Chuyên mục


Rà soát suất đầu tư "khủng" của Cao tốc Phủ Lý - Nam Định

17/05/2024 09:56 (GMT +7)

Bộ Giao thông Vận tải vừa đề nghị tỉnh Nam Định rà soát phương án đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định khi suất đầu tư dự án lên tới 375 tỷ đồng/km.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định liên quan phương án đầu tư Dự án xây dựng đường Cao tốc Phủ Lý - Nam Định. Theo ước tính của tỉnh, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.400 tỷ đồng, suất đầu tư khoảng 375 tỷ đồng/km.

Đánh giá suất đầu tư này cao hơn nhiều so với suất đầu tư của tuyến đường cao tốc xây dựng mới được Bộ Xây dựng công bố (khoảng 186,181 tỷ đồng/km), Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Nam Định rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn, giải pháp thiết kế, chi phí xây dựng theo quy định hiện hành, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài ra, quy mô dự kiến đầu tư của tuyến Cao tốc Phủ Lý - Nam Định là 4 làn xe, nền đường rộng từ 24m - 48m, lớn hơn quy mô tiêu chuẩn, Bộ đề nghị tỉnh Nam Định rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn về đường cao tốc, tính chất tuyến đường, điều kiện hiện tại, các quy hoạch có liên quan để xác định quy mô dự án cho phù hợp.

Tuyến Phủ Lý - TP. Nam Định hiện đang được khai thác theo quy mô đường cấp II

Tuyến Phủ Lý - TP. Nam Định hiện đang được khai thác theo quy mô đường cấp II

Đồng thời, Bộ cũng khuyến nghị tỉnh Nam Định nghiên cứu, tính toán cụ thể các phương án đầu tư đoạn tuyến Cao tốc Phủ Lý - TP. Nam Định (đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP); nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư để đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư.

Với thời gian thu phí của Dự án BOT (từ trạm thu phí Mỹ Lộc tỉnh Nam Định đến Quốc lộ 10, TP. Nam Định dài khoảng 3,9km) đến hết năm 2028, Bộ GTVT đề nghị cấp có thẩm quyền địa phương đánh giá, xác định cụ thể thời điểm thực hiện dự án, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan, tránh phát sinh khiếu kiện.

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp và UBND tỉnh Hà Nam xem xét, xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Nam Định về phương án đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định.

Tại tờ trình số 34/TTr - UBND ngày 12/4/2024, UBND tỉnh Nam Định đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh này lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định, giai đoạn 1 từ TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.

Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ đầu tư xây dựng đoạn từ đầu tuyến Km0+00 (Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam) đến giao với Quốc lộ 10, TP. Nam Định trước năm 2030 (Giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030) với chiều dài khoảng 25,1 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Hà Nam khoảng 16,6 km, đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định khoảng 8,5 km.

Tuyến đường thuộc Dự án sẽ xây dựng theo quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, làn dừng khẩn cấp 2 bên, đường song hành, đường gom 2 bên, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 dự kiến khoảng 9.400 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện Dự án giai đoạn I là từ năm 2024 - 2028; toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Nam Định, Hà Nam tự bố trí đối với đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh.

Cũng tại Tờ trình số 34, UBND tỉnh Nam Định đề nghị Chính phủ giao làm cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định. Đối với đoạn BOT (từ trạm thu phí Mỹ Lộc tỉnh Nam Định đến Quốc lộ 10, TP. Nam Định dài khoảng 3,9 km) hết hạn thu phí năm 2028, UBND tỉnh Nam Định sẽ đàm phán để thanh lý hợp đồng vào năm 2025 (thời điểm khởi công dự án) bằng ngân sách tỉnh để đầu tư đồng bộ theo quy mô đường cao tốc trên toàn tuyến.

Lưu Trang
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.