Chuyên mục


Mua lại 8 dự án BOT thua lỗ

17/05/2023 12:19 (GMT +7)

8 dự án BOT đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng chưa được thu phí hoặc không thể thu do mất an ninh trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ. Thậm chí, có dự án đã thu phí song doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng.

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn tại 8 dự án BOT hạ tầng giao thông do Bộ quản lý. Đây cũng là lần thứ 2 Bộ kiến nghị nội dung này. Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ bố trí 10.340 tỷ đồng mua lại 5 dự án BOT và mua một phần của 3 dự án đang gặp vướng mắc, thua lỗ.

Bộ GTVT cho biết, 8 dự án BOT đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng chưa được thu phí hoặc không thể thu do mất an ninh trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ. Thậm chí, có dự án đã thu phí song doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng. Nhiều năm qua, cơ quan nhà nước và nhà đầu tư đã tìm giải pháp nhưng không khả thi. Các dự án BOT không được xử lý sẽ phá vỡ phương án tài chính, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và thu hút đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông.

Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư về phương án sửa đổi hợp đồng theo hướng xóa bỏ trạm thu phí hoặc kéo dài thời gian thu, nhà đầu tư giảm lợi nhuận. Sau khi đàm phán, có 3 dự án khả thi tiếp tục thực hiện, 5 dự án còn lại nhà nước cần mua lại để chấm dứt hợp đồng

Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư về phương án sửa đổi hợp đồng theo hướng xóa bỏ trạm thu phí hoặc kéo dài thời gian thu, nhà đầu tư giảm lợi nhuận. Sau khi đàm phán, có 3 dự án khả thi tiếp tục thực hiện, 5 dự án còn lại nhà nước cần mua lại để chấm dứt hợp đồng

Bộ đã đàm phán với các nhà đầu tư về phương án sửa đổi hợp đồng theo hướng: Xóa bỏ trạm thu phí hoặc kéo dài thời gian thu, nhà đầu tư giảm lợi nhuận. Sau khi đàm phán, Bộ cho biết có 3 dự án khả thi để tiếp tục thực hiện hợp đồng; 5 dự án còn lại bổ sung vốn nhà nước nhưng vẫn không khả thi, vì thế nhà nước cần mua lại để chấm dứt hợp đồng.

Được biết, 5 dự án được đề xuất mua lại gồm BOT cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn với 571 tỷ đồng; BOT vành đai phía Tây TP Thanh Hóa với 892 tỷ đồng; BOT nâng cấp, cải tạo quốc lộ 91, TP Cần Thơ với 1.754 tỷ đồng; BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 dự kiến 2.850 tỷ đồng; BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Đăk Lăk với 745 tỷ đồng. Các dự án này sẽ xóa trạm thu phí sau khi nhà nước bố trí ngân sách mua lại.

Còn 3 dự án được xem xét tiếp tục hợp đồng và kéo dài thời gian hoàn vốn, nhà nước hỗ trợ không vượt quá 49% tổng vốn đầu tư công trình. Đó là dự án BOT cầu Thái Hà (Thái Bình, Hà Nam) được đề xuất bố trí 717 tỷ vốn ngân sách, thời gian hoàn vốn kéo dài 35 năm, nhà đầu tư cam kết giảm 50% tỷ suất lợi nhuận; dự án BOT cầu Việt Trì - Ba Vì dự kiến bổ sung 533 tỷ đồng, kéo dài thời gian hoàn vốn 22 năm; dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả dự kiến bổ sung 2.280 tỷ đồng, kéo dài thời gian thu phí khoảng 28 năm.

Với nguồn vốn khoảng 10.340 tỷ đồng để xử lý 8 dự án, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT cân đối nguồn vốn phù hợp báo cáo Chính phủ thông qua.

Đồng thời, đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng có giải pháp phù hợp nhằm chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư như cho khoanh nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất vốn vay đối với các khoản vay tín dụng.

Năm 2022, Bộ GTVT đã trình Chính phủ giải pháp xử lý bất cập tại 8 dự án BOT sau khi đã thống nhất với nhà đầu tư. Nguồn vốn nhà nước dự kiến cần để mua lại các dự án này là 13.115 tỷ đồng. Việc xử lý vướng mắc của dự án BOT vượt quá thẩm quyền của Bộ GTVT do phải bố trí vốn nhà nước để thay thế quyền thu phí hoặc để thanh toán cho nhà đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Do vậy, Bộ phải báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét quyết định.

Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, xác định rõ vướng mắc của dự án bắt nguồn từ phía đại diện nhà nước, doanh nghiệp hay trách nhiệm của nhà đầu tư.

Kim Khánh
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Vũng Tàu: Hơn 1.200 tỷ xây cầu nối thành phố và huyện lân cận
Cầu Cỏ May 3 bắc qua sông Cỏ May, thiết kế hình cánh diều dài hơn 500 m kết nối huyện Long Điền và thành phố Vũng Tàu dự kiến khởi công trong quý IV/2024, với kinh phí xây dựng hơn 1.200 tỷ đồng.

PV Drilling: Lợi nhuận ước tăng 230%
Trong quý I/2024, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã: PVD) ước đạt gần 1.700 tỷ đồng doanh thu và trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng trên 35% và trên 230% so với cùng kỳ.

Sáng 19/4, giá vàng tăng mạnh
Ngay sau ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC vượt mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 - 670.000 đồng/lượng chiều bán ra. Trong khi đó, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.408 USD/ounce, tăng mạnh 42 USD/ounce so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Bắc Giang “cứ điểm” ngành công nghiệp chất bán dẫn
Bắc Giang đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này cần tập trung vào việc xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao.

Vietjet tung nhiều ưu đãi chặng bay đến Australia
Từ nay đến 30/04/2024, Vietjet dành tặng tín đồ du lịch chuỗi khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm mùa thu vàng khắp Australia.