Chuyên mục


Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3

11/09/2024 18:08 (GMT +7)

Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Theo báo cáo Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), mặc dù không có tổn thất về con người nhưng bão số 3 đã gây ra nhiều hư hại trên tuyến cao tốc QL5 Hà Nội - Hải Phòng. Điển hình là hàng loạt cây xanh chạy dọc hai tuyến đổ xuống lòng đường, nhiều biển báo bị gãy đổ; nước ngập khắp nơi; hệ thống điện trên tuyến bị hư hỏng; mất điện diện rộng; hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn; các trạm thu phí, hệ thống thiết bị thu phí bị hư hại...

Cụ thể, tại Trạm thu phí số 1, QL5 thời điểm bão số 3 đổ bộ, thời tiết có mưa to, gió lớn đã làm mất điện toàn bộ khu vực, hư hỏng nhiều thiết bị, các hạng mục công trình của trạm thu phí, gồm: đầu đọc thẻ Etag Làn 5 & 6 bị lỗi, không kết nối được; màn hình máy tính bị hỏng tại làn 3; Bộ lưu điện UPS làn 1 và làn 8, Bảng quang báo điện tử thể hiện thông tin xe qua làn của làn 1 và làn 8 bị hỏng, Barie làn 4 bị trục trặc; 02 Bảng báo điện tử LED trên giá long môn ở 2 đầu Trạm thu phí bị rơi rụng nhiều tấm LED, Camera soi biển số sau xe tại tất cả các làn bị bung bật, hư hỏng cùng số thiết bị cơ sở hạ tầng.  

Trạm thu phí số 2, QL5 nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, là địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 nên thiệt hại nặng nề hơn với 01 đầu đọc thẻ và 01 ăng-ten làn 2 bị lỗi, không hoạt động; 01 ăng ten làn 5 bị hỏng, không kết nối được; 02 Bảng báo điện tử trên giá long môn ở 2 đầu Trạm thu phí bị rơi rụng nhiều tấm LED… Cơ sở hạ tầng của trạm thu phí có cabin làn 7 vỡ cửa kính ra vào, khi mưa to hắt nước vào thiết bị thu phí; Gãy 2 cột điện chiếu sáng phía đường sắt; Các cabin làn 3, làn 4 bị hư hỏng, tung toàn bộ tấm ốp…

Bên cạnh đó, hệ thống mái che cầu vượt tại Km45+300; Km52+200; Km65+641 bị bung bật cả hai bên trái và phải tuyến.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh họa.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh họa.

Thống kê sơ bộ số biển báo hư hỏng, gãy đổ là 148, trong đó có 02 tay vươn của cột conson tại Km100+750 và Km101+080 phải tuyến bị gãy, rơi xuống mặt đường. Ngoài ra, 03 nhà chờ xe buýt trên tuyến tại Km46+000T; Km47+600P; Km52+300P mái che bị bung bật, nghiêng ngả không đảm bảo an toàn kết cấu.

Thông tin từ VIDIFI cho biết, tại các Nhà quản lý thu phí của Trạm thu phí Cuối tuyến, Trạm thu phí Nút giao ĐT353 mái tôn nhà trạm, cổng trạm, nhà để xe, cửa kính bị vỡ và thổi bay, một số thiết bị ITS và điện bị hư hỏng, vách kính tầng 1, tường ngăn một số phòng bị đổ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại nút giao QL10, Nút giao QL38. Trung tâm điều hành CMO đèn trần trước sảnh bị hỏng và vỡ, vỡ cửa kính cường lực trên tầng 5, bay biển tên công ty, thiệt hại nặng nề.

Có khoảng 34 biển báo ATGT, biển chỉ dẫn dọc tuyến bị rơi, nghiêng, đổ, mất... chủ yếu đoạn tuyến thuộc khu vực hai địa phương là Hải Phòng và Hưng Yên. 

Theo thống kê sơ bộ, hệ thống dải cây xanh 2 bên tuyến đường khu vực Hà Nội và Hưng Yên có khoảng 60% cây keo bị gẫy, khu vực Hải Dương có khoảng 75% cây keo gẫy đổ, khu vực Hải Phòng có khoảng 99% cây keo gẫy đổ (bao gồm cả cây xanh đổ gãy gây cản trở giao thông trên đường cao tốc và đường gom). Theo đó, khoảng 1.130 tấm hàng rào B40 cũng bị hư hại do cây gãy đổ đè lên.

Hư hỏng liên quan hệ thống điện chủ yếu gồm 392 chóa đèn chiếu sáng bị xoay; 4 vị trí cột đèn bị nghiêng, đổ; 01 tủ điện trên trạm biến áp bị nghiêng. Riêng hệ thống hạ ngầm và những tủ hạ thế, tủ điều khiển chiếu sáng chưa xác định được đầy đủ thiệt hại.

Hệ thống giao thông thông minh (hệ thống ITS) tại các nhà trạm bị hư hỏng do nước tràn vào. Hệ thống CCTV và VDS bị mất tín hiệu. Có khoảng 45m tôn hộ lan bị hư hỏng, cong vênh.

Ngoài ra còn có một số các hư hỏng, tổn thất khác xảy ra cho Trạm dịch vụ V52 và Trạm dừng chân V23; Trạm dừng chân V77…

Khoảng 34 biển báo ATGT, biển chỉ dẫn dọc tuyến bị rơi, nghiêng, đổ...trên cao tốc. Ảnh minh họa.

Khoảng 34 biển báo ATGT, biển chỉ dẫn dọc tuyến bị rơi, nghiêng, đổ...trên cao tốc. Ảnh minh họa.

Trước đó, nhờ liên tục cập nhật thông tin, diễn biến của cơn bão số 3, VIDIFI đã có những biện pháp kịp thời, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho cán bộ công nhân viên và người tham gia giao thông tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Cụ thể như, chủ động sơ tán cán bộ, nhân viên vào nơi tránh bão an toàn, đồng thời, dựng cần barie cho các phương tiện tự qua trạm và thực hiện trừ tiền sau. Nhờ vậy mà trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng không xảy ra trường hợp tai nạn giao thông và không có thiệt hại về người (bao gồm cả nhân sự quản lý, vận hành, khai thác và người tham gia giao thông).

Trước những thiệt hại lớn do ảnh hưởng của bão số 3, VIDIFI đã cho rà soát các thiệt hại và xác định các vấn đề cấp bách cần thực hiện ngay để đảm bảo việc công tác vận hành, quản lý và thu phí của tuyến đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn cho phương tiện và người tham gia giao thông. VIDIFI đã đề xuất thực hiện nhiều giải pháp trình Cục Đường Bộ Việt Nam nhằm đảm bảo ATGT trên tuyến Đường cao tốc, đảm bảo công tác vận hành, quản lý và thu phí cũng như kịp thời khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra, như triển khai sửa chữa, thay thế ngay các hư hỏng, thiệt hại quan trọng. Đối với các hạng mục hỏng hóc khác (chưa cấp bách), VIDIFI sẽ lập hồ sơ biện pháp và kinh phí để thống nhất với Cục Đường Bộ Việt Nam trước khi thực hiện.

Thế Phương - Trang Bùi
Ngành đường sắt nỗ lực khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3
Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho hệ thống đường sắt phía Bắc, với tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỷ đồng. Hiện tại, ngành đường sắt đang tập trung toàn lực khắc phục sự cố để sớm khôi phục hoạt động.

Cần gần 3.000 tỷ đồng để khắc phục các tuyến quốc lộ sau bão
Theo Bộ GTVT, ước tính giá trị thiệt hại ban đầu cần khắc phục đối với quốc lộ từ Thanh Hóa trở ra các tỉnh miền Bắc vào khoảng 2.900 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự kiến xây dựng lại cầu Phong Châu mới với dự kiến khoảng 800 tỷ đồng).

Đề xuất xây cầu Phong Châu 865 tỷ đồng
Hai là, gia cố, nâng cấp đoạn đê, kè xung yếu và hệ thống tường ngăn lũ thuộc đê tả, hữu sông Thao (kết hợp Quốc lộ 2D và Quốc lộ 32C) với quy mô dự kiến là 18 km; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%).

Đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ vùng ảnh hưởng bão lũ
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ.

Vietnam Airlines kịp thời chuyển gần 30 tấn hàng đến vùng bão lũ
Chỉ sau 2 ngày triển khai, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa như: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống... cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc.

Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3
Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Phà ra đảo Cát Bà hoạt động trở lại
Sau nhiều giờ dừng phục vụ để đảm bảo an toàn trong bão số 3, từ 12 giờ trưa nay (9/9), phà Đồng Bài – Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đảo Cát Hải của Hải Phòng đã chính thức hoạt động trở lại.