Chuyên mục


TT.Huế - Nơi hội tụ tinh hoa nghề Việt

30/04/2023 18:00 (GMT +7)

Festival nghề truyền thống Huế 2023 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” được tổ chức từ ngày 28/4 - 5/5, quy tụ 21 nhóm nghề với sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước.

Đây là lễ hội có ý nghĩa lớn về văn hóa, kinh tế - xã hội mang tầm quốc gia và có yếu tố quốc tế, nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Huế: “Cố đô xanh - di sản thế giới - thành phố an toàn và thân thiện”, tôn vinh và lan tỏa giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Hoa giấy Thanh Tiên.

Hoa giấy Thanh Tiên.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng, có bề dày lịch sử và kỹ xảo nghề đặc trưng, quy tụ nhiều nghệ nhân tài hoa, thợ thủ công có tay nghề cao với nhiều sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc của miền đất Cố đô. Qua thống kê, toàn tỉnh có hơn 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ, trong đó, UBND tỉnh đã công nhận 35 nghề, làng nghề truyền thống.

Làng Hương xứ Huế

Làng Hương xứ Huế

Sự phát triển nghề và làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế góp phần tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, ổn định cuộc sống; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP của tỉnh.

Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, các tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề như làng Phước Tích (nghề gốm), thôn Thanh Toàn (nghề làm nón), làng Thanh Tiên (nghề làm hoa giấy), làng Sình (nghề làm tranh dân gian)… tạo ấn tượng tốt với du khách. Nhờ đó, thu hút được nhiều lao động của vùng nông thôn, các thôn bản tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng.

Nghề chằm nón lá.

Nghề chằm nón lá.

Phát triển du lịch làng nghề không chỉ bảo tồn những tinh hoa văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập của làng nghề. Sự gắn kết chặt chẽ giữa các làng nghề trên địa bàn tỉnh với du lịch là điều kiện để Thừa Thiên Huế phát huy tốt vai trò vị thế một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam.

Nghề gốm làng cổ Phước Tích.

Nghề gốm làng cổ Phước Tích.

Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất quan tâm vấn đề bảo tồn, khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống; nhất là trong việc phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… 

nghề

Hàng năm, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, xác định mục tiêu, chỉ tiêu lao động qua đào tạo nghề, xác định cơ sở GDNN tham gia đào tạo và ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn.

nghề4

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có khá nhiều cơ sở GDNN tham gia đào tạo các ngành nghề truyền thống cho lao động nông thôn, nhằm cung ứng nhân lực cho các làng nghề như Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, các Trung tâm GDNN-GDTX của 9 huyện, thị xã, thành phố Huế; các cơ sở đào tạo của người mù, người khuyết tật, với các ngành nghề chủ yếu như: mộc mỹ nghệ, đan lát, làm hương, chổi đót, dệt dzèng, gốm sứ, thuê ren và làm nón.

Các món chè Huế.

Các món chè Huế.

Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông thôn ở nước ta hiện nay. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với việc làm trong các làng nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy lợi thế quan trọng nhất của nước ta, phát triển kinh tế, ổn định xã hội bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hồng Nhi
Đặc sắc “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”
Triển lãm chuyên đề “Sắc màu Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” là dịp để 2 địa phương cùng giới thiệu những đặc trưng di sản văn hóa biển, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, sản phẩm du lịch độc đáo tới du khách tham quan trong và ngoài nước.

'Trend mới' của Phú Quốc
Sun Group vừa ra mắt nhà hàng bia Sun Bavaria Bistro tại bãi biển trung tâm thị trấn, mang đến một không gian lễ hội Oktoberfest 365 ngày trong năm, với hương vị bia thủ công chuẩn Đức cùng hàng loạt show diễn sôi động giữa lòng Phú Quốc.

Điều chỉnh quy định kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân tại cửa khẩu
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.

Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global Gate
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) hoàn thành vào tháng 7/2025 sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô, tạo thêm động lực tăng trưởng, đồng thời là lực đẩy kích hoạt làn sóng nhà đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate khai thác “mỏ vàng” từ nền kinh tế Expo.

50 sắc thái hoa sen đá trong lễ hội độc đáo tại Fansipan
Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.

Đắm chìm vào mùa hồng chín trĩu quả Mộc Châu
Cuối thu đầu đông là thời điểm thích hợp để du khách ghé thăm Mộc Châu, nơi của những loài hoa đua nhau khoe sắc và còn được đắm chìm trong bức tranh rực rỡ sắc cam, những vườn hồng chín rộ trĩu quả. Tô điểm thêm nét đẹp của vùng trời Tây Bắc.

Công dân Việt Nam được du lịch miễn thị thực đến 51 quốc gia
Theo công bố mới nhất từ Henley Passport Index trong quý III/2024, hộ chiếu Việt Nam hiện được chấp nhận miễn thị thực tại 51 điểm đến trên toàn cầu.