Chuyên mục


Cước vận tải biển giảm sâu, tạo đà cho xuất khẩu

25/09/2024 12:05 (GMT +7)

Cước vận tải biển giảm ổn định 3-4% mỗi tuần, sau khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn được giải quyết. Nhờ đó, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng mạnh, đặc biệt tại các cảng nước sâu như Cái Mép - Thị Vải

Cước vận tải biển giảm sâu, tạo đà giúp xuất khẩu tăng mạnh

Cước vận tải biển giảm sâu, tạo đà giúp xuất khẩu tăng mạnh

Thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam cho biết giá cước vận tải biển toàn cầu đang có xu hướng giảm trên tất cả các tuyến từ 15-25%, mạnh nhất là trên tuyến châu Á đi Bờ Tây nước Mỹ, tuyến Châu Âu, lên tới 20-30%, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đón cơ hội tăng trưởng vào cuối năm, đặc biệt là các ngành hàng chủ lực của Việt Nam đang trên đà phục hồi tốt như may mặc, da giầy, gỗ, nông sản… Nếu so sánh với thời kỳ đỉnh điểm vào tháng 9/2021, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, giá cước vận tải đã giảm tới 44%.

Hiện nay, giá cước vận chuyển hàng từ châu Âu đang vào khoảng 6.000 - 8.000 USD/container 40 feet, từ châu Á đến bờ Tây nước Mỹ dao động từ 5.000 - 6.000 USD/container. Riêng tuyến bờ Đông nước Mỹ vẫn ở mức cao, dao động từ 9.000 - 10.000 USD/container.

Đặc biệt, nhiều chuyến tàu có thể đi thẳng qua Mỹ, qua châu Âu, không phải đi đường vòng nên thời gian và chi phí vận tải đã giảm xuống. Trước đây, một container nội thất của doanh nghiệp vận chuyển đi Mỹ, đi châu Âu có giá cước vận tải biển là 11.000 USD. Nhưng hiện nay đã giảm xuống còn 6.000-8.000 USD/container.

Theo các chuyên gia, cước vận tải biển giảm cũng giúp doanh nghiệp tăng hơn 20% sản lượng xuất khẩu thép kết cấu xây dựng vào các thị trường Mỹ, châu Âu, Canada và Nhật Bản. Dự kiến đơn hàng xuất khẩu còn tiếp tục tăng hơn 10% trong thời gian tới.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đầu tháng 8 đến nay, việc đặt tàu container không còn khó khăn như hồi tháng 6 và 7. Như vậy, có thể thấy, không chỉ giá cước vận tải giảm mà mật độ tàu cũng như số lượng chuyến tàu hàng hải tăng lên, giúp cho việc giao hàng diễn ra nhanh hơn. Song song với đó, vận tải biển cũng đã mở rộng thêm những cảng mới nhờ đó doanh nghiệp thuận lợi hơn khi mở rộng phát triển kinh doanh vào các thị trường mới.

Trước đó, giá cước tăng chủ yếu do các hãng vận tải phải chuyển hướng tránh đi qua kênh đào Suez do rủi ro an ninh trên Biển Đỏ, khiến thời gian vận chuyển kéo dài, làm tăng chi phí, không ít doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng. Còn hiện nay, đã có nhiều chuyến tàu có thể đi thẳng qua Mỹ, qua châu Âu, không phải đi đường vòng nên thời gian và chi phí vận tải đã giảm xuống.

Hiện, một số hãng tàu tính toán thêm các tuyến đi thẳng, tức là một tuyến sang Bờ Tây nước Mỹ với khoảng thời gian ngắn khoảng 20 ngày, rút được 1/3 chặng đường, giảm nhiều chi phí cho chủ hàng. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm tàu trên tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương đã giúp giảm bớt áp lực về chỗ, đặc biệt tại các cảng ở tây nam Thái Bình Dương.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, mỗi tuần giá cước giảm trung bình từ 3 - 4%, phản ánh xu hướng giảm giá ổn định và dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới, sau khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới đã được giải quyết triệt để. Đây được coi là tín hiệu tích cực cho thị trường Việt Nam, đưa tới nhiều thuận lợi cho khách hàng, giảm chi phí vận tải, thuận lợi trong việc đặt chỗ, mang lại hiệu quả kinh doanh của chủ hàng.

Nhờ những tín hiệu tích cực từ cước vận tải biển, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam trong 7 tháng vừa qua đạt gần 500 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng khu vực cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, sản lượng container xuất nhập khẩu trong 7 tháng đạt 3,329 triệu Teu, tăng 38,4% so với cùng kỳ.

Lượng hàng hoá xuất khẩu qua cảng biển tăng mạnh, cùng với cước vận tải giảm sâu đã giúp nhiều doanh nghiệp kinh doanh khởi sắc trong nửa đầu năm. Điển hình, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong 6 tháng đầu năm đạt doanh thu 8.241 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt tăng 80% và 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, tại Công ty CP Cảng Đà Nẵng, doanh thu quý II đạt hơn 351 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ghi nhận đạt mức 72,6 tỷ đồng, tăng 3,5%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này báo lãi 149,6 tỷ đồng, tăng 9,1%. Trong khi đó, Công ty CP Cảng Xanh VIP (Vip Greenport) cũng thông báo mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh nghiệp này ghi nhận mức lợi nhuận tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 92,7 tỷ đồng. Trong khi đó, nửa đầu năm 2024, Công ty CP Cảng Quy Nhơn báo lãi hơn 76,9 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ... Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đón cơ hội tăng trưởng vào cuối năm.

Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều ngành hàng của Việt Nam đang trên đà phục hồi tốt như may mặc, xuất khẩu gỗ, nông sản… Cụ thể, hiện nay dệt may và da giày là hai ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn khi xuất khẩu tới 70 - 80% sản lượng sản xuất, do đó phụ thuộc nhiều vào giá cước vận tải biển. Tranh thủ giá cước vận tải giảm, nhiều doanh nghiệp may mặc tăng tốc làm hàng và xuất khẩu hàng loạt đơn hàng sang thị trường châu Á, châu Phi để bù vào đơn hàng bị trì hoãn trong thời điểm từ tháng 5-7 do giá cước cao và thiếu container.

Đại diện một doanh nghiệp may mặc tại Hà Nội cho biết, với 10 đơn hàng xuất khẩu sang châu Phi từ tháng 8, giá cước vận tải giảm đã giúp giảm bớt gánh nặng chi phí, nhất là trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao. Giới phân tích cũng nhận định, giá cước giảm cùng sự phục hồi của các thị trường xuất khẩu đã giúp Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu 37,59 tỷ USD trong tháng 8, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm 2024 lên 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần theo dõi sát giá cước vận tải biển để ứng phó kịp thời trước các biến động.

Thanh Minh
Quản lý khoản thu của ban quản lý dự án sử dụng vốn Nhà nước
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2024/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/11/2024.

Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực
Các ngành thương mại, du lịch, vận tải duy trì đà tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 9 tháng năm 2024 tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước.

Tạp chí Vận tải ô tô có tân Tổng Biên tập
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Dương Thanh Hiển giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Vận tải ô tô, Tạp chí điện tử Bạn Đường với thời hạn bổ nhiệm 5 năm.

Phân công nhiệm vụ triển khai Đề án bến cảng quốc tế Cần Giờ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Siêu tàu du lịch mang theo hàng nghìn du khách đến vịnh Hạ Long
Siêu tàu Costa Serena (Italy) chở 3.000 du khách quốc tế cùng hơn 1.000 thủy thủ đoàn vừa cập Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vào sáng ngày 30/9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
Tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phân cấp thực hiện dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình).

Sớm đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có buổi làm việc với tỉnh Bình Định, các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Cảng hàng không Phù Cát.