiếu. 

Lãnh đạo FLC bị khởi tố tạo gánh nặng cho Sacombank. Ảnh Internet

Lãnh đạo FLC bị khởi tố tạo gánh nặng cho Sacombank. Ảnh Internet

Theo Sacombank, trong năm 2021, ngân hàng này đã tham gia tài trợ vốn cho FLC Group, bao gồm hãng hàng không Bamboo Airways, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sacombank cho biết việc cho vay này phù hợp với chủ trương của Chính phủ đối với vấn đề kích cầu du lịch và hỗ trợ các hãng hàng không sau đại dịch.

Tuy nhiên, khoản vay này liên quan đến Bamboo Airway ở một góc độ rủi ro hơn nhiều với yếu tố tài sản thế chấp là cổ phần và dự án bất động sản của FLC. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Tập đoàn FLC đang nợ Sacombank các khoản vay khoảng 1.840 tỷ đồng. Với số dư nợ này, Sacombank là chủ nợ lớn nhất của FLC tính tới cuối năm 2021. 

Hàng trăm triệu cổ phần Bamboo Airway gán cho Sacombank 

Chỉ vài tuần sau khi Sacombank trở thành đối tác toàn diện của Bamboo Airways từ năm 2021, ông Trịnh Văn Quyết đã dùng 18 triệu cổ phiếu BAV để bảo đảm cho khoản vay tại nhà băng này. Sacombank cũng ‘chốt’ mức giá xử lý số cổ phiếu BAV này ở mức 8.500 đồng/cổ phiếu.

Nối tiếp, trong các ngày 17/5, 22/7 và 12/10, ông Trịnh Văn Quyết thế chấp lần lượt 92 triệu cổ phần; 114,5 triệu cổ phần; và 114,3 triệu cổ phần của mình để làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay ở Sacombank.

Không chỉ cá nhân ông Quyết, CTCP Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) cũng thế chấp lượng lớn cổ phần BAV tại Sacombank. Cùng với đó, các pháp nhân khác cùng nhóm như CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã CK: ROS) và CTCP Quản lý vốn & Tài sản FLC Holding (FCA) cũng dùng hàng chục triệu cổ phiếu BAV để làm tài sản bảo đảm ở Sacombank. Ước tính, tổng khối lượng cổ phần BAV được đem ra thế chấp từ cho các hợp đồng vay Sacombank từ năm 2020 đến nay là khoảng 20% cổ phần của cả FLC và ông Trịnh Văn Quyết.

Có thể thấy Sacombank trong năm qua đã ưu ái tập đoàn FLC như thế nào, khi không chỉ cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp này, Sacombank còn cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính cá nhân cho cán bộ nhân viên của hệ sinh thái Bamboo Airways với mức ưu đãi hấp dẫn. Sacombank sẽ ưu tiên sử dụng các dịch vụ của Bamboo Airways và hệ sinh thái liên quan trong các hoạt động nội bộ công ty này.

Được biết, Bamboo Airways cũng lên kế hoạch niêm yết tại UPCOM từ quý I/2022 với tham vọng giá giao dịch dự kiến không thấp hơn 60.000 VNĐ/cổ phiếu. Trước đó, Bamboo Airways đặt mục tiêu huy động 200 triệu USD thông qua phát hành 5-7% cổ phần, dự kiến trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), qua đó có thể nâng vốn hoá của hãng lên 4 tỷ USD. Dù vậy, chưa rõ vì nguyên nhân gì mà tới nay giấc mộng này của ông chủ Tập đoàn FLC vẫn chưa thể trở thành hiện thực.

bctt1 csb
Trích BCTC hợp nhất quý IV/2021 của FLC

Trích BCTC hợp nhất quý IV/2021 của FLC

 Sacombank chỉ đạo không cấp tín dụng cho bất động sản... nhưng với FLC?

Dữ liệu cho thấy, 100% dư nợ của FLC tại Sacombank là dư nợ trung dài hạn và mới phát sinh trong tháng 3 và tháng 5 năm 2021. So sánh với số dư nợ cho vay khách hàng của Sacombank tại 31/12/2021 là 387.929,5 tỷ đồng, thì dư nợ cho vay FLC chiếm 0,4% tổng dư nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, đây mới là dư nợ cho vay đối với tập đoàn FLC, chưa tính đến dư nợ cho vay với các công ty liên quan hoặc cá nhân, gia đình ông Trịnh Văn Quyết.

Khoản vay với dư nợ 1.240 tỷ đồng được cấp bởi Sacombank Hà Nội, thời hạn 5 năm, mục đích đầu tư dự án, tài sản bảo đảm (TSBĐ) hình thành từ vốn vay. Giả sử khoản vay này FLC trả nợ đều theo đúng quy định, tương đương nghĩa vụ trả gốc mỗi năm sẽ là 248 tỷ đồng. Cũng trong năm 2021, Sacombank cung cấp thêm cho tập đoàn này khoản vay với dư nợ 600 tỷ đồng, thời hạn 10 năm, mục đích đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, TSBĐ bên thứ 3 là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nếu khoản vay này có lịch trả nợ đều thì nghĩa vụ trả gốc mỗi năm là 60 tỷ đồng. Tính trong trường hợp khoản vay cả 2 khoản vay đều áp dụng lãi suất bình quân là 10,5% như khoản vay 600 tỷ thì tiền lãi FLC phải trả vào khoảng 270 tỷ đồng/năm.

Điều đáng nói trong báo cáo tài chính hợp nhất của FLC ghi rõ, các khoản vay của FLC thế chấp tại nhà băng này lại là một loạt các dự án bất động sản với thời hạn vay lên đến 5 tới 10 năm. Trong khi đó, ngân hàng này đã chỉ đạo các bộ không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (ngoại trừ cho vay CBNV và người thân mua/xây/sửa bất động sản để ở) trong thông báo số 2 ngày 25/3. 

Đơn cử, tháng 3/2021, FLC thế chấp toàn bộ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc kinh doanh/khai thác giá trị Quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng gắn liền trên đất của dự án khu đô thị chức năng ĐM1, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội tại địa chỉ khu đất ĐM1, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Hay tháng 5/2021, FLC tiếp tục thế chấp Lợi tức thu được từ việc kinh doanh/khai thác giá trị của quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc Dự án quần thể Trung tâm hội nghị, khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và nhà ở thấp tầng FLC Hạ Long tại Khu vực đồi cột 3 đến cột 8 Thành phố Hạ Long theo Quyết định số 6568/QĐ-UBND ngày 10/10/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh (lần 2) quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quần thể Trung tâm hội nghị, khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hạ Long tại khu đồi cột 3 đến cột 8 thành phố Hạ Long cho hợp đồng tín dụng với Sacombank chi nhánh Quảng Ninh.

277044965_505501961084250_7611677075753320912_n

Kết thúc năm 2021, Sacombank đạt hơn 4.400 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước, vượt 10% kế hoạch cả năm. Nợ xấu cuối năm cải thiện so với đầu năm qua từ 1,7% xuống còn 1,47%. Tổng nợ xấu của ngân hàng đến cuối năm chỉ còn 5.721 tỷ đồng.

Trong gần 5 năm qua, kể từ khi ông Dương Công Minh chính thức ngồi ghế “nóng” Chủ tịch HĐQT Sacombank đến nay, Ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo Đề án tái cơ cấu. Nhưng điểm nóng được cổ đông, nhà đầu tư quan tâm trước thềm ĐHĐCĐ Sacombank là về khả năng Ngân hàng sẽ bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau hoàn tất tái cơ cấu trong năm 2022.

Theo Chủ tịch HĐQT Sacombank, sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu trong năm 2022, ngân hàng dự kiến bán 32,5% vốn cổ phần cho hai đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài của Sacombank  phải được sự đồng ý của Chính phủ và đại diện của số cổ phần này là VAMC.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho hay, kể từ thời điểm tôi đảm nhận vị trí Tổng giám đốc (tháng 7/2017), Sacombank phải đối diện với những khó khăn chồng chất. 

Nhưng sau 5 năm, Sacombank có tốc độ xử lý nợ xấu rất tích cực. Ngân hàng đã thu hồi gần 72.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó khoảng 60.000 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án, đạt gần 70% kế hoạch tổng thể.

Tổng giám đốc Sacombank cho biết, hiện Ngân hàng chỉ còn một phần nhỏ nữa thôi là hoàn thành tái cơ cấu. Các tài sản đảm bảo ở Sacombank đều có chất lượng tốt, vị trí đẹp. Thế nhưng nhưng khoản vay của FLC thế chấp bằng cổ phần (loại tài sản đảm bảo rủi ro bậc nhất) và những dự án dang dở của FLC, Sacombank sẽ phải "dọn dẹp" thế nào?

Hoài Linh
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.