Chuyên mục


Hà Nội phấn đấu hoàn thành 15 tuyến đường sắt đô thị

19/08/2024 13:59 (GMT +7)

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng đồng bằng sông Hồng do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, TP. Hà Nội đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị, phấn đấu đến năm 2045 hoàn thành 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 616,9km.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo về hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội để làm rõ hơn lĩnh vực phát triển trọng tâm của Hà Nội trong thời gian tới.

Tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội mới đây được người dân Thủ đô đánh giá rất cao, đón nhận

Tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội mới đây được người dân Thủ đô đánh giá rất cao, đón nhận

Ông Tuấn cho biết, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội sẽ có 10 tuyến với hơn 410 km. Vừa qua, Đề án điều chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 có bổ sung phát triển thêm 5 tuyến, nâng tổng số đường sắt đô thị Hà Nội lên 15 tuyến với tổng số chiều dài 616,9 km.

Theo ông Dương Đức Tuấn, hệ thống đường sắt đô thị đối với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị hiện đại khác là loại hình vận tải hành khách công cộng cực kì quan trọng do vận tải khối lượng khách lớn, tốc độ cao, trở thành ‘xương sống’ trong giao thông mỗi đô thị và liên kết vùng.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ hỗ trợ tạo điều kiện của Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ ngành Trung ương Hà Nội đưa vào vận hành Tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao) vào ngày 08/8/2024 đã được người dân Thủ đô đánh giá rất cao, đón nhận và cũng là những cột mốc đáng nhớ của Thành phố.

Đồng thời, Hà Nội cũng chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng Thủ đô để thống nhất hướng tuyến các tuyến giao thông kết nối, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị cập nhật tại Đồ án điều chỉnh chung Quy hoạch Thủ đô phục vụ kết nối giao thông, liên kết vùng nhằm tạo lập phát triển đô thị và hành lang giao thông mới để thông suốt giao thông giữa Hà Nội và các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

Thành phố cũng chủ động xây dựng, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô cùng với TP Hồ Chí Minh theo chỉ đạo của Chính phủ triển khai theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023.

Trong đó có giao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thiết lập hệ thống đường sắt đô thị trước năm 2055. Hà Nội phấn đấu đến năm 2035, hoàn thành đầu tư xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài trên 410,8 km. Như vậy, giai đoạn 2024-2030, xây dựng 96,8km, sơ bộ như cầu vốn khoảng 14,6 tỷ USD; giai đoạn 2031-2035 xây dựng 301km, sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 22,5 tỷ USD. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2035 cần khoảng 37,2 tỷ USD.

Qua rà soát các nguồn vốn đầu tư công, tổng hợp khả năng cân đối các nguồn vốn có thể huy động khác của Thành phố đến năm 2035 là khoảng 28,56 tỷ USD. Như vậy, đến năm 2035 Thành phố cần Trung ương hỗ trợ khoảng hơn 8,6 tỷ USD.

Còn đến năm 2045, đầu tư xây dựng hoàn thành 5 tuyến còn lại với tổng chiều dài 201km; hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác tổng thể hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô gồm 15 tuyến, đoạn tuyến điều chỉnh, bổ sung với tổng chiều dài khoảng 616,9km. với nhu cầu vốn giai đoạn này khoảng 18,252 tỷ USD.

Hiện nay, Thành phố đang tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị: Tuyến số 2.1 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), Tuyến số 3.2 (ga Hà Nội - Hoàng Mai), Tuyến số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc), Tuyến số 2A kéo dài (Hà Đông - Xuân Mai)…

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại khu vực đô thị trung tâm nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng. Trong đó, ưu tiên triển khai bước các tuyến đã có nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, thiết kế chi tiết (Tuyến số 1, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên; Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Tuyến số 3, đoạn Cầu Giấy - ga Hà Nội - Hoàng Mai; Tuyến số 5: Văn Cao - Hòa Lạc).

Trang Anh
Đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ vùng ảnh hưởng bão lũ
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ.

Vietnam Airlines kịp thời chuyển gần 30 tấn hàng đến vùng bão lũ
Chỉ sau 2 ngày triển khai, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa như: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống... cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc.

Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3
Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Phà ra đảo Cát Bà hoạt động trở lại
Sau nhiều giờ dừng phục vụ để đảm bảo an toàn trong bão số 3, từ 12 giờ trưa nay (9/9), phà Đồng Bài – Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đảo Cát Hải của Hải Phòng đã chính thức hoạt động trở lại.

Phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku tầm nhìn đến năm 2050
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vietjet tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Cật nhật giá xăng, dầu từ ngày 5/9
Giá xăng và dầu cùng giảm từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Trong đó, giá xăng về dưới 21.000 đồng một lít.