Chuyên mục


Hơn 1.600 tỷ đồng nâng cấp đường ngang qua đường sắt

11/03/2024 11:17 (GMT +7)

Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ về việc triển khai Quyết định số 994/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt.

Theo Bộ GTVT, giai đoạn từ năm 2014-2020, do khó khăn về vốn, ngân sách nhà nước không bố trí cho các công trình, dự án như công tác đền bù giải tỏa hành lang an toàn đường sắt; cắm mốc hành lang ATGT đường sắt; xây dựng đường gom, hàng rào cách ly giữa đường bộ và đường sắt; xây dựng cầu đường bộ tách khỏi cầu chung đường sắt; xây dựng các cầu trên quốc lộ vượt đường sắt quốc gia. Vì vậy, hầu hết các dự án công trình ATGT đường sắt theo Quyết định 994 chưa được triển khai.

Về các dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa đường ngang, từ năm 2015 đến năm 2023, kinh phí để thực hiện nâng cấp cải tạo đường ngang là 1.634 tỷ đồng. Trong đó, năm 2015 là 170 tỷ đồng; năm 2017 là 110 tỷ đồng; năm 2018 là 170 tỷ đồng; năm 2019 là 480 tỷ đồng; năm 2022 là 304 tỷ đồng; năm 2023 là 400 tỷ đồng.

Từ năm 2015 đến năm 2023, kinh phí để thực hiện nâng cấp cải tạo đường ngang là 1.634 tỷ đồng

Từ năm 2015 đến năm 2023, kinh phí để thực hiện nâng cấp cải tạo đường ngang là 1.634 tỷ đồng

Từ nguồn kinh phí này, các đơn vị đã hoàn thành được 1.060 đường ngang. Cụ thể, đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 226 đường ngang trong tổng số 291 đường ngang vi phạm điều lệ đường ngang theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện nâng cấp, cải tạo đường ngang theo Quyết định 994, số đường ngang còn lại là 65 đường ngang đã được đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.

Đồng thời, đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo 452 đường ngang phòng vệ bằng biển báo thành đường ngang cảnh báo tự động lắp cần chắn tự động và đường ngang có người gác; hoàn thành 382/566 đường ngang với kinh phí được cấp 600 tỷ đồng.

Với 184 đường ngang còn lại, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường sắt theo Quyết định số 994 (Kế hoạch) đến hết năm 2025 và bố trí kinh phí để tiếp tục triển khai hoàn thành việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống thông tin, tín hiệu trong Kế hoạch.

Được biết, các hạng mục công trình đường sắt chưa được thực hiện theo Quyết định 994 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định số 358/2020.

Theo đó, để đảm bảo tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT kiến nghị Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ban hành chỉ thị hoặc công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

Về kinh phí thực hiện, đề nghị các địa phương có đường sắt đi qua ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương để xây dựng đường gom, hàng rào nhằm xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn hoặc từ nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho địa phương theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống thông tin, tín hiệu của 184 đường ngang còn lại trong tổng số 566 đường ngang có người gác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 358; ưu tiên bố trí nguồn vốn hoạt động kinh tế đường sắt trong năm 2024 và các năm tiếp theo để tiếp tục thực hiện việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và trang bị đầy đủ hệ thống thông tin, tín hiệu tại các điểm giao cắt giữa đường bộ, đường sắt nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại và đảm bảo an toàn của người dân; bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương để hỗ trợ cho các địa phương theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt theo quy định. 

Kim Khánh
Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.

Thông quan lối chuyên dụng ở cửa khẩu Hữu Nghị
Từ ngày 1/8 tới đây, phương thức giao nhận hàng hóa, xuất nhập cảnh qua các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan, Tân Thanh - Pò Chài; Cốc Nam - Lũng Nghịu.

Vietnam Airlines dẫn đầu về tỷ lệ bay đúng giờ
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đạt tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cao nhất ngành hàng không nội địa trong 6 tháng đầu năm 2024, với 84,1% chuyến bay cất cánh đúng giờ.

Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn báo lãi tăng 39%
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS) vừa công bố BCTC quý 2/2024 với doanh thu thuần 264 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. 

Hàng không tạo đà, du lịch bứt tốc
Cùng với sự mở rộng đường bay và đa dạng hóa sản phẩm của các hãng hàng không, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ với dự đoán sẽ đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, tăng 40% so với năm ngoái.