Chuyên mục


Nhật Bản thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần

06/05/2022 05:33 (GMT +7)

Trong thời gian gần đây, có nhiều nước ở Châu Á bao gồm cả Nhật Bản đã thử nghiệm và thực hành chế độ làm việc 4 ngày/tuần nhằm cải thiện năng suất lao động, tăng tính hiệu quả trong làm việc.

Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản thông báo áp dụng thử nghiệm phương pháp 4 ngày làm việc/tuần. Ảnh Internet

Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản thông báo áp dụng thử nghiệm phương pháp 4 ngày làm việc/tuần. Ảnh Internet

Hồi tháng 4, tập đoàn Hitachi của Nhật Bản thông báo áp dụng thử nghiệm 4 ngày làm việc/tuần cho khoảng 15.000 nhân viên, dự kiến kết thúc vào tháng 3 năm sau. Cùng tháng, nhà phát triển trò chơi Game Freak, nổi tiếng với tựa game Pokemon, cũng cho biết đã thử nghiệm chương trình cắt giảm ngày làm việc với một số nhân viên. Các công ty tên tuổi khác như Panasonic Holdings và NEC cũng xem xét các biện pháp này. 

Bên cạnh Nhật Bản, một số các quốc gia khác khắp châu Á đang dần áp dụng chính sách tương tự. Tại Indonesia, công ty cho vay ngang hàng Alami đã giới thiệu chính sách tuần làm việc 4 ngày từ năm 2021, trong nỗ lực cải thiện sức khỏe tinh thần và năng suất lao động cho nhân viên. Năm 2019, công ty giáo dục Eduwill trở thành đơn vị đầu tiên tại Hàn Quốc áp dụng chính sách tuần làm việc 4 ngày. Sáng kiến của Eduwill đã thúc đẩy bà Sim Sang-jung thuộc đảng Công lý, người từng là ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc hồi tháng 3, coi kế hoạch làm việc 4 ngày/tuần là một trong những chính sách tranh cử quan trọng. Tại Ấn Độ, theo các quy định lao động sẽ được áp dụng trong năm nay, người lao động có thể được chọn làm việc 4 ngày/tuần, dù tổng thời gian làm việc khoảng 48 giờ/tuần sẽ không đổi.

Ngoài Hitachi, các công ty khác như Parasonic Holdings và NEC cũng áp dụng phương pháp này để tăng năng suất cho các nhân viên của mình. Ảnh Internet

Ngoài Hitachi, các công ty khác như Parasonic Holdings và NEC cũng áp dụng phương pháp này để tăng năng suất cho các nhân viên của mình. Ảnh Internet

Xu hướng này xuất hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều công ty lẫn nhân viên suy nghĩ lại về cách thức làm việc. Các cuộc khảo sát ở nhiều nước châu Á cho thấy tuần làm việc ngắn hơn là một trong những chính sách được người lao động mong muốn nhất. Tác động từ đại dịch Covid-19 lên cách làm việc chỉ là một phần của câu chuyện. Nỗ lực rút ngắn ngày làm cũng là một phần trong làn sóng phản ứng của người lao động với thời gian làm việc vốn đã quá dài ở châu Á.

Tại Trung Quốc, văn hóa làm việc "996" rất phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Theo văn hóa này, nhân viên sẽ là việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày/tuần. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người Hàn Quốc làm việc trung bình 1.908 giờ năm 2020, cao nhất ở châu Á và nhiều hơn 221 giờ so với mức trung bình mà OECD đưa ra.

Thời gian làm việc kéo dài gây mệt mỏi cũng khiến nhiều quốc gia châu Á vật lộn với năng suất lao động thấp. Báo cáo của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) năm 2021 cho thấy nhiều quốc gia ở châu Á, ngoại trừ Singapore, thua kém phương Tây về năng suất lao động. Năng suất lao động trung bình của các nước ASEAN thấp hơn 81% so với Mỹ, theo APO. Trong đó ở phương Tây, doanh nghiệp được yêu cầu quy định khoảng thời gian nghỉ giữa các ca làm, lương làm ngoài giờ cũng được chi trả hào phóng. Trong khi đó, tiền lương tăng ca ở Nhật thường chỉ hơn bình thường 25%, thấp hơn nhiều so với ở Mỹ hoặc Anh.

Thanh Hoa
Chính phủ Hàn Quốc kích hoạt quỹ bảo trợ trái phiếu
Ngay ngày hôm sau khi Bộ Tài chính Hàn Quốc thừa nhận về tình hình rất nghiêm trọng, quỹ bình ổn thị trường trái phiếu đã được kích hoạt; đồng thời việc gọi vốn bổ sung, thu đổi trái phiếu, nâng trần các gói đã được triển khai.

Câu chuyện bên lề 'đường hầm ngâm nước' dài nhất thế giới
Đường hầm Fehmarnbelt sẽ được xây dựng trên Vành đai Fehmarn - một eo biển giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch. Thiết kế dự án để thay thế cho dịch vụ phà hiện tại từ Rodby và Puttgarden, nơi chở hàng triệu hành khách mỗi năm.

Không thuê được nhà cô gái sống trong xe hơi gần 3 năm
Để giảm áp lực tiền thuê nhà, Nikita Crump quyết định chuyển hầu hết sinh hoạt, từ ăn uống đến ngủ nghỉ, sang chiếc xe hơi của mình. Đối với Nikita, đây là một trong những cách để giảm thiểu phí sinh hoạt đắt đỏ đang ngày một tăng cao do lạm phát, theo Daily Mail.

Chú ý khi sân bay quốc tế quá tải
Không chỉ Việt Nam, hàng loạt sân bay trên toàn thế giới đang phải đối mặt với tình trạng vượt công suất thiết kế của nhà ga. Vậy cần làm gì khi sân bay khắp thế giới đều quá tải?

Chờ đổ xăng, nhiều người tử vong tại Sri Lanka
Cảnh sát cho biết một người đàn ông 63 tuổi tử vong khi chờ 5 ngày để đổ xăng tại Sri Lanka. Theo báo cáo, hiện có 11 trường hợp được ghi nhận tử vong do nguyên nhân trên.

Thành phố rừng ở Indonesia
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cấm các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hoạt động tại khu vực thủ đô mới Nusantara vốn được xây dựng với khái niệm “thành phố rừng thông minh.”

Doanh nghiệp du lịch Nhật lúng túng trước quy định mới về nhập cảnh
Nhật Bản chỉ cấp phép nhập cảnh cho du khách đến từ 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có tỷ lệ lây lan virus thấp, theo diện đi tour du lịch. Quyết định này khiến các công ty du lịch khá bối rối.