Ngành nào dẫn đầu bảng lãi quý I/2022
Không phải ngân hàng, cảng biển hay thép mà nhóm ngành phân bón mới "ghi điểm" ấn tượng trong bảng lợi nhuận quý I/2022.
Nhóm phân tích SSI Research cho rằng, trong quý I/2022, nhiều nhóm ngành sẽ bứt phá lợi nhuận mạnh mẽ. Trong đó, ngành phân bón sẽ ấn tượng hơn cả. Đơn cử như, Đạm Phú Mỹ (DPM) như kỳ vọng đạt 1.800 tỷ đồng LNST (tăng 10 lần so với cùng kỳ) trong quý I/2022, chủ yếu nhờ giá bán bình quân tăng mạnh và sản lượng tiêu thụ tăng lên.
Đặc biệt, nhóm ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng dương mạnh mẽ trong những tháng đầu năm. Đơn cử, Ngân hàng SHB dự đạt 3.200 tỷ đồng (tăng 92% so với cùng kỳ) nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, và tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định.
Thực tế, thị trường phân bón đã sôi động từ năm 2021 khi giá trên trường thế giới tăng mạnh. Sang năm 2022, cuộc chiến Nga – Ukraina là cơ hội cực tốt, nhiều doanh nghiệp trong nhóm phân bón sẽ hưởng lợi từ sự kiện này, các chuyên gia nhấn mạnh. Cụ thể, các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ sẽ đẩy giá các mặt hàng tăng cao và tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu khác. Điển hình, Nga là một trong những cường quốc xuất khẩu phân bón lớn, và với một đất nước sản xuất và xuất khẩu phân bón tốt như Việt Nam thì đây là một cơ hội rất sáng.
Cụ thể, với nhóm phân bón, SSI Research cho rằng Đạm Phú Mỹ (DPM) như kỳ vọng đạt 1.800 tỷ đồng LNST (tăng 10 lần so với cùng kỳ) trong quý I/2022, chủ yếu nhờ giá bán bình quân tăng mạnh và sản lượng tiêu thụ tăng lên. Bên cạnh đó, Đạm Cà Mau (DCM) ước tính đạt 1.000 tỷ đồng LNST (tăng 6,6 lần so với cùng kỳ), chủ yếu nhờ giá bán bình quân tăng mạnh.
Thống kê cũng cho thấy, các doanh nghiệp đầu ngành cảng biển cũng tiếp đà thăng hoa. Trong đó, SSI Research ước tính tăng trưởng LNTT quý đầu năm của Gemadept (GMD) sẽ duy trì ở mức 20% hoặc cao hơn, chủ yếu nhờ đóng góp của cảng Gemalink khi cảng này đã hoạt động ở mức gần tối đa công suất.
SSI cũng ước tính LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) của Hải An (HAH) đạt khoảng 200 tỷ đồng (gấp 3 lần so với quý 1/2021), nhờ (i) hoạt động toàn thời gian của 4 tàu cho thuê, (ii) giá cước vận tải nội địa tăng, (iii) giá dịch vụ cảng tăng.
Đáng chú ý, nhóm ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng dương mạnh mẽ trong những tháng đầu năm. Đơn cử, Techcombank (TCB) ước tính ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý đạt 6.500 – 6.700 tỷ đồng (tăng 18-21% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm. Sacombank (STB), ước tính ngân hàng có thể đạt 1.400 – 1.500 tỷ đồng LNTT trong quý 1/2022 (tăng 40-50% so với cùng kỳ). Tăng trưởng đến từ thu nhập hoạt động mạnh mẽ và kiểm soát tốt chi phí dự phòng… Ngân hàng SHB dự đạt 3.200 tỷ đồng (tăng 92% so với cùng kỳ) nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, và tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định.
Theo đó, nhóm thép dù không còn nhiều kỳ vọng, song các đơn vị trong ngành cũng tăng trưởng đáng kể. Trong đó, Hoà Phát (HPG) cũng ước tính LNST trong kỳ đạt khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ, nhờ nhu cầu tăng mạnh trong quý, với tổng sản lượng tiêu thụ thép ước tính tăng 14,4% so với cùng kỳ, trong đó thép xây dựng và HRC tăng với tốc độ cao hơn lần lượt là 57% và 15%.
Tương tự, SSI Research cũng ước tính LNST quý 1/2022 của NKG đạt 500 tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ), nhờ sản lượng ổn định và sự phục hồi của giá thép HRC có thể giúp Công ty hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho. Giá thép xây dựng tăng 22% so với cùng kỳ và 9% so với quý trước cũng giúp bù đắp cho sự giảm giá HRC và hỗ trợ biên lợi nhuận chung của Công ty.