Chuyên mục


Mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc

19/03/2024 10:44 (GMT +7)

Theo Bộ GTVT, việc sử dụng đại trà vật liệu cát biển để xây dựng đường ô tô cần được tiếp tục thí điểm mở rộng ở các dự án với cấp quy mô, cấp thiết kế cao hơn, cũng như thí điểm ở các điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường, nguồn vật liệu cát biển khác nhau để đánh giá toàn diện.

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông.

Qua việc triển khai thực hiện thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc Dự án thành phần đoạn Cao tốc Hậu Giang-Cà Mau, kết quả cho thấy cát biển sử dụng cho đoạn thí điểm có chỉ tiêu cơ lý đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:2012 "nền đường-thi công và nghiệm thu".

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông

Bên cạnh đó, báo cáo tổng kết công tác thi công, kiểm định đánh giá chất lượng thi công, quan trắc môi trường cũng cho thấy đủ cơ sở để có thể sử dụng cát biển đắp nền đường ôtô trong các điều kiện tương tự như khu vực thử nghiệm của dự án thí điểm.

Theo Bộ GTVT, do việc thí điểm mới chỉ thực hiện với quy mô nhỏ, cấp thiết kế thấp hơn đường cao tốc, chất lượng cát biển mới chỉ được nghiên cứu cho một khu vực (mỏ cát biển tỉnh Trà Vinh), các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về độ mặn đối với cây trồng vật nuôi chưa đầy đủ.

Theo đó, việc sử dụng đại trà vật liệu cát biển để xây dựng đường ôtô cần được tiếp tục thí điểm mở rộng ở các dự án với cấp quy mô, cấp thiết kế cao hơn, cũng như thí điểm ở các điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường, nguồn vật liệu cát biển khác nhau để có cơ sở đánh giá một cách toàn diện.

Hội đồng cấp Bộ thống nhất việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường ôtô cao tốc với một số điều kiện như chỉ sử dụng cát biển đáp ứng các tiêu chuẩn vật liệu theo TCVN 9436:2012, sử dụng cho nền đắp có độ chặt K≤ 95 tại các khu vực có điều kiện môi trường nhiễm mặn tương tự khu vực thử nghiệm của dự án thí điểm; trước mắt nên xem xét sử dụng cho khu vực hạ âm, nền đắp K95, khu vực nền đường nằm dưới khu vực chịu tác động của hoạt tải; cần triển khai các giải pháp quan trắc môi trường để giám sát mức độ tác động trong quá trình thực hiện.

Bộ TN&MT cũng đã thực hiện dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản tại khu vực tỉnh Sóc Trăng, trong đó đánh giá về cơ bản các chỉ tiêu cát biển vùng biển gần bờ của tỉnh Sóc Trăng đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:20122.

Bộ TN&MT đã chuyển giao cho UBND tỉnh Sóc Trăng tài liệu, hồ sơ để tiến hành các thủ tục để khai thác, cung cấp vật liệu cho các dự án theo cơ chế đặc thù quy định tại các Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội.

Trên cơ sở kết quả nêu trên, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án xây dựng công trình giao thông có điều kiện tự nhiên, môi trường tương tự như dự án thí điểm.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị cần nghiên cứu các khuyến nghị của Hội đồng khoa học cấp bộ; có các giải pháp quan trắc môi trường, tổ chức giám sát, đánh giá mức độ tác động trong quá trình thực hiện; đảm bảo tuân thủ các quy định về đầu tư, xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan; tổng hợp số liệu gửi về Bộ Giao thông Vận tải đồng thời tiếp tục khảo sát, thu thập số liệu và xây dựng định mức theo các quy định tại Điều 21 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Kim Khánh
Xe máy phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Bắt đầu từ năm 2026, xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải (TCKT) Mức 4 thay vì Mức 3 như hiện tại. Trong khi đó, xe gắn máy hai bánh sẽ phải đáp ứng TCKT Mức 4 từ ngày 1/7/2027, thay vì Mức 2 như hiện nay.

Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.