Chuyên mục


Bảo đảm tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

25/11/2024 09:59 (GMT +7)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư tập trung tháo gỡ các khó khăn hiện tại, đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột theo đúng yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 20 km đầu tuyến thuộc dự án thành phần 1 Khánh Hòa và 48 km thuộc dự án thành phần 3 Đắk Lắk

Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 20 km đầu tuyến thuộc dự án thành phần 1 Khánh Hòa và 48 km thuộc dự án thành phần 3 Đắk Lắk

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16/6/2022; dài 117,5 km, quy mô phân kỳ 4 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư 21.935 tỷ đồng; tiến độ dự án cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác năm 2027.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản dài 31,5 km, tiến độ hoàn thành năm 2026. Dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản dài 36,9 km, tiến độ hoàn thành năm 2027. Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản dài 48 km, tiến độ hoàn thành năm 2026. Dự án được áp dụng một số cơ chế đặc thù như: cơ chế chỉ định thầu; cơ chế khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến nay, công tác thu hồi đất của dự án đạt 96%, còn khoảng 4% chưa bàn giao, chủ yếu do tỉnh Đắk Lắk vướng rừng đang khai thác khoảng 0,9 km và tỉnh Khánh Hòa vướng mắc về đơn giá đền bù và tái định cư khoảng 3,3 km. Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật trên địa phận Khánh Hòa còn 3 vị trí điện cao thế đang di dời, Đắk Lắk còn 1 vị trí đang phê duyệt phương án thiết kế di dời.

Nhu cầu vật liệu thông thường phục vụ dự án cần khoảng 3,3 triệu m3 đất đắp, 1,25 triệu m3 cát, 3,7 triệu m3 đá. Các dự án thành phần đã tổ chức khảo sát trữ lượng mỏ vật liệu xây dựng, khả năng cung cấp vật liệu là cơ bản đáp ứng nhu cầu. Về bãi đổ vật liệu thừa, theo đánh giá là cơ bản đáp ứng được nhu cầu, trong đó một số vị trí thuộc dự án thành phần 2, 3 đang hoàn thiện thủ tục để sử dụng cho dự án.

Dự án khởi công 2/8 gói thầu đầu tiên vào tháng 6/2023, đến tháng 12/2023 khởi công toàn bộ. Đến nay, lũy kế sản lượng thi công toàn dự án đạt khoảng 22% giá trị hợp đồng, trong đó Khánh Hòa đạt 24%, Đắk Lắk đạt 27%, Bộ Giao thông vận tải đạt 19%.

Tiến độ nêu trên cơ bản đáp ứng kế hoạch. Tuy nhiên, đến nay còn một số khó khăn vướng mắc cần nỗ lực khắc phục, như: Mặt bằng còn vướng khoảng 4,2/116,4 km chưa bàn giao; thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên kéo dài, đến nay còn phạm vi huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk đang chặt cây; mặt bằng các đoạn được bàn giao không liên tục để thi công; dự án thành phần 2 địa hình phân cắt mạnh, đồng thời đi qua khu vực rừng tự nhiên nên việc mở đường tiếp cận rất khó khăn, có 4 hầm và nhiều cầu có chiều cao trụ lớn thi công khó khăn…

Dự án phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 20 km đầu tuyến thuộc dự án thành phần 1 Khánh Hòa và 48 km thuộc dự án thành phần 3 Đắk Lắk. Bộ Giao thông vận tải đề nghị nghị UBND tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk đẩy nhanh thủ tục bồi thường, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật để hoàn thành bàn giao mặt bằng trong tháng 12/2024; UBND tỉnh Đắk Lắk đẩy nhanh công tác thu hồi phạm vi vướng rừng, hoàn thành trong tháng 11/2024. 

Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư tập trung tháo gỡ các khó khăn hiện tại của dự án; chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công, Đẩy nhanh tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng dự án, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Hủy vé xe, hành khách được hoàn lại bao nhiêu tiền?
Từ ngày 1/1/2025, trường hợp hành khách hủy vé không đi thì phải thông báo trước cho đơn vị kinh doanh vận tải theo thời gian quy định nêu trên để được hoàn phần tiền vé theo mức tương ứng.

Thí điểm tuyến vận tải Hà Nội – Sa Pa: Lo ngại “tiền hậu bất nhất”
Việc thí điểm tuyến vận tải mới từ Giáp Bát, Nước Ngầm đi Lào Cai, Sapa đang gây ý kiến trái chiều, nhất là lo ngại phá vỡ quy hoạch luồng tuyến, nguy cơ “bùng nổ” xe khách chạy xuyên tâm, đặc biệt dễ phát sinh tiêu cực.

Hà Nội cấm xe hợp đồng chở khách liên tỉnh Tết 2025
Trong kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại, bảo đảm ATGT trong dịp cuối năm trong đó có Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội nghiêm cấm đưa xe hợp đồng vào chở khách liên tỉnh.

Tiến độ triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 545/TB-VPCP ngày 4/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hạ tầng kết nối và quy hoạch, phát triển đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận.

Nhiều nhóm ngành hưởng lợi từ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Vietnam trên cơ sở tham khảo cơ cấu chi phí đầu tư từ các dự án đường sắt cao tốc nước ngoài đã thống kê được chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư là chi phí xây dựng, chiếm 48%, theo sau là toa xe/tàu (15%) và đường ray (9%).

Đề xuất không miễn thuế GTGT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua chuyển phát nhanh
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.

Lý do Hà Nội không đồng ý cho xe khách chạy xuyên tâm
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông, Sở GTVT Hà Nội đề nghị không chấp thuận đối với đề xuất điều chỉnh bổ sung hành trình tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có hành trình mang tính chất xuyên tâm.