Chuyên mục


Dùng cát biển đắp nền đường tại Dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

02/07/2024 14:19 (GMT +7)

Mới đây, Bộ GTVT đã phát đi thông cáo liên quan đến việc thi công thí điểm mở rộng sử dụng cát biển đắp nền đường tại Dự án thành phần cao tốc Hậu Giang-Cà Mau.

Tính đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai thi công nhiều dự án cao tốc như: Dự án thành phần Cần Thơ-Hậu Giang, Hậu Giang-Cà Mau thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Dự án Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và Dự án An Hữu-Cao Lãnh và một số dự án trọng điểm khác với tổng nhu cầu nguồn vật liệu cát đắp khoảng 50 triệu m3.

Theo đánh giá từ lần thí điểm đầu tiên, các chỉ tiêu cơ lý đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường và chưa thấy có biểu hiện tăng độ mặn đối với môi trường xung quanh

Theo đánh giá từ lần thí điểm đầu tiên, các chỉ tiêu cơ lý đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường và chưa thấy có biểu hiện tăng độ mặn đối với môi trường xung quanh

Mặc dù đã được áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp mỏ vật liệu, tuy nhiên, nguồn cát sông và công suất khai thác vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tiến độ thi công.

Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp các Bộ ngành liên quan nghiên cứu các giải pháp vật liệu thay thế, trong đó có việc nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại các khu vực phù hợp. 

Kết quả cho thấy các chỉ tiêu cơ lý đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường; công tác thi công cát biển được thực hiện tương tự như cát sông, đến nay chưa thấy có biểu hiện tăng độ mặn đối với môi trường xung quanh, đủ điều kiện để mở rộng thi công thí điểm.

Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo tới các địa phương về kết quả thí điểm sử dụng cát biển; đề nghị các địa phương triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án có điều kiện môi trường tương tự dự án thí điểm, xem xét áp dụng các tiêu chuẩn về ngưỡng chịu mặn của cây trồng, đất nông nghiệp, nước nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.

Theo đó, ngày 29/6, nhà thầu sẽ tổ chức khai thác và dự kiến đến ngày 1/7 sẽ thi công thí điểm đắp đền đường. Phạm vi thi công thí điểm mở rộng được lựa chọn từ Km 81+000 đến hết phạm vi tuyến chính tại Km126+223 (thuộc địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang; huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) và từ Km 6+522 đến Km16+510 đoạn tuyến nối Cà Mau (thuộc địa bàn các huyện Thời Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau).

Để việc thi công cát biển được thuận lợi và không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị các Bộ TN&MT, NN&PTNT, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng quan tâm có hướng dẫn kịp thời (khi có đề nghị) để Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án, tuân thủ các quy định.

Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh (Sở TN&MT, NN&PTNT, Khoa học và Công nghệ…) và UBND các địa phương có dự án đi qua phối hợp với chủ đầu tư trong việc kiểm tra, giám sát, theo dõi quá trình tổ chức triển khai thực hiện thí điểm mở rộng trên dự án.

"Việc mở rộng thí điểm thi công trên dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông là cơ sở quan trọng để Bộ GTVT và các địa phương đánh giá, mở rộng phạm vi sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường đối với các dự án đường cao tốc đang được triển khai trong khu vực," lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.

Để có thể sử dụng đại trà vật liệu cát biển làm vật liệu đắp nền tại các khu vực có điều kiện nhiễm mặn khác nhau, Bộ GTVT đang tiếp tục thực hiện thí điểm để theo dõi, quan trắc và đánh giá một cách toàn diện, khoa học, khách quan làm cơ sở triển khai thực hiện (nếu đủ điều kiện).

Về phía các đơn vị của địa phương đã kiểm soát việc đăng ký phương tiện vận chuyển của nhà thầu, lắp đặt định vị hành trình phương tiện vận chuyển, lắp đặt, định vị camera giám sát thiết bị khai thác. Mặt khác, các chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu phải thực hiện thí nghiệm vật liệu trước khi chấp thuận nguồn; khi đưa cát về công trường đều được thí nghiệm thành phần hạt, các chỉ tiêu cơ lý theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật và phải đáp ứng yêu cầu mới được tư vấn giám sát, chủ đầu tư chấp thuận; công tác thí nghiệm, kiểm tra đều được thực hiện theo tần suất. Ngoài ra còn có sự kiểm soát của các cơ quan khác về nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ…

Thanh Anh
Nhiều tuyến quốc lộ ở Yên Bái sạt lở, ngập úng
Do ảnh hưởng của mưa lớn, quốc lộ 70 và quốc lộ 32 đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái đã xảy ra sạt lở, ngập úng trên nhiều đoạn tuyến khiến giao thông ùn tắc cục bộ.

Bắc Ninh tháo gỡ điểm nghẽn về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Dự án “Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn làng nghề xã Văn Môn” còn nhiều vướng mắc; chưa xây dựng được phương án vận chuyển và đơn giá xử lý chất thải rắn tồn đọng tại xã; tỉ lệ các cơ sở cô đúc nhôm di dời ra khỏi khu dân cư thấp 86/240 hộ.

Vietnam Airlines phát động chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo”
Chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo” góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, giảm phát thải CO2, tiến tới các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững huyện Côn Đảo.

Thêm vốn cho dự án rạch Xuyên Tâm
Rạch Xuyên Tâm dài gần 9 km, chảy qua quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp. Tổng mức đầu tư dự án tăng cao là do các địa phương áp dụng Luật Đất đai mới 2024 khi dự toán tổng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.

Nghệ An: Núi nứt 100m, di dời khẩn cấp 4 hộ dân
Sáng 30/9, theo thông tin từ UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết, chính quyền địa phương đã hoàn thành việc di dời 4 hộ gia đình đến nơi an toàn sau khi phát hiện vết nứt trên núi Pù Mèo, xã Nậm Giải.

Phân luồng QL.2 sau vụ sạt lở nghiêm trọng
Sở GTVT Hà Giang vừa công bố phương án phân luồng tổ chức giao thông sau vụ sạt lở taluy dương trên QL.2.

Sạt lở trên QL. 2, nhiều người và phương tiện gặp nạn
Vụ sạt lở xảy ra tại Km240+300 QL.2, đoạn qua huyện Bắc Quang, tình Hà Giang khiến nhiều người và phương tiện gặp nạn.