Chuyên mục


Vận tải biển ấn tượng lợi nhuận quý I/2022

18/04/2022 09:36 (GMT +7)

Các doanh nghiệp vận tải biển, công ty thủy sản, phân bón được dự báo có lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Hai đơn vị tăng trưởng lợi nhuận âm gồm VietinBank và Imexpharm.

SSI Research vừa công bố ước lợi nhuận quý I của 25 doanh nghiệp. Được biết, các doanh nghiệp vận tải biển, công ty thủy sản, phân bón được dự báo có lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Hai đơn vị tăng trưởng lợi nhuận âm gồm VietinBank và Imexpharm.

Đơn cử, Gemadept (GMD) tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý I sẽ duy trì ở mức 20% hoặc cao hơn, chủ yếu nhờ đóng góp của cảng Gemalink khi cảng này đã hoạt động ở mức gần tối đa công suất.

Hay Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), nhóm phân tích ước lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong quý I có thể đạt 200 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ. Động lực đến từ việc hoạt động toàn thời gian của 4 tàu cho thuê, giá cước vận tải nội địa tăng và giá dịch vụ cảng tăng.

Các doanh nghiệp vận tải biển được công ty chứng khoán dự báo có lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Các doanh nghiệp vận tải biển được công ty chứng khoán dự báo có lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Đạm Phú Mỹ (DPM) lợi nhuận sau thuế quý I ước 1.800 tỷ đồng, tăng 10 lần so với cùng kỳ nhờ giá bán bình quân tăng mạnh và sản lượng tiêu thụ tăng lên.

Công ty chứng khoán ước lợi nhuận sau thuế quý I của PV Gas (GAS)  đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Ở nhóm thép, SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế quý I/2022 của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng tiêu thụ thép quý I ước tăng 14,4% so với cùng kỳ, trong đó thép xây dựng và HRC tăng với tốc độ cao hơn lần lượt là 57% và 15%. Giá thép xây dựng tăng 22% so với cùng kỳ và 9% so với quý trước cũng giúp bù đắp cho sự giảm giá HRC và hỗ trợ biên lợi nhuận chung của công ty.

Sợi Thế Kỷ (STK) doanh thu thuần ước tăng 8% đạt 611,5 tỷ đồng, lợi nhuận ròng tăng 8,5% đạt 76 tỷ đồng.

Ngân hàng Á Châu (ACB) kết quả kinh doanh được kỳ vọng tiếp tục ổn định trong quý I nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, tiến độ thu hồi nợ xấu tốt và chất lượng tài sản ổn định. Lợi nhuận trước thuế ước 4.200 tỷ đồng, tăng 35%.

Với Ngân hàng BIDV (BID), quý I/2022, lợi nhuận trước thuế ước 4.200 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ. Động lực đến từ tăng trưởng tín dụng tốt, 4,7% so với đầu năm và 14,7% so với cùng kỳ năm trước; tối ưu hóa hệ số LDR, tiền gửi tăng 1,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 1%.

Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức 9,5% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,3%. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Theo nhóm nghiên cứu, kết quả này chưa bao gồm lợi nhuận từ việc bán FCCom.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng và huy động ước tính ở mức cao 7% và 5% so với đầu năm tại thời điểm cuối tháng 3. Song, công ty chứng khoán cho rằng lợi nhuận trước thuế của VietinBank (CTG) có thể thấp hơn cùng kỳ do nền mức so sánh. Đồng thời, trả trước từ bancassurance với Manulife có thể chưa được ghi nhận trong đầu năm.

Imexpharm (IMP) doanh thu thuần ước đạt 269 tỷ đồng, giảm 11%; lợi nhuận ròng 39 tỷ đồng, giảm 6%. Nguyên nhân là nhu cầu thuốc tại kênh bệnh viện phục hồi chậm tại khu vực miền Nam, đặc biệt là thuốc kháng sinh (sản phẩm chính của IMP) trong giai đoạn bùng phát biến chủng Omicron trên cả nước. Công ty phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tại kênh bệnh viện và thuốc kháng sinh, cả hai yếu tố này đều không cải thiện đáng kể từ đợt giãn cách xã hội gần nhất tại miền Nam trong quý III/2021.

Tại Tôn Nam Kim (NKG), công ty chứng khoán ước lợi nhuận sau thuế ước 500 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ. Sản lượng ổn định và sự phục hồi của giá thép HRC có thể giúp công ty hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho.

Điện lực Đầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) lợi nhuận sau thuế quý I đạt khoảng 142 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận tốt hơn ước tính có thể là do tình trạng thiếu than tạm thời trong nước, nhu cầu điện phục hồi và giá chào trên thị trường cạnh tranh diễn biến khá thuận lợi.

SSI Research ước lợi nhuận trước thuế VPBank (VPB) đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ

SSI Research ước lợi nhuận trước thuế VPBank (VPB) đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ

Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) quý I/2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 9.600 tỷ đồng và 680 tỷ đồng; tăng 37% và 32,7% so với cùng kỳ 2021. Tăng trưởng doanh thu cao là nhờ nhu cầu dồn nén tiếp tục mạnh mẽ và xu hướng giá vàng tăng.

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) lợi nhuận trước thuế quý I ước đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5%.

SSI Research ước lợi nhuận trước thuế VPBank (VPB) đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ nhờ ghi nhận đầy đủ phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với AIA và tăng trưởng tốt tại bảng cân đối kế toán.

Sacombank (STB) lợi nhuận trước thuế có thể đạt 1.400-1.500 tỷ đồng, tăng 50% so với quý I/2021. Tăng trưởng đến từ thu nhập hoạt động mạnh mẽ và kiểm soát tốt chi phí dự phòng.

Với TPBank (TPB) tăng trưởng tín dụng có thể đạt 10-11% so với đầu năm trong quý. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước khoảng 14-15% so quý I/2022 do ngân hàng có thể tăng dự phòng để tạo bộ đệm tốt hơn cho tăng trưởng tín dụng.

VEAM (VEA) doanh thu thuần ước 1.050 tỷ đồng, tăng 8%; lợi nhuận trước thuế 1.610 tỷ đồng, tăng 11%. Động lực là tăng trưởng doanh số của liên doanh xe máy (Honda) đạt 12% và liên doanh ô tô (Toyota, Ford) đạt 22%.

Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Doanh thu từ bancassurance tăng 8% lên 270 tỷ đồng trong khi NIM ổn định.

Hay, Đường Quảng Ngãi (QNS) tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý I khoảng 15%-20% so với cùng kỳ. SSI Research cho rằng mảng đường sẽ đạt kết quả khả quan với giá bán trung bình tăng so với cùng kỳ.

Kim Khánh
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.