Kon Tum kiểm tra lại hoạt động các trạm cân điện tử
Kon Tum yêu cầu 10 huyện, thành phố khẩn trương tiến hành rà soát, kiểm tra các trạm cân điện tử thu mua nông sản trên địa bàn quản lý của địa phương, bảo vệ lợi ích cho người dân.
UBND tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi chính quyền và ngành chức năng yêu cầu khẩn trương kiểm tra, rà soát hoạt động của các trạm cân trên địa bàn toàn tỉnh; sau khi báo chí phản ánh về tình trạng trạm cân điện tử thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum tồn tại nhiều sai phạm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, gây bức xúc trong nhân dân.
Tại công văn số 1008 ngày 12/4/2022, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu UBND 10 huyện, thành phố khẩn trương tiến hành rà soát, kiểm tra các Trạm cân điện tử thu mua nông sản trên địa bàn quản lý của địa phương; đánh giá làm rõ sự tuân thủ các quy định của pháp luật đối với việc đầu tư xây dựng các trạm cân trên địa bàn (nhất là sự phù hợp với quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất; quy hoạch, đấu nối giao thông,…); kết quả xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật (nếu có).
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý theo đúng quy định. UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý các vi phạm theo đúng quy định và báo cáo kết quả xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật (nếu có).
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum nở rộ dịch vụ doanh nghiệp (DN) và hộ kinh doanh đầu tư trạm cân điện tử (TCĐT) để thu mua nông sản. Thực tế cho thấy, bên cạnh yếu tố tích cực giúp người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tiêu thụ nông sản, những TCĐT này đang tồn tại nhiều sai phạm
Một đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, kiểm tra thực tế cho thấy các TCĐT thu mua nông sản này đều có sai phạm. Các TCĐT họ sử dụng cân không có tem nhãn hàng hóa và kiểm định theo quy định. Tại các điểm thu mua nông sản lại không niêm yết giá theo quy định, nên giá thu mua của các trạm cân có sự chênh lệch với nhau, chính vì thế nên người dân sẽ thiệt thòi khi bán nông sản mì. Lực lượng quản lý thị trường rất nghi ngờ về chất lượng của những TCĐT không đảm bảo.
Cùng với hàng loạt sai phạm như không có giấy phép kinh doanh; cân không có nhãn hàng hóa; thiếu và không có hồ sơ trạm cân, kinh doanh không đúng địa điểm, không niêm yết giá thu mua…10 TCĐT thu mua nông sản trên tuyến tỉnh lộ 678 đi qua 4 xã của huyện Tu Mơ Rông còn có những vi phạm như mở đường đấu nối trái phép vào đường chính, đào hành lang an toàn đường bộ lắp đặt TCĐT, xây dựng nhà ở trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Bên cạnh việc này cũng phải nói rõ thêm một điều là điều kiện cấp phép kinh doanh của các TCĐT không có sự đồng bộ. Đúng ra là trước khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, các TCĐT phải có giấy phép đấu nối nhưng hiện tại các TCĐT lại làm ngược lại dẫn đến tình trạng bất cập hiện nay. Sai phạm hàng đầu của các TCĐT là mở đường đấu nối trái phép vào đường chính mà không được sự cho phép của cơ quan chức năng. Việc này sẽ gây ra những xung đột giao thông tại địa điểm mà các trạm cân này mở đường đấu nối.
Thống kê trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông cho thấy, hiện có 15 TCĐT thu mua nông sản và chủ yếu là thu mua sắn của người dân. Tuy nhiên đa phần các TCĐT đều có tình trạng gian dối về trọng lượng; trừ phần trăm tạp chất cao gây thiệt hại cho nông dân; cố tình mập mờ nhằm ép giá thu mua (trong khi nhà máy thu mua khoảng trên dưới 2.300 đồng/kg sắn tươi, nhưng các trạm cân này chỉ thu mua của người dân thấp hơn nhiều