Chuyên mục


Hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đường bộ: VATA đề xuất nhiều điểm mới

29/10/2024 18:06 (GMT +7)

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn số 128 /CV-HHVT đóng góp ý kiến về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ và công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ nhằm hoàn thiện các quy định phù hợp thực tiễn...

VATA nhất trí sự cần thiết ban hành “QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ” theo quy định của Luật Đường bộ

VATA nhất trí sự cần thiết ban hành “QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ” theo quy định của Luật Đường bộ

Liên quan tới việc tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về bến xe khách, QCKTQG về bến xe hàng, QCKTQG về trạm dừng nghỉ, QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) góp ý một số nội dung của các dự thảo QCKTQG như sau:

Dự thảo Thông tư ban hành QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ

Từ năm 2023 Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) triển khai xây dựng dự thảo Thông tư ban hành và dự thảo sửa đổi, bổ sung QCKTQG về trạm kiểm soát tải trọng xe, nay gọi là công trình kiểm soát tải trọng xe (theo Luật Đường bộ và Luật TTATGTĐB), VATA đã có một số nội dung góp ý tại Công văn số 93 /CV–HHVT ngày 17/8/2023 về việc “góp ý dự thảo Thông tư ban hành và dự thảo sửa đổi, bổ sung QCKTQG QCVN 66:2013/BGTVT về Trạm KTTTX; Công văn số 12/CV-HHVT ngày 26/01/2024 về việc “góp ý dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 34/2021/TT-BGTVT”, nội dung chính là góp ý vào Dự thảo QCKTQG về trạm kiểm tra tải trọng xe; tham Hội đồng thẩm định QCVN Trạm KTTTX của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ngày 15/12/2023. QCVN 66:2024/BGTVT về Trạm kiểm tra tải trọng xe đã được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2024/TT-BGTVT ngày 23/7/2024.

Dự thảo QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) trên đường bộ đã lấy ý kiến 02 lần và đã trình Bộ GTVT thẩm định để ban hành. Nội dung Dự thảo QCVN lần 2 kế thừa nội dung QCKTQG về Trạm kiểm tra tải trọng xe QCVN 66:2024/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2024/TT-BGTVT, ngày 23/7/2024 của Bộ GTVT.

VATA nhất trí sự cần thiết ban hành “QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ” theo quy định của Luật Đường bộ. Tuy nhiên kể cả QCVN 66:2024/BGTVT và dự thảo lần 2 QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ (Dự thảo QCVN về CTKSTTX) đã trình Bộ GTVT vẫn còn một số nội dung góp ý của VATA chưa được tiếp thu, giải trình. Đây là những nội dung rất quan trọng, cần thiết, ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất, phù hợp với thực tiễn, đã được thử nghiệm cũng như đưa vào hoạt động chính thức, có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Dự thảo QCVN về CTKSTTX còn một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn như một số mô hình Trạm KTTTX đầu tư tốn kém, chưa được thử nghiệm thực tế nên không có kết quả để đánh giá thành công hay không.

Trên cơ sở đó, VATA đề nghị sửa đổi các nội dung như sau:

Sửa đổi Mục 1.4.2: Bỏ từ “tuyến” trong cụm từ “... lý trình tuyến đường...”, thay bằng từ “của” và viết lại như sau:“1.4.2. Lý trình đầu của công trình kiểm soát tải trọng xe: là điểm đầu của khuvực xây dựng, lắp đặt công trình kiểm soát tải trọng xe lấy theo lý trình của đường, sau đây gọi chung là “lý trình đầu”. Tương tự các cụm từ “tuyến đường” trong các mục khác của Dự thảo QCVN lần 2, đề nghị bỏ chữ “tuyến”.

Về nội dung dữ liệu cân, do đây là các thông tin được hiển thị, ghi trên “Phiếu cân kiểm tra tải trọng xe tự động” gồm 05 trường dữ liệu nên VATA đề nghị sửa đổi, bổ sung vào Mục 1.4.4 và viết lại như sau:

“1.4.4. Dữ liệu cân bao gồm:

1.4.4.1. Tên công trình kiểm soát tải trọng xe và vị trí theo lý trình của đường.

1.4.4.2. Thông tin dữ liệu nhận dạng xe: Làn xe chạy, tốc độ xe và thời gian xe qua cân, biển số xe, hình ảnh chụp biển số phía trước và phía sau xe;

1.4.4.3. Thông tin dữ liệu đăng kiểm của xe bao gồm cả ô tô, sơ mi rơ mooc/rơmoóc (nếu có) về khối lượng và kích thước cho phép của xe: Loại xe, tổng số trục xe, tên và địa chỉ chủ sở hữu phương tiện, khối lượng bản thân cho phép, khối lượng số người cho phép ngồi trên ô tô, khối lượng kéo theo cho phép của ô tô (nếu có), khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông của ô tô, sơ mi rơ mooc/rơmoóc (nếu có), kích thước bao, chiều dài cơ sở và kích thước thùng hàng (nếu có) cho phép của ô tô, sơ mi rơ mooc/rơ moóc (nếu có);

1.4.4.4. Thông tin dữ liệu kết quả đo lường cân khối lượng: Khối lượng từng trục, cụm trục xe, khối lượng toàn bộ của xe, tổng số trục xe thực tế chịu tải tác động lên mặt đường; kết quả so sánh tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe so với quy định về tải trọng đường bộ; kết quả so sánh khối lượng hàng hóa chuyên, khối lượng kéo theo, kích thước bao và kích thước thùng hàng (nếu có) so với quy định về dữ liệu đăng kiểm của xe; các thông tin cần thiết khác (nếu có);

1.4.4.5. Kết luận về các kết quả đo lường khối lượng, kích thước sau khi so sánh với quy định cho phép.”

Liên quan đến thiết kế vị trí của công trình KSTTX, VATA đề nghị sửa đổi, bổ sung Mục 2.3.2 nhằm bảo đảm giao thông an toàn, có các giải pháp ngăn ngừa xe quá tải trọng đi vào đường cao tốc (như bố trí đường nhánh để xe ô tô vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc, bố trí hệ thống camera giám sát xe ô tô vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc); có thể kiểm soát tối đa các xe ô tô lưu thông trên đường bộ (kể cả xe ô tô từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng...).

Bỏ cụm từ trong dấu ngoặc đơn: (như bố trí đường nhánh để xe ô tô vi phạmdi chuyển ra khỏi đường cao tốc, bố trí hệ thống camera giám sát xe ô tô vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc) trong Mục 2.3.2. vì đối với đường bộ cao tốc, công trình KSTTX phải lắp đủ các bộ cân trên toàn bộ các làn đường xe chạy, trừ làn đường giành riêng cho xe mô tô, xe thô sơ hoặc làn đường giành riêng cho xe con (nếu có), đảm bảo kiểm soát tải trọng 100% các xe lưu thông trên đoạn đường có lắp thiết bị cân và được thông báo tại các đầu vào đường cao tốc, đồng thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng xe chở quá tải, quá khổ lưu thông trên cao tốc. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt "nguội" thông qua hệ thống giám sát. Việc xử phạt nghiêm minh và công khai sẽ răn đe, nâng cao ý thức chấp hành của chủ xe và lái xe, từ đó hạn chế các hành vi vi phạm.

Theo VATA, hiệu quả là ngăn chặn 100% xe vi phạm quá tải, quá khổ ngay từ các đoạn đường dẫn vào đường cao tốc. Do đó không cần phải bố trí kinh phí đầu tư thi công “...đường nhánh để xe ô tô vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc” và không phải bố trí kinh phí đầu tư, lắp đặt “... hệ thống camera giám sát xe ô tô vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc”.

VATA kiến nghị, Mục 2.3.2 được sửa đổi, bổ sung và viết lại như sau:“2.3.2. Thiết kế vị trí của công trình KSTTX phải bảo đảm giao thông an toàn, ngăn chặn xe quá tải trọng đi vào đường cao tốc; có thể kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng...), hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải trọng đi vòng đường khác để né tránh việc kiểm tra, kiểm soát của công trình KSTTX;”.

Bên cạnh đó, VATA cũng đề nghị bỏ quy định về “biển báo VMS” tại Mục nhỏ 2.2.1.5, Mục 2.4.3, Mục 2.5.8, Mục 2.5.9, Mục 2.6.9, Mục nhỏ 2.6.9.2, Mục 2.8.2 của Dự thảo QCVN lần 2 do kết quả KTTTX thu được từ hệ thống cân KTTTX tự động của Công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân được sử dụng để phạt “nguội” đối với các trường hợp vi phạm và các mục đích khác theo thiết kế; Không cần lắp bảng hiển thị VMS, vì xe đi vào khu vực Công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân (Công trình KSTTX tự động), tốc độ không bị hạn chế nhiều, nên lái xe không thể đọc được hoặc đọc không hết thông tin trên bảng hiển thị VMS, nếu lái xe đọc thì dễ xảy ra tai nạn giao thông hoặc phải giảm tốc độ gây ùn tắc giao thông và cũng dễ xảy ra tai nạn giao thông; Thực tế hiện nay hệ thống phương tiện thiết bị kỹ thuật tự động sử dụng để phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng không cần sử dụng “biển báo VMS” để thông báo kết quả thu được (Quy định tại Nghị định số 135/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ “Quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính”).

Đồng thời, VATA cũng kiến nghị bổ sung nội dung Mục 2.4.4.1 nội dung: Gắn biển số giả, thay đổi chữ hoặc số trên biển số, vì tình trạng này đã xảy ra tại Trạm KTTTX tự động tại Km78/QL.5 Hải Phòng. Như vậy, Mục 2.4.4.1 được viết lại như sau:“2.4.4.1. Che biển số xe để thiết bị nhận diện biển số không đọc được biển số xe; gắn biển số giả hoặc biển số của xe khác, hoặc thay đổi chữ hoặc số trên biển số để phần mềm KTTTX tự động trích xuất dữ liệu đăng kiểm không đúng của xe bị cân kiểm tra.” Lý do được đưa ra là khi camera chụp nhận dạng biển số nhưng không phải biển số của chính phương tiện bị cân kiểm tra tải trọng, dẫn đến phần mềm KTTTX tự động trích xuất dữ liệu đăng kiểm không đúng của xe bị cân kiểm tra, kết quả tính toán sẽ sai, hoặc nếu không có dữ liệu đăng kiểm, phần mềm KTTTX tự động dừng tính toán và không có kết quả trên “Phiếu cân KTTTX tự động”.

Về nội dung trong Phụ lục A - Sơ đồ minh họa công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân, Công ty Tanaka đã góp ý tại Công văn số TSV-CV-2024006 ngày 28/8/2024 về việc “góp ý Dự thảo QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe”. Tuy nhiên Dự thảo QCVN lần 2 chưa sửa đổi, bổ sung nội dung Phụ lục A. Công ty Tanaka tiếp tục góp ý như sau: Phụ lục A “Sơ đồ minh họa công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân”của Dự thảo Quy chuẩn có 04 mô hình. Cụ thể: Hình A-2: Sơ đồ minh họa mô hình công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân (01 làn); Hình A-3: Sơ đồ minh họa mô hình công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân (01 làn, trước trạm thu phí); Hình A-4: Sơ đồ minh họa mô hình công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân (nhiều làn, trước trạm thu phí); Hình A-5: Sơ đồ minh họa mô hình công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân (01 làn, sau trạm thu phí).

Đối với mô hình công trình KSTTX cố định tự động 1 cấp cân đặt trước hoặc sau trạm thu phí, VATA đề nghị bổ sung các nội dung sau: Không đặt thiết bị cân trong khu vực mở rộng trạm thu phí (có nhiều làn đường) hoặc tại các làn thu phí; Vị vùng cân phải cách tối thiểu là 500 mét trước hoặc sau vị trí bắt đầu mở rộng có nhiều làn đường của khu vực trạm thu phí.

Theo VATA, tại vị trí trước và sau gần thiết bị đọc thẻ từ thu phí hoặc barie thu phí, tốc độ xe bị thay đổi giảm về rất thấp, sau đó lại tăng lên, như vậy sẽ phát sinh lực xung kích từ bánh xe lên mặt bàn cân (cảm biến), dẫn đến kết quả cân bị sai lệch, tăng khối lượng các trục bánh xe. Thêm vào đó, số làn đường thu phí được lắp thiết bị cân thường nhiều hơn số làn đường ngoài khu vực thu phí, do đó tăng số lượng bộ cân, dẫn đến tăng tổng mức đầu tư. Ngoài ra, các bộ cân KSTTX cố định 01 cấp cân đã lắp đặt trên 01 làn đường hoặc nhiều làn đường thu phí, kể cả phía trước hoặc phía sau trạm thu phí (trong phạm vi khu vực mở rộng của trạm thu phí), trong phạm vi cả nước đều cho kết quả không đúng, sai số lớn, không thể sử dụng được kết quả để xử phạt, đến nay các bộ cân này đã dừng hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không sử dụng được kết quả thu được, chưa bộ cân nào được đưa vào hoạt động thí điểm, đánh giá để cho phép hoạt động chính thức.

VATA đề nghị Bộ GTVT, Cục ĐBVN và cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì Hội đồng thẩm định quan tâm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung nêu trên, để phù hợp thực tiễn, ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại, hoàn thiện Dự thảo và ban hành QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đem lại hiệu quả cao, bao gồm kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng xe quá tải, giảm tổng mức đầu tư lắp đặt công trình KSTTX tự động, ngăn chặn tiêu cực trong hoạt động KSTTX, đảm bảo tính công khai minh bạch, công bằng trong hoạt động vận tải đường bộ.

Dự thảo Thông tư ban hành QCKTQG về bến xe khách 

VATA nhất trí sự cần thiết ban hành “QCKTQG về Bến xe khách” theo quy định của Luật Đường bộ. Bên cạnh đó, VATA góp ý một số nội dung trong Dự thảo QCKTQG về Bến xe khách (Dự thảo QCVN về Bến xe khách) cụ thể như sau:

Sửa đổi Mục 2.1.1: Quy định về “bến xe” tại Mục 2.1.1 dài, không hợp lý, vì “bến xe” đã được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Đường bộ; Đề nghị dẫn quy định của Luật Đường bộ vào Mục 2.1.1. Cụ thể: “2.1.1. Bến xe thuộc phạm vi Kết cấu hạ tầng đường bộ”.

Sửa đổi Mục 2.1.2: Cụm từ “đường quốc lộ” trong Mục 2.1.2 vừa thừa lại vừa thiếu: Thừa: Từ “quốc lộ” đã bao hàm là đường do Bộ GTVT (cấp trung ương) quản lý, thừa từ “đường”; Thiếu: Bến xe được kết nối với nhiều cấp đường, từ quốc lộ, đến đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện...) VATA đề nghị sửa lại Mục 2.1.2 như sau:“2.1.2. Điểm đấu nối của đường ra, vào bến xe với đường bộ...”.

Bổ sung nội dung vào Mục 2.1.5: Hiện nay có nhiều loại xe khách đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách, trong đó có hành lý, hàng hóa của hành khách. Xe có hầm để hàng, tương ứng như vậy thì bến xe khách cũng phải có chức năng cấp các dịch vụ về hành lý, hàng hóa đi theo người của hành khách, tương tự như hàng không.

Đề nghị bổ sung nội dung vào Mục 2.1.5 như sau: “2.1.5. Bến xe khách được xây dựng một tầng hoặc nhiều tầng và phải bảo đảm thực hiện tối thiểu các chức năng cung cấp các dịch vụ phục vụ xe ra, vào bến xe khách; cấp các dịch vụ phục vụ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách, hành lý, hàng hóa của hành khách đi theo xe và phương tiện.

Dự thảo Thông tư ban hành QCKTQG về bến xe hàng

VATA nhất trí sự cần thiết ban hành “QCKTQG về Bến xe hàng” theo quy định của Luật Đường bộ. Bên cạnh đó, VATA góp ý một số nội dung trong Dự thảo QCKTQG về Bến xe hàng (Dự thảo QCVN về Bến xe hàng) như sau:

Cụm từ “đường quốc lộ” trong Mục 2.1.1 vừa thừa lại vừa thiếu. Từ “quốc lộ” đã bao hàm là đường do Bộ GTVT (cấp trung ương) quản lý, thừa từ “đường”; Thiếu: Bến xe được kết nối với nhiều cấp đường, từ quốc lộ, đến đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện ...).

Đề nghị sửa lại Mục 2.1.1 như sau:“2.1.1. Điểm đấu nối của đường ra, vào bến xe với đường bộ...

Dự thảo Thông tư ban hành QCKTQG về trạm dừng nghỉ

VATA nhất trí sự cần thiết ban hành “QCKTQG về Trạm dừng nghỉ” theo quy định của Luật Đường bộ và nhất trí với nội dung Quy chuẩn.

Trên đây là toàn bộ những góp ý của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam gửi tới Bộ GTVT và Cục ĐBVN để chỉ đạo các Vụ, đơn vị liên quan nghiên cứu tiếp thu. Hiệp hội bảo lưu các nội dung góp ý về dự thảo “QCKTQG về công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ”, với mục đích áp dụng được thuận lợi, đáp ứng được thực tiễn khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và kiểm soát tải trọng xe trên mạng lưới đường bộ Việt Nam, nhằm ngăn chặn tình trạng xe quá tải, bảo vệ được công trình đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông, đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội, doanh nghiệp và giảm chi phí ngân sách Nhà nước; loại bỏ tiêu cực trong công tác kiểm soát tải trọng xe nói riêng và công tác kiểm soát an toàn giao thông nói chung.

Thanh Minh
Hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đường bộ: VATA đề xuất nhiều điểm mới
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn số 128 /CV-HHVT đóng góp ý kiến về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ và công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ nhằm hoàn thiện các quy định phù hợp thực tiễn...

Thêm hãng vận tải '5 sao' phục vụ người dân Thanh Hoá đi Bến xe Giáp Bát
Người dân thêm cơ hội trải nghiệm dịch vụ vận tải "5 sao" tuyến Thanh Hoá đi Bến xe Giáp Bát (Hà Nội) khi hãng vận tải Đức Phát đưa dòng xe "Cũng điện di động" 24 phòng VIP cùng hệ thống phòng chờ hiện đại vào khai thác.

Đề xuất điều chỉnh nhiều điểm về quản lý hoạt động vận tải và bến xe
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn số 127/CV-HHVT ngày 28/10/2024 gửi Bộ GTVT góp ý dự thảo Thông tư về quản lý hoạt động vận tải và bến xe, trong đó đề xuất nhiều điểm cần điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Mở lại một số đường bay ở Cần Thơ
Sau thời gian dài tạm ngưng khai thác, đến nay, các đường bay Cần Thơ - Phú Quốc, Cần Thơ - Đà Lạt... đã sẵn sàng mở lại phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu trong việc giao thương, du lịch dịp cuối năm.

Gỡ vướng để hoàn thành 600 km cao tốc ĐBSCL hết năm 2025
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 490/TB-VPCP ngày 26/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Doanh nghiệp đặc biệt trúng đấu giá 3 mỏ khoáng sản Hà Tĩnh
Một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh mới thành lập được 17 ngày tuổi nhưng đã vượt qua hàng chục đơn vị khác trúng đấu giá 3 mỏ vật liệu với tỷ lệ vượt giá rất cao.

Hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có bước đột phá mới
Kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có bước đột phá mới.