Chuyên mục


Bamboo Airways coi thường khách hàng

23/03/2022 13:29 (GMT +7)

Dù lỗi do sân bay hay bất kỳ yếu tố khách quan nào khác khiến hãng thiệt hại; nhưng khách hàng thì lại sử dụng dịch vụ của Bamboo Airways. Hãng bay cần có trách nhiệm với hành khách của mình, ít nhất là thái độ ứng xử.

Trên mạng xã hội mới xuất hiện video và bài viết phản ánh việc chuyến bay từ Côn Đảo về TP.HCM của Bamboo Airways bị delay, đề nghị khách xuống máy bay và ở lại qua đêm với lý do sân bay đã đóng cửa không thể cất cánh.

'Không ai chịu xuống thì tắt điện, đóng cửa nhé. Cho chết ngạt!'

"Không ai chịu xuống thì tắt điện, đóng cửa nhé. Cho chết ngạt!"

Tuy nhiên, các hành khách trên chuyến bay đều tỏ ra bức xúc với sự việc. Nhiều người cho rằng, không thể chấp nhận cách giải thích của hàng bởi đã mất tiền vé, lịch trình đã lên sẵn, do máy bay đến trễ chứ không phải lỗi do hành khách. Trong số khách hàng đó, có người đã đặt chuyến bay thẳng từ Côn Đảo về Hà Nội với giá cao nhưng sau đó đã phải đổi chuyến bay nối từ Côn Đảo về TP.HCM, rồi mới bay về Hà Nội. Nhưng lần này chuyến bay lại tiếp tục bị delay đến ngày hôm sau gây ảnh hưởng lớn tới công việc của họ. 

Empty

Hãng coi hành khách là ân nhân. Mà đối với ân nhân, “chỉ có thể có một thái độ duy nhất: là trân quý, là tận tâm.

Mà phải là tận tâm thực lòng đến từ trái tim, chứ không phải chỉ vì trách nhiệm công việc"

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Bamboo Airways

Nhiều hành khách phản ánh cả đoàn đã có mặt ở sân bay từ trước 16h để làm thủ tục. Tuy nhiên, thay vì lên máy bay vào lúc 16h35, Bamboo Airways lại liên tục thông báo delay tới 17h05, 17h35... đến gần 18h mới cho hành khách lên máy bay. Tới khi mọi người tưởng được bay vì máy bay đã di chuyển ra đường băng nhưng sau đó lại vẫn bị delay.

Chị T cho biết: "Ở Côn Đảo có quy định là sau 18h sân bay sẽ đóng cửa. Lẽ ra khoảng 17h5' phút sẽ lên máy bay, nhưng hôm nay máy bay hãng tới trễ nên gần sát mới hạ cánh. Tuy nhiên, sau đó hãng vẫn cho hành khách lên, nhưng đi vài vòng cuối cùng mới thông báo là không được bay".

Trong đoạn clip được đăng tải, nhân viên hãng đã lên tiếng giải thích cho biết, đây là sự cố ngoài ý muốn, đồng thời mời mọi người di chuyển xuống sân bay để giải quyết. Theo ghi nhận, không chỉ cách xử lý mà thái độ của hãng còn gây thêm khó chịu cho khách hàng. Khi khách hàng không đồng ý xuống máy bay thì hãng đã tắt điều hoà khiến một số người bị khó thở, tiền đình. Khi một số người liên tục phản ánh với nhân viên của hãng thì một người đàn ông xuất hiện với giọng hăm doạ "Không ai chịu xuống thì tắt điện đóng cửa nhé, cho chết ngạt".

Lúc này, một nhân viên hàng không đã lên tiếng xin lỗi hành khách và khẳng định người phát ngôn đó không phải là nhân viên của Bamboo Airways, đồng thời mời mọi người xuống ga đến để giải quyết vụ việc.

Tuy vậy, trong tối cùng ngày xảy ra sự cố, trên fanpage chính thức của Bamboo Airways đăng tải bài viết giải thích về việc delay chuyến bay chiều từ Côn Đảo về TP.HCM. Bài viết với tiêu đề: "Cất/hạ cánh tại sân bay Côn Đảo không vội được đâu"

"Hiện sân bay Côn Đảo đang thiếu đèn chiếu dẫn ban đêm nên không thể thực hiện khai thác bay đêm, sân bay đóng cửa lúc 18:00 để đảm bảo khai thác bay được an toàn. Chuyến bay QH1048 thực hiện hành trình Côn Đảo - TP.HCM hôm nay 17/3/2022 đã không may mắn khi chịu ảnh hưởng từ việc hạ cánh khó khăn do thời tiết của QH1047 thực hiện hành trình TP.HCM - Côn Đảo trước đó nên đã không thể cất cánh khi hết giờ khai thác của sân bay. Khi những điều không mong muốn xảy ra, hành khách phải chịu thiệt thòi và hãng bay phải chịu thiệt hại lớn" - Bamboo Airways cho biết. 

Đây không phải lần đầu tiên Bamboo Airway bị chê lối hành xử thiếu chuyên nghiệp và không mấy quan tâm tới trải nghiệm khách hàng. Điển hình một vụ lùm xùm của hãng vào năm 2019, khi chuyến bay Hà Nội - Đà Lạt đã đáp xuống sân bay Cam Ranh khi không có sự thông báo trước. Hãng bay không đưa ra giải thích cho vấn đề này mà chỉ đưa cho hành khách mỗi người 150.000 để tự di chuyển tới Đà Lạt. Sau những sự việc xảy ra, khách hàng mất niềm tin vào hãng bay 5 sao Bamboo Airway.

Bamboo Airways hứa tài trợ đèn cho sân bay Côn đảo

Năm 2020, Tập đoàn FLC đã đệ trình công văn tới Cục Hàng không Việt Nam, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Tổng công ty Cảng Hàng không (ACV) đề nghị chủ trương tài trợ lắp đặt hệ thống đèn đêm tại Cảng hàng không Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng tại Cảng hàng không Côn Đảo sẽ giúp nâng công suất tiếp nhận tàu bay, mang tới nhiều hơn lựa chọn lịch trình bay cho du khách và người dân Côn Đảo. Trên thực tế, thiết bị chiếu sáng tại sân bay Côn Đảo là vấn đề nan giải trong nhiều năm qua, xuất phát từ yếu tố địa hình giáp biển đặc thù của sân bay.

Hiện trạng thiếu đèn chiếu dẫn ban đêm đang gây cản trở cho việc thác bay ban đêm tại Sân bay Côn Đảo. Việc sân bay hiện chỉ hoạt động 12/24 giờ, cộng với hạn chế về khả năng khai thác của đường bay, càng khiến tình trạng khan hiếm số lượng chuyến bay thêm trầm trọng, trong bối cảnh nhu cầu du lịch Côn Đảo đang gia tăng mạnh những năm gần đây.

Đề xuất này của FLC nằm trong hoạt động nghiên cứu, xúc tiến đầu tư dài hạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu, địa phương được mệnh danh là “thủ phủ du lịch” của cả nước. Theo đề xuất, kế hoạch lắp đèn này sẽ hoàn thiện trong năm 2020. Tuy nhiên, đến giữa năm 2021, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục có văn bản đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nghiên cứu kế hoạch lắp đặt đèn đêm để nâng cao năng lực khai thác tại sân bay Côn Đảo.

Hiện có hai hãng hàng không khai thác các đường bay tới Côn Đảo là Bamboo Airways và VASCO. Trong đó, Bamboo Airways có các đường bay thẳng tới Côn Đảo là Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, TP.HCM; VASCO đang khai thác đường bay chặng ngắn TP.HCM - Côn Đảo.

Hoài Linh
Quảng Bình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025
Sau khi hoàn tất việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Bình sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh sẽ giảm xuống còn 145 đơn vị, trong đó có 122 xã, 15 phường và 8 thị trấn.

Tập đoàn Sơn Hải bị 'chơi xấu'
Hàng loạt biển cam kết bảo hành 10 năm trên tuyến đường cao tốc trọng điểm Quốc gia Nghi Sơn – Diễn Châu do Tập đoàn Sơn Hải thi công vừa bị kẻ xấu phá hoại.

Hải Phòng: Thu hồi khu đất 72 Lạch Tray
Mặc dù đã được TP Hải Phòng tạo điều kiện tiếp tục sử dụng đất thuê quá thời hạn để giải quyết các vấn đề tồn đọng, song một doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chây ỳ không bàn giao đất, không di chuyển tài sản ra khỏi khu đất, không bố trí việc làm cho người lao động.

Quảng Bình: Bắt giữ 11 đối tượng đuổi chém người
Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vừa bắt giữ 11 đối tượng trong vụ dùng xe máy truy sát 3 người thương vong trong đêm 20/10.

Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Quảng Ninh: Khởi tố Phó TGĐ Công ty Xi măng Hạ Long và 7 bị can
Cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long và bắt tạm giam đối với Phó Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hạ Long.

Phá cầu đập tràn sông Uông
Cầu đập tràn TP Uông Bí (Quảng Ninh) nhiều năm qua, cứ mỗi khi mưa to kéo dài, hàng trăm hộ dân phường Trưng Vương, Quang Trung, Bắc Sơn, Vàng Danh… rơi vào cảnh nước tràn vào nhà, cuộc sống vì thế mà cũng khó khăn hơn.