Chuyên mục


Dùng cát biển làm cao tốc liệu có ảnh hưởng tới môi trường?

05/06/2024 12:36 (GMT +7)

Trước tình trạng khan hiếm cát xây dựng, việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp và thi công các công trình hạ tầng đang được quan tâm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng cần đánh giá kỹ tác động môi trường trước khi triển khai đại trà phương án này.

Liên quan việc dùng cát biển làm vật liệu, đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng thì phương án dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thay thế có điều kiện khi mà chưa đáp ứng thì triển khai đại trà sẽ đánh cược với môi trường. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết giải pháp trước mắt và lâu dài để có đủ nguyên vật liệu cho các dự án nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đảm bảo được an ninh nguồn nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, cho biết, nguồn vật liệu, đặc biệt là cát cho thi công các dự án cao tốc hiện rất khó khăn. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá để sử dụng cát biển san lấp. Hiện, Bộ GTVT đang thí điểm sử dụng cát biển để san lấp. Kết quả thí điểm ban đầu cho thấy cát biển có thể sử dụng để san lấp, thi công đường.

"Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được giao nhiệm vụ đánh giá trữ lượng, khu vực để lấy cát biển. Vừa qua, Bộ đã hoàn thành đánh giá trữ lượng ở vùng biển thuộc tỉnh Sóc Trăng, với trữ lượng có thể lấy ngay khoảng 145 triệu m3, cách bờ khoảng 20 km, thân mỏ có chiều sâu khoảng 7 mét. Chúng tôi khuyến cáo nếu khai thác, chỉ lấy cát khoảng 2 mét để tránh tác động đến môi trường"- trưởng ngành tài nguyên và môi trường nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến tác động của việc khai thác cát biển, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, hoạt động lấn biển và khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ có tác động lớn tới môi trường biển, nhất là tác động của dòng chảy dọc và ngang, dẫn tới khả năng xói lở bờ biển. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng, định hướng và giải pháp khắc phục tình trạng này.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ, việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải đảm bảo được yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Bộ trưởng cho rằng, biển là một thể thống nhất, việc khai thác sử dụng tài nguyên biển thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, các dự án đầu tư về du lịch, công nghiệp, đô thị dọc bờ biển đều cần đánh giá tác động môi trường thật kỹ lưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường biển, hệ sinh thái biển, vận tải biển, hàng hải, nuôi trồng thủy hải sản.

Tiếp tục tranh luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị Bộ trưởng bổ sung thêm thông tin liên quan đến tác động của hoạt động lấn biển, đặc biệt là làm rõ hoạt động khai thác cát biển có tác động thế nào trong quá trình bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học. Đại biểu nêu Luật Đất đai 2024 đã có quy định về vấn đề này, Nghị quyết của Quốc hội cũng đã giao cho Chính phủ ban hành quy định về hoạt động đất biển.

Khai thác bảo tồn, cha ông ta đã lấn biển từ rất lâu để phát triển kinh tế xã hội. Nhưng hoạt động lấn biển phải đánh giá tác động môi trường, nghiêm túc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, không làm ảnh hưởng môi trường nước, kể cả quá trình các dự án lấn biển cũng phải đảm bảo môi trường. Không thể lấn biển mà cứ đổ đất cát mà không có đê bao quanh. Về khai thác cát biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu ở Sóc Trăng như Bộ trưởng đã nêu trên.

"Khu vực đó chúng tôi đã đánh giá tác động là không ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học. Thân mỏ 7m nhưng chúng tôi cũng chỉ lấy 2m, cách bờ khoảng 20 km để đảm bảo không ảnh hưởng môi trường" – Bộ trưởng Khánh cho biết.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) thì phản ánh việc sử dụng cát biển có thể dẫn đến hệ lụy thấm nước cát biển ảnh hưởng đồng ruộng, môi trường sinh thái. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ kiểm tra lại dự án đại biểu nêu và trả lời bằng văn bản sau.

Theo VTV.vn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam
Trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Khi được biết thông tin rất đau buồn từ Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến đã từ trần, tôi ngồi lặng đi, buồn thương, tiếc nuối, kính trọng, xót xa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng
Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hà Nội phải đi đầu trong phát triển số hoá
Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200 km cao tốc cho ĐBSCL
Kiểm tra công trường tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm có khoảng 1.200 km cao tốc theo quy hoạch và cơ bản giải quyết vấn đề giao thông cho vùng.