Vietnam Airlines điều chỉnh nguồn lực
Vietnam Airlines đã lên một số phương án kinh doanh khác nhau bao gồm điều chuyển nguồn lực từ quốc tế vào khai thác thị trường nội địa.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với doanh thu thuần đạt 11.693 tỷ đồng, tăng 55,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu bán hàng tăng 76% lên 2.177 tỷ đồng; doanh thu vận tải hàng không đạt 8.403 tỷ đồng, tăng 63,4%. Giá vốn hàng bán tăng 26,5% lên 13.214, lợi nhuận gộp là âm 1.594 tỷ đồng. Chi phí tài chính của công ty tăng 47,2% lên 528,4 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 8,6% trong khi đó chi phí bán hàng giảm 7,6%.
Theo đó, Vietnam Airlines lỗ 2.685 tỷ đồng, thấp hơn 34,4% so với quý I/2021. Lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 2.612 tỷ đồng, EPS cải thiện từ -2.825 đồng lên -1.180 đồng. Công ty đã chào bán thêm 800 triệu cổ phiếu từ ngày 5/82021 đến 14/9/2021. Kết phiên giao dịch ngày 20/5, cổ phiếu HVN có giá 18.400 đồng/cổ phiếu.
Tại thời điểm 31/3/2022, lỗ lũy kế của Vietnam Airlines ở mức 24.574 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 2.160 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương tiền tăng 43,4% lên 2.457 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 64.015 tỷ đồng. Nợ vay tài chính ở mức 34.102 tỷ đồng, giảm 696 tỷ đồng trong đó 57,4% là nợ dài hạn.
Chắc chắn việc thị trường quốc tế phục hồi chậm sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch phục hồi của Vietnam Airlines, sụt giảm đáng kể nguồn thu”.
Vì vậy, Vietnam Airlines đã lên một số phương án kinh doanh khác nhau, bao gồm điều chuyển nguồn lực từ quốc tế vào khai thác thị trường nội địa đang có sự phục hồi tốt hơn.
Đại diện HVN cho biết
Được biết, khoản lỗ của Vietnam Airlines giảm so với năm 2021 nhờ giảm lỗ công ty mẹ và một số công ty con có quy mô lớn đã bắt đầu có lãi như Skypec, Vaeco hay Viags. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan Bộ ngành đã có những sự hỗ trợ lớn nên hàng hàng không này đã có những giải pháp ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh mang lại.
Tuy nhiên, một lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết tổng công ty này ghi nhận lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn từ 15/3 cho đến nay chỉ đạt khoảng 7% so với giai đoạn cùng kỳ trước đại dịch. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân. Đơn cử, quy định bắt buộc khách phải xét nghiệm âm tính trước chuyến bay khiến việc phát động khách du lịch ra nước ngoài khó khăn.
Ngoài ra, các thị trường như Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hong Kong vẫn đang theo đuổi chính sách Zero Covid, các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn còn hạn chế nhập cảnh và vẫn còn chính sách cách ly khiến nhu cầu đi lại hạn chế đáng kể.
Bên cạnh đó, nhóm khách du lịch vốn chiếm tỷ trọng lớn cần ít nhất 2-3 tháng để phát động. Ngoài ra, thu nhập của nhóm khách này bị suy giảm do ảnh hưởng bởi đại dịch nên sức mua bị ảnh hưởng đáng kể.
Đại diện tổng công ty cho biết: “Chắc chắn việc thị trường quốc tế phục hồi chậm sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch phục hồi của Vietnam Airlines, sụt giảm đáng kể nguồn thu”. Vì vậy, Vietnam Airlines đã lên một số phương án kinh doanh khác nhau, bao gồm điều chuyển nguồn lực từ quốc tế vào khai thác thị trường nội địa đang có sự phục hồi tốt hơn.