Chuyên mục


Không lỡ hẹn lần 2 ở cao tốc Bắc - Nam

17/03/2023 16:53 (GMT +7)

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa có buổi làm việc với tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai nhằm tháo gỡ những vướng mắc về nguồn đất đắp cho 2 tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc.

Ông Lê Quyết Tiến, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, tiến độ của 2 dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo hiện đang được kiểm soát chặt chẽ từng ngày. Mục tiêu hoàn thành đưa vào khai thác dịp 30/4/2023 vẫn không thay đổi.

Cần tháo gỡ vướng mắc lớn nhất về vật liệu

Nếu đến ngày 30/4, gói thầu nào chưa hoàn thành, Bộ GTVT sẽ xem xét lại hợp đồng với nhà thầu để có những biện pháp xử lý theo quy định (huỷ hợp đồng với các nhà thầu này tại các dự án khác do Bộ GTVT làm chủ đầu tư; không cho tham gia các dự án của Bộ GTVT trong thời gian từ 3-5 năm).

Tuy nhiên, theo ông Tiến, điểm khó nhất hiện nay là nguồn vật liệu đất đắp để thi công đường gom, đường đầu cầu. 

Cụ thể tuyến Dầu Giây - Phan Thiết đang thiếu 600.000 m3; tuyến Phan Thiết - Vĩnh Hảo đang thiếu 900.000 m3. Nếu vấn đề nguồn đất đắp không được giải quyết sớm, sẽ gây khó khăn cho việc hoàn thành toàn bộ dự án theo kế hoạch.

Bên cạnh vấn đề vật liệu, ông Đinh Công Minh, Giám đốc Ban QLDA 7 cho biết: "Dự án vẫn còn một số vị trí vướng đường điện. Về nguồn đất đắp, tuyến được cấp 6 mỏ đất nhưng đến nay đã hết hạn. Nếu cấp theo các thủ tục hiện nay thì không thể kịp với tiến độ dự án, bởi chỉ còn 45 ngày”.

Cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết cũng đang gặp vấn đề về thiếu nguồn đất đắp

Ông Phạm Thanh Bình, Phó giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết, với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Ban đặt kế hoạch với các nhà thầu đến 20/4 phải xong toàn bộ dự án, sau đó là công tác hoàn thiện và bàn giao đưa vào khai thác. Nhưng điểm khó khăn chung hiện nay là nguồn vật liệu đất, riêng các đường gom và cầu vượt trên địa bàn Đồng Nai đang thiếu 600.000 m3 đất đắp.

Tại cuộc làm việc, ông Phạm Văn Đăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng nêu những vướng mắc trong việc cấp các mỏ đất phục vụ thi công 2 tuyến cao tốc. Bởi theo giấy phép cũ, đã hết thời gian từ 31/12/2022.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, do Thanh tra Chính phủ đang kiểm tra về việc cấp phép tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, vì vậy, tỉnh đang chờ ý kiến của Thanh tra Chính phủ cho phép gia hạn 4 mỏ đất đã cấp.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, Ban QLDA, đối với 2 tuyến cao tốc nói trên, nhà thầu đã huy động thiết bị, nhân lực để hoàn thành tuyến chính, bảo đảm thông xe trước 30/4. Tuy nhiên, nếu các đường gom, cầu vượt không hoàn thành vì thiếu đất đắp thì rất lãng phí. Trong khi đó, vướng mắc chủ yếu là khâu thủ tục, câu chữ trong văn bản. Vì vậy, kiến nghị Chính phủ, Bộ TN&MT và các địa phương ủng hộ cho phép vừa khai thác để thi công, vừa hoàn thiện các thủ tục để bảo đảm tiến độ hoàn thành trong 45 ngày tới.

Nhà thầu thi công thảm nhựa đường gom dân sinh tại gói thầu XL01 cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết.

Nhà thầu thi công thảm nhựa đường gom dân sinh tại gói thầu XL01 cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết.

Phải đưa vào khai thác dịp 30/4 

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận: Hai dự án có nhiều tiến triển về tiến độ, nhưng các ban QLDA và các nhà thầu không được chủ quan. Đặc biệt là dự án Phan Thiết - Vĩnh Hảo, bởi tiến độ hiện nay là 76%, nếu không nỗ lực, mục tiêu hoàn thành là rất thử thách.

“Không thể để đường gom, cầu vượt chưa hoàn thành khi tuyến chính khánh thành, đưa vào khai thác dịp 30/4. Tôi nhắc lại, 30/4 phải khánh thành. Chúng ta chỉ có một con đường, đó là tiến lên”, Bộ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu 2 ban QLDA phải lập lại tiến độ trong 45 ngày còn lại, tiến độ chi tiết từng ngày.

Ban QLDA phải giải quyết nhanh chóng việc quyết toán, thanh toán cho nhà thầu, không để dự án chậm do thiếu tài chính. Cùng với tiến độ, chất lượng phải đặt lên hàng đầu.

Với các nhà thầu, Bộ trưởng yêu cầu bố trí đủ các mũi thi công, 3 ca, 4 kíp, tài chính, nhân lực để bảo đảm hoàn thành dự án theo đúng thời hạn. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình thi công dự án.

Về vấn đề nguồn vật liệu, Bộ trưởng đề nghị 2 địa phương Đồng Nai, Bình Thuận phối hợp để báo cáo, kiến nghị Chính phủ cho gia hạn các mỏ đất để cấp cho dự án. Bởi nếu tiến hành theo các thủ tục thông thường như hiện nay sẽ không đủ thời gian thực hiện.

“Tôi đề nghị ban QLDA phải năng động, quyết liệt hơn với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành dự án đúng tiến độ", Bộ trưởng yêu cầu.

Không để cao tốc Bắc-Nam lỡ hẹn thêm lần nữa

Đây là lần thứ hai kể từ ngày nhậm chức, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đến kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án quan trọng này.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng liên tục đến kiểm tra, đốc thúc chủ đầu tư và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án. Điều đó cho thấy dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng và Chính phủ cũng theo rất sát việc triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, cả 2 dự án nêu trên đã một lần lỡ hẹn với ngày khánh thành và Chính phủ buộc phải cho lùi thời gian thực hiện đến ngày 30/4 tới. Tính đến nay, khối lượng thi công của cả 2 dự án đã đạt trên 90% và vướng mắc lớn nhất của cả 2 dự án là thiếu đất san lấp để thực hiện các dự án kết nối với tuyến chính. 

Mới đây nhất, ngày 9/3, vấn đề nan giải nhất của 2 dự án là thiếu vật liệu san lấp đã được Chính phủ đưa vào Nghị quyết 31/2023 trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023 tháo gỡ cho dự án. Theo đó, Chính phủ đã đồng ý để cho tỉnh Bình Thuận xem xét, cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản đất đắp cho nhà thầu thi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Sớm gỡ vướng đất rừng dự án giao thông
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp về việc cần ưu tiên xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Dĩ An là đô thị loại II của tỉnh Bình Dương
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 296/QĐ-TTg ngày 27/3/2023 công nhận thành phố Dĩ An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Kiên định giá trị đã tạo lập, hướng đến phát triển du lịch 'xanh'
Ngành du lịch không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển du lịch "xanh", du lịch bền vững theo đúng chủ trương nhất quán của Đảng là phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ thi công luồng vào sông Hậu
Dự án luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 là dự án trọng điểm quốc gia, có mục tiêu thu hút, nâng cao năng lực thông qua hàng hóa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Tân Sơn Thủy hủy hoại môi trường sống
Doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục xin mở rộng quy hoạch bãi tập kết kinh doanh vật liệu quy mô khủng; trong khi cuộc sống người dân xung quanh bị đảo lộn vì khói bụi, tiếng ồn, nguy cơ tai nạn giao thông khi xe trọng tải lớn hoạt động ngày đêm trên tuyến đường bê tông nội đồng.

Giám sát chặt chẽ xuất xứ vật liệu cao tốc
Bộ Giao thông vận tải ban hành chỉ thị về tăng cường kiểm soát chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ quản lý.

Đô thị Thanh Hóa sẽ rộng thêm 228 km2
Với quy hoạch này, đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và toàn bộ huyện Đông Sơn, có diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2, đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh.