Chuyên mục


Sasco không thể giải trình khoản đầu tư bất động sản

26/05/2022 07:36 (GMT +7)

Dẫn đầu lĩnh vực dịch vụ hàng không, là con cưng của ông lớn ACV và đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn; nhưng Sasco lại ồ ạt gom đất và đặc biệt có nhiều khoản đầu tư bất động sản ẩn giá trị. Trong đó, 5 - 6 lô đất tại Phú Quốc trong báo cáo tài chính lại là mặt hàng tiêu sản!

Sasco lội ngược dòng ngành hàng không

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã: SAS) diễn ra vào sáng ngày 31/3 vừa qua, Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết “Không thể đặt quá nhiều kỳ vọng và cũng đừng trông mong vào một bước đột phá trong năm 2022. Chúng tôi sẽ đi từng bước để hồi phục".

Theo đó, Sasco chỉ đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 1.340 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 82 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh trên, kết thúc quý đầu năm, Sasco mới chỉ hoàn thành được 9,8% mục tiêu doanh thu và 2,2% mục tiêu lợi nhuận cả năm.  

Nhưng đó là một kế hoạch lạ!

Empty

Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương - cổ đông nắm 70% vốn điều lệ của PP Air Cargo lại không thực sự tốt: 1 đồng vốn chỉ thu về 0,054 đồng lợi nhuận (lợi tức chỉ 5,4%), thấp hơn lãi suất ngân hàng.

IPPG thường xuyên trong tình trạng âm dòng tiền. Tại thời điểm cuối năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là âm 115 tỷ đồng. 

Với đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, nhiều dự báo lạc quan cho thấy ngành hàng không Việt Nam có thể phục hồi vượt mức trước dịch ngay trong năm 2022. Ngay trong quý I/2022, chỉ số GDP tăng hơn 5%, ấn tượng nhờ sự bứt phá ngoạn mục của du lịch, hàng không. Yếu tố tích cực là điểm phục hồi của thị trường hàng không đã rõ xu hướng và đến sớm hơn so với nhiều dự báo đưa ra trước đây. Tổng cục Thống kê cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2022 tăng 41,4% so tháng trước và tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ do Việt Nam đã mở cửa du lịch, khôi phục lại nhiều đường bay quốc tế. Những số liệu ghi nhận được trong tháng 4 và tháng 5 còn phấn khởi hơn rất nhiều. 

Bản thân vị Chủ tịch Sasco đang kỳ vọng rất nhiều và chi những khoản lớn trong lĩnh vực hàng không. Là đại gia trong hệ sinh thái đa ngành, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhiều năm gần đây đã âm thầm rót vốn dần vào các công ty ngách về dịch vụ hàng không, trong đó nắm quyền chi phối tại Sasco thay thế ACV là một bước đi chiến lược. Nhận thấy cơ hội lớn, ngay trong đỉnh dịch giữa năm 2021, chủ tịch Sasco gấp gáp xin lập hãng hàng không chuyên biệt IPP Air Cargo. Khi trình bày ý tưởng làm hãng bay, vị đại gia này đã nói về tương lai ngành hàng không khác hẳn với lập luận tại cuộc họp cổ đông của Sasco vừa qua. 

Ở Sasco, trước hết là vấn đề tài chính có vẻ đang đi đúng hướng của những doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Tập đoàn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG): Lợi nhuận kém và nợ nhiều. Chẳng hạn, trong quá trình thẩm định cấp phép, Cục Hàng không Việt Nam đã phải báo cáo Bộ GTVT về tiến trình thẩm định hồ sơ của IPP Air Cargo vẫn chưa thể hoàn tất do Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu IPP Aircargo bổ sung phương án huy động vốn, đệ trình phương án tăng vốn để bù đắp lợi nhuận âm ba năm đầu khai thác đảm bảo đáp ứng quy định về vốn tối thiểu.

 

Quý I/2022, Sasco lãi sau thuế 1,8 tỷ đồng. Mục tiêu năm 2022 đạt 82 tỷ đồng.

Năm 2021, lợi nhuận gần 3,3 tỷ đồng. Năm 2020, lãi ròng trên 149 tỷ đồng. Năm 2019, lãi sau thuế 372 tỷ đồng. Năm 2018, lãi sau thuế 341 tỷ đồng

Quay lại vấn đề tài chính của của Sasco. Trong bối cảnh phục hồi du lịch, hàng không, Báo cáo tài chính quý I/2022 của Sasco không hề sáng khi lợi nhuận lại giảm sâu so với cùng kỳ. Sasco lãi sau thuế gần 1,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận khoản lãi 12,7 tỷ đồng. 

Lợi nhuận Sasco giảm hàng trăm lần, từ gần 200 - 400 tỷ đồng còn 3-5 tỷ đồng có thể giải thích là do dịch bệnh kéo dài. Nhưng ngay trong báo cáo tài chính, lợi nhuận bị ăn mòn bởi các khoản dự phòng rủi ro tài chính, trả trước, phải thu, hao mòn đất,...

Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản Sasco đạt 1.572 tỷ đồng, nợ phải trả là 151,2 tỷ đồng. Phải trả người bán ngắn hạn là 80,4 tỷ đồng, tăng 128% so thời điểm đầu năm. Trong đó, phải trả các bên liên quan là 19,3 tỷ đồng. Chủ yếu là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP là cổ đông lớn.

Sasco_2

Đáng chú ý, phải thu ngắn hạn khác từ Công ty liên doanh công ty cổ phần Nhà Việt hơn 44,7 tỷ đồng, Công ty TNHH Phú Quốc - Sasco hơn 1,1 tỷ đồng. Phải thu dài hạn các bên liên quan cũng có hơn 232,3 tỷ đồng từ Công ty liên doanh công ty cổ phần Nhà Việt. Khiến Sasco phải trích dự phòng khó đòi cho khoản này tương tự. Bên cạnh đó, trong kỳ Sasco có khoản chi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 135 tỷ đồng. Tuy nhiên, cụ thể của khoản này Sasco chưa nói rõ.

Cũng được biết, phải thu từ Công ty Liên doanh Cổ phần Nhà Việt (Viethaus) thể hiện giá trị của khoản chi hộ cho dự án liên doanh Nhà Viethaus để xây dựng một trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch Việt Nam tại Berlin. Với Viethaus, tại ngày 31/12/2021, số dư các khoản phải thu khác ngắn hạn đã quá hạn thanh toán là 45,1 tỷ đồng. Các khoản phải thu khác dài hạn đã quá hạn thanh toán là 235,4 tỷ đồng.

Sasco không giải thích được khoản đầu tư bất động sản

Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hàng không nhưng đầu tư có thiên hướng lệch ngạch. Trong số danh sách các công ty con và liên kết cuả Sasco lại thấy số lượng công ty hoạt động về bất động sản tương đối nhiều.

Sasco đang sở hữu: 50% vốn điều lệ của Công ty TNHH Phú Quốc - Sasco; 38,03% vốn tại CTCP Thương mại Xăng dầu Tân Sơn Nhất; 29% vốn của Công ty liên doanh cổ phần Nhà Việt; 24% vốn của CTCP Phát triển Vườn Xanh; 20% vốn tại CTCP Đầu tư thương mại Bầu trời xanh. Ngoài ra, Sasco cũng có một số khoản đầu tư góp vốn vào các đơn vị như Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NAS), Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS), Địa Ốc Thảo Điền.

Cùng với dấu ấn của vị thuyền trưởng mới và sự phối hợp ăn ý của ACV và Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn, Sasco dù lợi nhuận vài tỷ đồng nhưng vẫn gom bất động sản khắp nơi. Địa bàn hoạt động của Sasco chủ yếu ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Cam Ranh mở rộng, ngoài ra công ty cũng thực hiện kinh doanh dịch vụ tại Phú Quốc với một resort Sasco Blue Lagoon. 

Sasco hiện có 2 cổ đông lớn, đó là Tổng CTCP Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cùng các công ty thành viên của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Sasco hiện có 2 cổ đông lớn, đó là Tổng CTCP Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cùng các công ty thành viên của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

 

6 lô đất tổng hơn 21.000m2 ở Phú Quốc có giá vài tỷ đồng/lô, hao mòn 5 tỷ đồng (dừng trích khấu hao từ năm 2015):

Khu đất số 9,10,11 thuộc Khu đất 2.000 m2 và 1.000m2 tại đường Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có giá 6,2 tỷ đồng

Khu đất số 5 thuộc khu đất 1.475,8 m2 tại đường Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc 3,4 tỷ đồng

Khu đất số 5 thuộc khu đất 2.200 mẻ tại đường Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc 8,2 tỷ đồng

Khu đất 9.973 m2 tại ấp Rạch Chiếc, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc có giá 5,4 tỷ đồng

Khu đất số 13 thuốc khu đất 4.758 m2 tại đường Nguyễn Chí Thành, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc có giá hơn 8,7 tỷ đồng.

Tại Phú Quốc - nơi bất động sản đang tăng giá từng ngày, Sasco đang sở hữu tới 6 lô đất rộng hàng nghìn m2 với giá theo thị trường hàng trăm tỷ đồng. Nhưng trong báo cáo tài chính, mỗi lô đất chỉ xác định 5-8 tỷ đồng. Mặc dù nằm trong mục tài sản đang chờ tăng giá, nhưng đất của Sasco lại bị tính là tài sản hao mòn hàng tỷ đồng mỗi năm.

Dù đã kết thúc năm tài chính 2021, nhưng giá trị bất động sản vẫn được Sasco lùi lại 6 năm trước. Trong khi, bất động sản chưa bao giờ mất giá, đặc biệt, bất động sản tại Phú Quốc.

Vì lý do đó mà trong báo cáo tài chính, kiểm toán lưu ý: Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05-Bất động sản đầu tư, giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 cần được trình bày. Tuy nhiên, Công ty chưa xác định được giá trị hợp lý này tại ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Cũng tại báo cáo tài chính quý I/2022, Sasco nêu rõ: Bất động sản đầu tư tính đến thời điểm 31/3/2022 gồm Khu đất 10.316 m2 tại Xuân Thới Sơn–Hóc Môn có nguyên giá 5,1 tỷ đồng; 5 lô đất ở Phú Quốc tổng diện tích hơn 21.000 m2 được xác định giá hơn 32 tỷ đồng. Sasco đang tính giá trị hao mòn với các lô đất lớn ở đây 5 tỷ đồng. 

Ngoài ra, Sasco còn có các dự án ở Phú Quốc như khu nghỉ dưỡng Sasco – Bà Kèo có diện tích 10.000 m2, khu khách sạn và căn hộ Sasco 10.099 m2, khu du lịch sinh thái Vũng Bầu 129.159 ha, dự án làng ẩm thực mua sắm 9.229 m2, căn hộ dịch vụ và văn phòng cho thuê 4.710 m2. 

Dễ nhận thấy, kinh tế - xã hội của Phú Quốc liên tục tăng trưởng trong các năm qua. Đặc biệt là dải đất “vàng” ven biển chưa bao giờ giảm nhiệt bởi khả năng làm giàu từ bất động sản, kinh doanh dịch vụ khó nơi nào sánh kịp. Do đó, việc Sasco rót vốn mạnh vào Phú Quốc không phải là điều lạ. Ngay hồi tháng 3/2022, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Liên Thái Bình Dương của ông Hạnh Nguyễn tiếp tục đề xuất được rót tiền đầu tư các hạng mục tại sân bay Phú Quốc như nhà ga hành khách quốc tế, đường băng. Đây không phải là lần đầu tiên “vua hàng hiệu” bày tỏ mong muốn đầu tư vào Phú Quốc.

281386439_1028283201227266_3747455042336145728_n

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, trong phiên họp ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thu hồi 11 dự án không triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, trong đó có Dự án Khu nghỉ dưỡng Sasco – Bà Kèo của Sasco. Ngoài ra, trong danh sách 22 dự án không đạt tiến độ không có nguyên nhân chính đáng sẽ đề xuất thu hồi chủ trương đầu tư tại Phú Quốc cũng có Dự án Khu du lịch Bắc Vũng Bầu; Dự án Khu khách sạn và căn hộ Sasco Phú Quốc của Sasco.

Còn đối với Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Suối Hoa có tổng mức đầu tư dự kiến 988 tỷ đồng, được thực hiện tại phường 7, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Sasco cũng nổi lên nhờ 3 lần phải tìm nhà thầu cho dự án. CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất tiền thân là Công ty Dịch vụ Hàng không các Sân bay Miền Nam, được thành lập năm 1993. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ ngày 1/1/2015. Với việc sở hữu 43,65% cổ phần, vào tháng 4/2017, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT Sasco. 

Sasco hiện có 2 cổ đông lớn, đó là Tổng CTCP Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cùng các công ty thành viên của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Trong đó, ACV nắm giữ 49% cổ phần. Nhóm công ty thuộc tập đoàn IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đang nắm giữ tổng cộng 45,3% cổ phần. Cụ thể, công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) giữ 24,9%, công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC) đang nắm giữ 15,4%, và công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) nắm giữ 4,9%. Tuy nhiên, quyền điều hành nắm trong tay ông Hạnh Nguyễn. Được biết, lượng cổ phiếu lưu hành tự do trên thị trường thấp nên thị giá SAS trên sàn UPCoM không biến động lớn. Hiện, cổ phiếu SAS được giao dịch quanh vùng giá 25.300 đồng/cổ phiếu.

Sasco vốn được biết đến là một trong những doanh nghiệp lớn nhất kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại sân bay. Các nguồn thu chính của công ty đến từ kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ phòng khách thương gia, ẩm thực, nhà hàng khách sạn tại sân bay vừa từng bước mở rộng sang dịch vụ cung ứng suất ăn đường sắt, resort. Cũng từng là con gà “đẻ trứng vàng”, nhưng lợi nhuận của Sasco giảm mạnh xuống chưa đến 2 tỷ đồng lại muốn đầu tư những dự án hàng nghìn tỷ là một điều có đáng lo ngại? Và cũng đặc biệt lạ là, giá trị đất liên tục tăng nhưng Sasco lại biến thành tài sản tiêu sản, giảm giá trị hàng trăm lần trong báo cáo tài chính?

Kim Khánh
Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.