Chuyên mục


Thẩm định xong IPP Air Cargo

02/03/2022 14:45 (GMT +7)

Dù đang nắm quyền chính tại CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, cũng hứa hẹn hãng hàng không chuyên biệt; nhưng các chỉ tiêu tài chính và vấn đề cổ đông gia đình có thể sẽ cản đường bay của IPP Air Cargo.

IPP Air Cargo vừa được thẩm định 

Cục Hàng không vừa thẩm định xong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho CTCP Liên Thái Bình Dương - IPP Air Cargo. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của IPP Air Cargo đầy đủ theo các quy định tại Nghị định 30, 89 và 92 của Chính phủ.

Cục Hàng không cho biết, cơ quan này khẳng định đảm bảo được số lượng giám sát viên toàn toàn tính toán đến năm 2025. Đối với giám sát viên bay, Cục Hàng không hiện có 13 người, sẽ tiếp tục bổ sung thêm 3 người trong thời gian tới, đảm bảo giám sát được 449 tàu bay trong năm 2025.

Đối với hạ tầng, được biết, TCT Cảng hàng không VN (ACV) đã có văn bản khẳng định có thể đáp ứng 5 vị trí đỗ qua đêm cho các tàu bay chở hàng của IPP trong năm đầu tiên (mỗi sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ 1 vị trí đỗ qua đêm). Cảng HKQT Vân Đồn cũng nhất trí cung cấp dịch vụ cho đội tàu bay của IPP Air Cargo.

Liên quan đến năng lực điều hành bay, TCT Quản lý bay VN (VATM) cũng thông báo “bảo đảm việc cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay cho các chuyến bay của IPP Air Cargo khai thác trong khu vực đường hàng không, khu vực kiểm soát của các cơ sở điều hành bay thuộc VATM quản lý”.

Trong đó có đủ đề án hoạt động, phương án tăng vốn bù đắp thiếu hụt trong 3 năm đầu hoạt động do ghi nhận lợi nhuận âm; Cùng đó, hồ sơ cũng chứng minh IPP Air Cargo có 100% vốn Việt Nam; Hợp đồng nguyên tắc, thoả thuận về việc thuê tàu bay…

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ GTVT về tiến trình thẩm định hồ sơ của IPP Air Cargo vẫn chưa thể hoàn tất do Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu IPP Aircargo bổ sung đủ tài liệu. Nhà đầu tư này cần bổ sung Nghị quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông của Công ty phê duyệt dự án đầu tư.

Trong đó, có các nội dung về mục tiêu, quy mô, tiến độ, thời gian thực hiện, phương án huy động vốn để có căn cứ xác định được tính khả thi và hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, IPP Aircargo cũng sẽ phải đệ trình phương án tăng vốn để bù đắp lợi nhuận âm ba năm đầu khai thác đảm bảo đáp ứng quy định về vốn tối thiểu.

Chuẩn bị cho IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ đã đạt thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter

Chuẩn bị cho IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ đã đạt thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter

Đặc biệt, IPP Air Cargo sẽ phải gửi hồ sơ của Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương – cổ đông nắm 70% vốn điều lệ để chứng minh Công ty cổ phần IPP Air Cargo có 100% vốn của Việt Nam, cũng như quốc tịch của các vị trí quản lý chủ chốt đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Trước đó, vào giữa tháng 1/2022, IPP Air Cargo đã gửi tới Cục Hàng không Việt Nam hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Đến ngày 14/2 vừa qua, Cục hàng không tổ chức thẩm định và báo cáo Bộ GTVT kết quả cấp phép cho hãng hàng không IPP Air Cargo, thời gian thẩm định từ ngày 14-18/2/2022.

 

Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 1/2022 đạt 60,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu đạt 30,84 tỷ USD, tăng 8,1% (tương ứng tăng 2,3 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 29,45 tỷ USD tăng 11,3% (tương ứng tăng 2,98 tỷ USD). Như vậy, trong tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tháng thặng dư 1,39 tỷ USD.

Theo dự báo của Agriseco Research, cán cân thương mại có thể đạt trạng thái xuất siêu trong năm 2022 nhờ sự hồi phục nền kinh tế toàn cầu.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 như đồ điện tử và linh kiện điện tử; xơ, sợi, dệt may; gỗ; cao su; thủy sản.

Như vậy, vấn đề tài chính và sở hữu vốn của IPP Air Cargo chắc chắn còn nhiều vướng mắc. Bởi điểm mạnh của IPP Air Cargo rất lớn ở mục đích hình thành sẽ có lợi cho nền kinh tế. Chưa kể, chủ quản của hãng này có thương hiệu uy tín ở châu Á và đặc biệt đại gia Hạnh Nguyễn (Johnathan Hạnh Nguyễn) đã chủ đích tham gia vào lĩnh vực hàng không từ năm 2016. 

Hiện nay, 88% thị phần vận tải hàng hoá bằng đường hàng không lại do các hãng bay nước ngoài nắm giữ. Các hãng vận chuyển nước ngoài khống chế giá làm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn. IPP Cargo ra đời sẽ góp phần tăng giá trị cạnh tranh vận tải hàng hoá của Việt Nam trên các đường bay quốc tế. Đây là dự án hàng không chuyên biệt vận tải hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam.

Về IPP Air Cargo, được biết là Công ty cổ phần được thành lập vào ngày 10/3/2021 do ông Nguyễn Hạnh (Johnathan Hạnh Nguyễn), Chủ tịch hội đồng thành viên IPPG, làm chủ tịch hội đồng quản trị. Công ty có trụ sở tại tầng 3, tòa nhà Overview 161 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM, bao gồm các cổ đông sáng lập là Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, Công ty TNHH Thương mại Duy Anh, bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Nguyễn William Hiếu. 

Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của IPP Air Cargo là bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn). Bà Tiên cũng là tổng giám đốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG), hạt nhân của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương.

Dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động.

Để chuẩn bị cho IPP Air Cargo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn từng chia sẻ đã đạt thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter trị giá 3,5 tỷ USD để lập hãng bay chở hàng sau dịch với tham vọng đưa hãng bay này thành hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Dự tính, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng. Đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3. Kế hoạch đặt ra là hoàn thành vận chuyển 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD. Doanh nghiệp dự kiến bắt đầu có lãi sau 3 năm kể từ khi khai thác chuyến bay đầu tiên.

Về cơ sở kho bãi cũng được ông Hạnh Nguyễn chuẩn bị đầy đủ với dự kiến xây 5 kho logistics tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cần Thơ và sau này là Long Thành để đưa hàng từ nước ngoài về tập kết tại các hub này. Sau đó, IPP Air Cargo sẽ dùng máy bay chở hàng, phủ sóng đến 16 sân bay nội địa khác.

Tại thời điểm 31/12/2021, cả nước có 6 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không và 4 đơn vị có giấy phép kinh doanh hàng không chung. Theo đánh giá của các chuyên gia hàng không, đây thực sự là bước đi khôn ngoan của Johnathan Hạnh Nguyễn khi đưa ra quyết định này. Bởi, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc vận chuyển hàng hoá, các nhu yếu phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế một cách nhanh chóng qua đường hàng không là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc xây dựng một hãng hàng không chở hàng chuyên nghiệp tại Việt Nam rất giàu tiềm năng bởi nguồn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay khá phong phú.

Đây chính là "miếng bánh nhỏ" mà các hãng hàng không chuyên chở hành khách tại Việt Nam đang chia nhau trong bối cảnh dịch bệnh, vắng có khách đi lại. Tuy nhiên, do các hãng này đang sử dụng máy bay chở khách, đi chở hàng nên hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Vì thế, nếu có những máy bay chuyên dụng thì IPP Air Cargo sẽ nắm lợi thế. 

Ở một khía cạnh khác, một lãnh đạo Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, mặc dù thị trường hàng không đã có nhiều tín hiệu phục hồi, nhưng việc có xem xét cấp phép lập thêm hãng bay mới hay không vẫn cần nhận được ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Thương hiệu châu lục nhưng lại "lấn cấn" ở vấn đề tài chính

Quay lại lý do khiến ông Hạnh Nguyễn chưa được cấp phép bay đối ngược với quy mô hoạt động xuyên châu lục. Đặc biệt, vị đại gia cũng đã có kinh nghiệm đầu tư vào hàng không từ nhiều năm trước. Cũng không loại trừ khả năng, kế hoạch bay của IPP Air Cargo đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của vị doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn hiện đang hoạt động tại 6 quốc gia gồm Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong (Trung Quốc), Singapore, Philippines và trụ sở văn phòng chính đặt tại Việt Nam. Trong đó, đóng vai trò hạt nhân trong “hệ sinh thái” là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP).

Phối cảnh khu phi thuế quan Thành phố Phú Quốc được xem là lớn nhất Việt Nam

Phối cảnh khu phi thuế quan Thành phố Phú Quốc được xem là lớn nhất Việt Nam

Từ năm 2016, IPP từng đầu tư xây dựng dự án Nhà ga Quốc tế (T2) - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thông qua chủ đầu tư là CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – công ty thành viên được IPP trực tiếp sở hữu 55% vốn. Ngoài ra, một công ty thành viên được IPP sở hữu 90% vốn là Công ty TNHH Thương mại Duy Anh đã mua thành công 2,21% cổ phần của CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco). Qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm công ty liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn tại Sasco lên hơn 47,5% hoặc hơn thế nữa. 

Bên cạnh đó, Tập đoàn IPPG đã phát triển còn “hệ sinh thái” lên tới 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước, mang về Việt Nam hơn 100 thương hiệu thời trang cao cấp & trung cấp, sở hữu hơn 1.200 cửa hàng.

Trong lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, thời trang được IPPG thực hiện qua các công ty như DAFC, ACFC và CMFC. Bên cạnh chuỗi các cửa hàng thời trang, IPPG còn đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực ẩm thực thông qua công ty IPP F&B – công ty thành viên được IPP sở hữu 89,1% vốn điều lệ. 

Ngoài ra, IPPG còn đang đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực khác thông qua các công ty thành viên như IPP Travel Retail (dịch vụ sân bay), IPP Media (dịch vụ quảng cáo), IPP Leaf (thuốc lá), IPP Spirits (rượu thượng hạng), IPP Tech (công nghệ thông tin), Autogrill VFP. Chính IPP trực tiếp đầu tư một số dự án bất động sản như dự án khu phi thuế quan tại Phú Quốc với diện tích 101 ha, tổng chi phí thực hiện dự kiến hơn 6.830 tỷ đồng. 

Gia đình ông Hạnh Nguyễn kinh doanh những mặt hàng xa xỉ tại Việt Nam

Gia đình ông Hạnh Nguyễn kinh doanh những mặt hàng xa xỉ tại Việt Nam

 

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn sinh năm 1951 tại Nha Trang. Năm 23 tuổi, ông sang định cư tại Philippines rồi đi du học tại Mỹ. Ông được biết đến là người lập nghiệp từ hai bàn tay trắng cho tới "vua hàng hiệu" trứ danh.

Năm 1980, ông làm việc cho hãng hàng không Philippines Airlines, là người đã có nhiều nỗ lực trong việc đàm phám để mở tuyến bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines vào năm 1985.

Cũng trong năm này Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những Việt Kiều đầu tiên về nước đầu tư và thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương- Imex Pan Pacific (IPP) và hiện ông đang là chủ tịch tập đoàn IPP.

Tuy nhiên, một điều khá lạ, hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương – cổ đông nắm 70% vốn điều lệ của PP Air Cargo lại không thực sự tốt. Chẳng hạn, dữ liệu năm 2020, IPPG ghi nhận doanh thu 497 tỷ đồng. 

Trừ chi phí quản lý doang nghiệp, tất cả các chi phí khác đều giảm, theo đó, công ty báo lãi 212 tỷ đồng. Dễ nhận thấy, hiệu quả sử dụng vốn tại IPPG lại không cao với vốn chủ sở hữu gần 4.000 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa 1 đồng vốn chỉ thu về 0,054 đồng lợi nhuận (lợi tức chỉ 5,4%), thấp hơn lãi suất ngân hàng.

IPPG thường xuyên trong tình trạng âm dòng tiền. Tại thời điểm cuối năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là âm 115 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của công ty cũng không hiệu quả. Cuối năm 2020, công ty chi tới 189 tỷ đồng cho những khoản đầu tư thua lỗ.

Công ty TNHH Dịch vụ thực phẩm và Giải khát Việt Nam (IPPG sở hữu 89%) cũng dự phòng 111 tỷ đồng. Ngoài ra, một số công ty khác khiến IPPG phải trích lập dự phòng là Công ty TNHH Dịch vụ phân phối Đông Dương (30 tỷ đồng), Công ty TNHH Dịch vụ giải khát Đông Dương (27 tỷ đồng), Công ty TNHH Á Đông (12,75 tỷ đồng). Đây là những khoản đầu tư có khả năng mất trắng vì có đến 2 trong 3 công ty đã tạm ngưng hoạt động.

Trong khi đó, IPPG phải phát hành trái phiếu khiến tổng nợ vay của IPPG tại ngày 31/12/2020 lên tới 1.203 tỷ đồng. Kết quả là IPPG phải dành gần 68 tỷ đồng cho chi phí lãi vay. Dù vậy, IPPG vẫn rộng tay cho các cá nhân, tổ chức có liên quan vay. Trong đó, đáng chú ý nhất là vợ con ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Hơn nữa, yếu tố gia đình tác động không nhỏ đến dòng tiền xuyên suốt giữa các doanh nghiệp liên quan khiến cho độ minh bạch tài chính sẽ ảnh hưởng. Tại thời điểm cuối năm 2020, IPPG có khoản phải thu ngắn hạn lên đến hơn 345 tỷ đồng với bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn, 102 tỷ đồng với ông Nguyễn Quốc Khánh và 32 tỷ đồng với ông Nguyễn Phi Long. Như vậy, tổng số tiền phải thu từ cho vay vợ con ông Johnathan Hạnh Nguyễn là 479 tỷ đồng, chỉ thấp hơn doanh thu cả năm 2020 của IPPG một chút.

IPPG còn có khoản phải thu lãi cho vay gần 27 tỷ đồng với bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, hơn 10 tỷ đồng với ông Nguyễn Quốc Khánh và gần 455 triệu đồng với ông Nguyễn Phi Long. Ngoài ra, bà Lê Hồng Thuỷ Tiên còn nhận tạm ứng hơn 264 tỷ đồng từ IPPG.

ảnh bài ông Hnajh Nguyễn

Về sức khỏe của Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - SASCO (mã SAS), theo Báo cáo tài chính quý IV/2021 của Sasco cho thấy lợi nhuận sau thuế giảm đến 95% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 2,9 tỷ đồng.  Tổng doanh thu hoạt động quý IV/2021 đạt 84 tỷ đồng, giảm 218 tỷ đồng, tương đương giảm 72% so với cùng kỳ. Công ty ghi nhận khoản lãi sau thuế gần 3,3 tỷ đồng, giảm 98% so với năm 2020. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Sasco trong nhiều năm qua.

Được biết, nhóm cổ đông của ông Hạnh Nguyễn sở hữu 48% cổ phần Sasco còn Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nắm giữ 49% vốn điều lệ doanh nghiệp dịch vụ sân bay này. Tuy nhiên, quyền điều hành nắm trong tay ông Hạnh Nguyễn. Với cơ cấu cổ đông quá cô đặc, lượng cổ phiếu lưu hành tự do trên thị trường thấp nên thị giá SAS trên sàn UPCoM không biến động lớn. Hiện, cổ phiếu SAS được giao dịch quanh vùng giá 32.800 đồng. 

Quay trở lại với lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, vị doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu 2 trung tâm “vàng”, thuộc dạng cao cấp nhất: Tràng Tiền Plaza Hà Nội và Trung tâm mua sắm cao cấp Rex Arcade (tầng trệt khách sạn Rex – Tp. HCM). Hai trung tâm này đã được ông Jonhnathan Hanh Nguyen chi hàng trăm triệu USD vào để cải tạo. Tuy nhiên, Tràng Tiền Plaza từng vướng lùm xum bán hàng giả vào mấy năm trước. Mới đây nhất, trung tâm vương giả bậc nhất Hà Nội cũng vướng lùm xum về vụ nước hoa mà theo đại diện Tràng Tiền Plaza cho  biết, "có thể có sự nhầm lẫn trong khâu đóng/nhập hàng làm chai nước hoa của lô sau lẫn với lô trước hoặc bị lỗi". 

Mai Hạ
Bắc Ninh tăng xe phục vụ người dân dịp Lễ
Do thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao. Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bắc ninh triển khai nhiều kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu tối đa nhu cầu đi lại của người dân, du khách.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.