Chuyên mục


Vietjet tăng vốn

30/05/2022 12:06 (GMT +7)

Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (VJC) cũng sẽ phát hành thêm 300 triệu USD trái phiếu (6.960 tỷ đồng) trong năm nay. Số tiền thu được sử dụng để đầu tư, thuê mua động cơ và bổ sung nguồn thanh khoản.

Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (VJC) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên 2022 vào ngày 28/5. Được biết, công ty đặt ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 32.270 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng; gấp lần lượt 2,5 lần và 12,5 lần so với thực hiện năm 2021.

Vietjet dư kiến thực hiện 100.000 chuyến trong năm 2022, tăng trưởng 146% so với năm 2021. Trong thời gian tới, doanh nghiệp dự kiến mở thêm đường bay tới Ấn Độ và trở thành hãng hàng không đầu tiên kết nối Mumbai với Hà Nội và TP.HCM từ quý II năm nay. Vietjet cũng có kế hoạch tăng thêm số chuyến bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hãng hàng không Vietjet (VJC) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên 2022 ngày 28/5

Hãng hàng không Vietjet (VJC) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên 2022 ngày 28/5

Tại đại hội, HĐQT trình phương án phát hành thêm 108,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2021, tỷ lệ 20%. Nguồn vốn thực hiện từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC kiểm toán năm trước.

Ngoài ra, hãng hàng không chào bán riêng lẻ thêm 54,1 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán sẽ không thấp hơn giá đóng cửa bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước thời điểm chào bán. Thời gian thực hiện trong năm 2022 hoặc 2023. Số cổ phiếu trên bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, 3 năm với nhà đầu tư chiến lược nhưng không hạn chế chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp với nhau.

Công ty dự kiến thu về 300 triệu USD, tương đương 6.960 tỷ đồng. Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư, thuê, mua tàu bay, động cơ và trang thiết bị sửa chữa tàu bay; bổ sung nguồn thanh khoản và vốn lưu động. Hiện, cổ phiếu VJC giao dịch quanh mức 127.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, Vietjet sẽ phát hành thêm 300 triệu USD trái phiếu riêng lẻ hoặc đại chúng (tương đương 6.960 tỷ đồng). Thời hạn dự kiến từ 3 đến 5 năm, có lãi suất cố định, thả nổi hoặc kết hợp cả hai. Số tiền thu được sẽ được sử dụng để đầu tư và thuê mua động cơ và bổ sung nguồn thanh khoản, vốn lưu động hoạt động kinh doanh.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tổng giám đốc Vietjet, thời gian qua thu nhập từ vận chuyển hàng hóa chiếm 5% tổng doanh thu thương mại. Khi xảy ra đại dịch công ty đã chuyển đổi máy bay hành khách sang máy bay vận tải, cùng với việc mở ra thêm những dịch vụ logistic đã mang về doanh thu trăm triệu USD. Thời gian tới mảng vận chuyển hàng hóa sẽ là mảng trọng điểm của Vietjet. Công ty cũng có kế hoạch IPO mảng này trong năm nay hoặc đầu năm sau.

Giải đáp thắc mắc của cổ đông, ông Tô Việt Thắng, Phó tổng giám đốc Vietjet Air cho rằng, giá nhiên liệu đang chiếm 40% tổng chi phí khai thác. Khi giá nhiên liệu tăng trên 100 USD một thùng, chi phí khai thác của các hãng hàng không tăng thêm 50%. Tuy nhiên, công ty luôn theo dõi sát giá vé để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất. Trong đó, công ty luôn hướng dẫn phi công đặt chế độ bay phù hợp, sử dụng đội tàu bay tiết kiệm nhiên liệu, nhà cung cấp nhiên liệu có mức giá tốt.

Bà Thảo cho biết thêm, khi giá nhiên liệu tăng cao, Vietjet Air có chính sách phụ thu xăng vào giá vé của khách để họ cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà hầu hết hãng hàng không trong nước và quốc tế áp dụng nếu giá nhiên liệu tăng quá cao.

Về kết quả kinh doanh trong 3 tháng đầu năm, Vietjet ghi nhận doanh thu thuần 4.522 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ 2021, nhưng vẫn lỗ gộp 257 tỷ đồng. Tuy vậy, con số này đã cải thiện so với mức lỗ hơn 1.000 tỷ đồng của quý I/2021.

Trong quý, doanh thu tài chính giảm nhẹ xuống 1.156 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng đột biến từ 38 tỷ đồng lên gần 403 tỷ đồng. Dù vậy, Công ty vẫn lãi 750 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Đây cũng là yếu tố giúp hãng hàng không này ghi nhận lãi ròng 244 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. 

Kim Khánh
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.